'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) nhận định, quý I/2021, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HoSE: HDB) ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất gần 2.100 tỷ đồng, tăng trưởng 68% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó lợi nhuận của ngân hàng mẹ đạt 1.800 tỷ đồng (tăng 88%) và HD Saison đạt 300 tỷ đồng (tăng 5%).
Đến hết quý I, HDB ghi nhận tín dụng tăng trưởng 5,2% so với hồi đầu năm, tuy nhiên biên lãi ròng (NIM) của ngân hàng mẹ giảm 18 điểm cơ bản so với quý trước, xuống mức 3,13% do ảnh hưởng của việc lợi suất đầu tư trái phiếu cũng như hệ số LDR suy giảm.
Lãi thuần hoạt động dịch vụ tăng trưởng mạnh nhờ mảng bán chéo bảo hiểm và thẻ tín dụng. Hệ số CIR giảm xuống mức 39,1% trong quý I/2021 nhờ chi phí hoạt động được kiểm soát tốt. Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất tăng lên mức 1,5% so với mức 1,32% của thời điểm cuối năm 2020, bên cạnh đó dư nợ tái cấu trúc cũng giảm so với quý trước, xuống còn 2.3%.
Năm 2021, HDB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 26%, tỷ lệ nợ xấu dưới 2%, hệ số ROA đạt 1,62% và ROE đạt 21,1%, lợi nhuận trước thuế đạt 7.281 tỷ đồng, tăng 25% so với thực hiện năm ngoái. Ngoài ra, ngân hàng cũng đã thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 25%.
Yuanta cho rằng, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của HDB có thể đạt mức 7.700 tỷ đồng trong năm 2021, tương ứng với mức tăng trưởng 32% cùng kỳ với động lực chính đến từ việc tăng trưởng tín dụng ở mức cao cùng với thu nhập từ hoạt động kinh doanh trái phiếu ghi nhận kết quả tích cực. Bên cạnh đó, chi phí trích lập dự phòng giảm cũng là một yếu tố thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận.
Trên thị trường, ở mức giá hiện tại, HDB đang được giao dịch tại P/B dự phóng năm 2021 là 1,9 lần. Đồ thị giá HDB xác lập mức cao nhất 52 tuần và đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của HDB cũng được nâng từ mức giảm lên tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (HoSE: VJC) vừa tổ chức đại hội cổ đông vào ngày 29/6 với khoảng 169 cổ đông tham dự, tương ứng 96% tỷ lệ sở hữu của hãng hàng không này.
Tại phiên họp, cổ đông VJC đã thông qua kế hoạch doanh thu năm 2021 với 22.000 tỷ đồng, tăng 20% so với thực hiện năm trước. Doanh nghiệp đặt mục tiêu hòa vốn đối với lợi nhuận sau thuế trong năm 2021.
Bên cạnh đó, cổ đông đã thông qua kế hoạch chia cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 50% cho năm 2019 và 2020, bao gồm 2 đợt chia cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 25%. Đại hội cổ đông đã ủy quyền cho HĐQT của VJC quyết định thời gian thực hiện 2 đợt thanh toán này và cũng ủy quyền cho HĐQT quyết định mức cổ tức cho năm 2021 dựa theo kết quả kinh doanh trong năm.
Cổ đông của VJC tiếp tục ủy quyền cho HĐQT quyết định các giao dịch có tổng giá trị vượt quá 50% tổng tài sản của VJC; đầu tư/thoái vốn vào/khỏi tài sản có tổng giá trị vượt quá 30% tổng tài sản của VJC; giao dịch với các bên liên quan có tổng giá trị vượt quá 10% tổng tài sản của VJC.
VCSC cho rằng những ủy quyền này có thể cho phép VJC nhanh chóng nắm bắt cơ hội huy động tiền mặt từ các giao dịch thoái vốn và bán máy bay nhằm cải thiện tính thanh khoản của doanh nghiệp.
Các cổ đông của VJC cũng thông qua chương trình ESOP cho giai đoạn 2021-2023 với tổng cộng 10 triệu cổ phiếu ESOP, tương đương 1,9% tổng số cổ phiếu đang lưu hành với giá 10.000 đồng/cổ phiếu và thời gian hạn chế giao dịch là 3 năm.
Cùng với đó, hãng hàng không này cũng có kế hoạch phát hành riêng lẻ tối đa 15% tổng số cổ phiếu đang lưu hành, tương đương 81 triệu cổ phiếu với thời hạn hạn chế giao dịch từ 1 đến 3 năm. Cổ đông ủy quyền cho HĐQT quyết định thời điểm phát hành riêng lẻ với giá tối thiểu bằng giá cổ phiếu trung bình trong 10 phiên gần nhất trước ngày phát hành.
VJC cũng có kế hoạch phát hành 300 triệu USD trái phiếu kèm chứng quyền, dự kiến sẽ được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Singapore trong năm 2021.
Công ty Chứng khoán Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) vừa đưa ra khuyến nghị mua dành cho mã cố phiếu ANV của Công ty Cổ phần Nam Việt với giá mục tiêu là 38.700 đồng/cổ phiếu, cao hơn 20% so với giá đóng cửa phiên 27/6, dựa trên phương pháp định giá P/E.
BSC dự phóng P/E 2021 của ANV là 11 lần nhằm phản ánh về kỳ vọng sự hồi phục mạnh mẽ của ANV trong cuối năm 2021, hoạt động thâm nhập thị trường Mỹ và điểm hồi phục chu kỳ ngành cá tra.
Công ty chứng khoán này dự báo kết quả kinh doanh năm 2021 của AVN khá lạc quan, với 4.792 tỷ đồng doanh thu thuần và 465 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 39,4% và 130% so với thực hiện năm ngoái. Qua đó EPS dự phóng năm 2021 là 3.520 đồng, P/E dự phóng là 9,1 lần với giả định sản lượng tiêu thụ tại các thị trường tăng mạnh, trong đó Trung Quốc đạt 31.255 tấn (tăng 70% cùng kỳ), Thái Lan đạt 14.003 tấn (tăng 20%).
Đồng thời, BSC giả định giá bán xuất khẩu cá tra fillet sẽ tăng 13% so với cùng kỳ, trong đó Trung Quốc đạt 2,04 USD/kg (tăng 15%), Thái Lan đạt 1,69 USD/kg (tăng 15%).
Về kết quả kinh doanh, quý I/2021, AVN ghi nhận doanh thu thuần 706 tỷ đồng, báo lãi sau thuế 64 tỷ đồng, lần lượt giảm 13% và tăng 41,7% so với cùng kỳ. Ban lãnh đạo cho biết, mặc dù doanh thu giảm nhưng nhờ lấn sân sang mảng điện mặt trời, doanh nghiệp đã ghi nhận một khoản doanh thu với giá vốn thấp, qua đó cải thiện biên lãi gộp trong kỳ.
Trên thị trường, BSC cho rằng nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu và cân nhắc chốt lời khi ANV tiếp cận vùng giá 34.500 đồng/cổ phiếu, cân nhắc cắt lỗ nếu mốc 29.500 - 30.000 đồng/cổ phiếu bị xuyên thủng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.