'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HoSE: BID) ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 8.100 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 62% kế hoạch cả năm.
Kết quả lạc quan này được thúc đẩy nhờ thu nhập lãi thuần tăng trưởng mạnh, chi phí dự phòng rủi ro kỷ lục giúp giảm nợ xấu xuống 1,63% và cải thiện hệ số LLC lên 131% vào cuối quý II. Điều này là rất quan trọng, vì rủi ro tín dụng có thể sẽ tăng lên do làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 kéo dài.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), nửa cuối năm lợi nhuận của BID dự kiến tăng trưởng mạnh mẽ nhờ chất lượng tài sản ngày càng cải thiện. Cụ thể, do ngân hàng đã trích lập phần lớn nợ xấu tồn đọng thuộc đề án tái cơ cấu, áp lực trích lập dự phòng từ năm 2021 trở đi sẽ giảm bớt đáng kể giúp lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, kỳ vọng tăng trưởng tích cực hơn khi tình hình dịch bệnh trong nước được kiểm soát tốt và trọng tâm dần chuyển dịch sang phân khúc bán lẻ.
Mặt khác, ngân hàng đã cho thấy khả năng kiểm soát tốt chi phí hoạt động, qua đó tỷ lệ CIR ở mức thấp của ngành nhờ ứng dụng công nghệ vào hoạt động cũng như sự hỗ trợ của nhà đầu tư chiến lược.
Trong giai đoạn 2021- 2023, BID dự kiến tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 12,2% và phát hành thêm cho cổ đông nước ngoài với tỷ lệ 8,5% trong năm 2022. Một điểm đáng lưu tâm, đó là trong 2 năm tới Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm tỷ lệ sở hữu xuống 65% và tỷ lệ sở hữu nước ngoài còn lại sẽ là 15%.
VCBS cho rằng, BID là ngân hàng đầu ngành về quy mô và thị phần, với nguồn lực tốt và đang trong giai đoạn cuối của quá trình tích cực tái cơ cấu để làm lành mạnh chất lượng tài sản. Với tiềm năng trong dài hạn của ngân hàng, công ty chứng khoán này khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu BID với giá trị hợp lý là 49.057 đồng/cổ phiếu.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết, kết thúc quý II, Công ty Cổ phần Thế Giới Số (HoSE: DGW) ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.217 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh nghiệp báo lãi ròng kỷ lục với hơn 116 tỷ đồng, tăng trưởng 140% cùng kỳ.
Hỗ trợ cho tăng trưởng kinh doanh của DGW đến từ các mảng sản phẩm công nghệ (laptop, điện thoại di động và thiết bị văn phòng...). Ngoài ra là ngành hàng tiêu dùng, do khách hàng có xu hướng tích lũy sản phẩm này trong giai đoạn giãn cách xã hội.
Mặc dù doanh thu quý II thực tế thấp hơn dự báo, song tăng trưởng lợi nhuận của DGW đã vượt xa dự báo, chủ yếu nhờ biên lợi nhuận cải thiện tốt.
Năm 2021, DGW được dự báo doanh thu thuần ước đạt 19.988 tỷ (tăng trưởng 59,5%) và lợi nhuận ròng là 421,9 tỷ (tăng 57,9% so với thực hiện năm ngoái). Sang năm 2022, dự báo doanh thu thuần của DGW là 24.468 tỷ (tăng 22,4%) và lợi nhuận ròng là 519,9 tỷ (tăng 23,2% cùng kỳ).
Trên thị trường, mức Stock Rating của DGW ở mức 97 điểm cho nên Yuanta duy trì đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Bên cạnh đó, đồ thị giá của DGW tăng về gần mức đỉnh cũ với khối lượng giao dịch tăng 57% so với mức trung bình 20 phiên.
Đồng thời, đồ thị giá cũng có dấu hiệu thoát khỏi mô hình tam giác cho thấy xu hướng tăng trung hạn có thể sẽ tiếp diễn. Tuy nhiên, xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì ở mức giảm và đạt gần điểm mua ngắn hạn nếu đồ thị giá vượt được mức 121.700 đồng/cổ phiếu.
Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư có thể quan sát ngắn hạn và duy trì vị thế nắm giữ trung hạn.
Theo thông tin mới cập nhật, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) dự kiến sản lượng tiêu thụ trong tháng 9 duy trì ổn định so với tháng 8, đạt khoảng 160.000 - 170.000 tấn. Cùng với đó, ban lãnh đạo cho biết nhu cầu từ thị trường nước ngoài hiện vẫn dồi dào khi HSG đang chốt các đặt hàng sản xuất cho tháng 1/2022.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng lợi nhuận sau thuế quý IV niên độ tài chính 2020 - 2021 đạt khoảng 930 tỷ đồng, thấp hơn so với dự báo trước đó là 1.100 tỷ đồng. Nguyên nhân là do chi phí gia tăng phát sinh vì sản xuất "3 tại chỗ" và tiêu thụ tại thị trường nội địa giảm vì các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt ở một số tỉnh, thành phố trọng điểm như Bình Dương, TP. HCM.
Tuy nhiên, VDSC dự báo lợi nhuận sau thuế trong quý I niên độ tài chính 2021 - 2022 có thể tăng 40% quý liền trước. Quan điểm này dựa trên kỳ vọng tổng sản lượng bán hàng của HSG tăng 11% so với quý trước đó nhờ nhu cầu trong nước có khả năng phục hồi sau khi nới lỏng giãn cách xã hội.
Đồng thời, chi phí bán hàng và quản lý có thể giảm 210 tỷ đồng so với quý trước do doanh nghiệp thường chi thưởng và lương tháng 13 trong quý IV. Bên cạnh nhu cầu trong nước phục hồi, diễn biến giá thép trên thị trường nước ngoài đang có lợi cho HSG.
Do đó, VDSC nâng dự phóng biên lợi nhuận gộp xuất khẩu sang EU - Bắc Mỹ trong niên độ tài chính 2021 - 2022 từ 15% lên 20%. Biên lợi nhuận xuất khẩu nhiều khả năng vẫn ở mức cao, khoảng 22% trong quý I và II niên độ tài chính 2021 - 2022 nhờ chênh lệch giá giữa Bắc Mỹ và Việt Nam ngày càng tăng.
Trong tháng 9, giá HRC tại Việt Nam giảm nhẹ, trong khi giá HRC tại Mỹ tăng từ 1.950 USD/tấn vào cuối tháng 8 lên 2.160 USD/tấn. Bởi vậy, VDSC điều chỉnh dự phóng lợi nhuận sau thuế niên độ tài chính 2020 - 2021 xuống 4.240 tỷ đồng, thấp hơn 3,4% so với dự phóng trước đây và dự phóng lợi nhuận sau thuế niên độ tài chính 2021 - 2022 lên 4.500 tỷ đồng, tăng 26% so với dự phóng trước đây.
Sử dụng phương pháp định giá FCFF và PER, VDSC khuyến nghị tích lũy đối với cổ phiếu này với giá mục tiêu 52.000 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.