Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường đôi với khu công nghiệp, khu đô thị; việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP. HCM.
Trong đó, nổi cộm lên là các vấn đề sai phạm của khu công nghiệp Tân Tạo với sự “ưu ái” của Ban quản lý khu công nghiệp TP. HCM.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, tại khu công nghiệp Tân Tạo hiện hữu, Công ty Cổ phần đầu tư và công nghiệp Tân Tạo (ITACO, HoSE: ITA) ký hợp đồng cho thuê lại đất với một số ngân hàng, gồm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) – chi nhánh Tây Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Công ty cho thuê tài chính II Nam Sài Gòn, không đúng theo quy hoạch được duyệt.
Về mảng đô thị, tại một dự án khu dân cư ở Quận 7, Thanh tra Chính phủ cho biết UBND TP. HCM không thực hiện đánh giá năng lực của nhà đầu tư theo quy định, chưa thực hiện việc kiểm tra, tính toán và truy thu tiền sử dụng đất do việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng 1/500 làm tăng công năng của dự án.
Cùng với đó, UBND quận 7 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 không đúng với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000. Sở Xây dựng thành phố cấp giấy phép xây dựng tầng hầm không đúng với quy hoạch được phê duyệt.
Cũng theo Thanh tra Chính phủ, chủ đầu tư là đã tự thực hiện đền bù trước khi có văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư, không lập dự án trình cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đầu tư trước khi triển khai dự án. Ngoài ra, chủ đầu tư khởi công thi công khi chưa được chấp thuận đầu tư, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính… Việc để xảy ra các tồn tại, sai phạm trên thuộc về chủ đầu tư.
“Trách nhiệm để xảy ra những tồn tại, khuyết điểm, sai phạm đối với khu đô thị thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư, các sở, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân quận 7 và Uỷ ban nhân dân thành phố”, kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị UBND TP. HCM kiểm tra, rà soát việc định giá đất, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính và nộp tiền sử dụng đất của chủ đầu tư, việc điều chỉnh quy hoạch không đúng quy định, khởi công công trình khi chưa được chấp thuận đầu tư, chưa có giấy phép xây dựng, chưa thực hiện nghĩa vụ với nhà nước…
Năm 2020, thanh tra TP. HCM cũng chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án khu dân cư Nhơn Đức, huyện Nhà Bè của Công ty Vạn Phát Hưng.
Cụ thể, chủ đầu tư đã vi phạm trên nhiều lĩnh vực đất đai, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản bao gồm: Nhận chuyển nhượng đất lúa trước khi được chấp thuận đầu tư, bán 370 nền đất có móng cọc tại dự án khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, bàn giao nhà ở để đưa vào sử dụng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu.
Ngoài ra, chủ đầu tư còn sai phạm trong việc chuyển nhượng 16 nền đất có diện tích chuyển nhượng nhiều hơn diện tích thửa đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật… Đến nay dự án chưa hoàn thành theo thời hạn được chấp thuận đầu tư trong khi các cơ quan có thẩm quyền chậm xử lý hoặc chưa xử lý các vi phạm của chủ đầu tư theo quy định pháp luật.
Theo thông tin đăng tải trên website: vanphathung.com, Công ty TNHH Vạn Phát Hưng được thành lập vào ngày 9/9/1999 với 2 sáng lập viên là ông Võ Anh Tuấn và ông Trần Văn Thành.
Trong giai đoạn năm 2000 – 2002, công ty đã thực hiện dự án khu dân cư Phú Thuận (phường Phú Nhuận, quận 7, TP. HCM) và dự án khu dân cư Tân Kiểng (phường Tân Kiểng, (quận 7, TP. HCM).
Giai đoạn từ năm 2003 -2005, công ty đã thực hiện 3 dự án là khu dân cư Phú Mỹ (diện tích 22 ha), dự án khu dân cư Phú Xuân (diện tích 36,4 ha) và dự án khu căn hộ Phú Mỹ (diện tích 12.915 m2).
Đến tháng 10/2006, công ty được đổi tên thành Công ty Cổ phần Vạn Phát Hưng. Đến năm 2009, công ty chính thức niêm yết trên sàn HOSE ngày 9/9/2009 và trong năm này đã thực hiện dự án khu dân cư Phú Xuân.
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, Công ty Cổ phần Vạn Phát Hưng đã thực hiện được dự án khu phức hợp Lacasa với diện tích 6,1ha (phường Phú Nhuận, TP. HCM), dự án khu dân cư Nhơn Đức với diện tích 40ha (huyện Nhà Bè, TP. HCM) và dự án căn hộ Hoàng Quốc Việt (phường Phú Mỹ, TP. HCM).
Theo thông tin trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty Vạn Phát Hưng có địa chỉ tại đường Long Hậu- Hiệp Phước, khu công nghiệp Long Hậu mở rộng, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Người đại điện theo pháp luật là Võ Anh Tuấn và Trương Thành Nhân. Ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Theo tài liệu Đại hội đồng cổ đông năm 2021 của Vạn Phát Hưng, trong năm nay, công ty sẽ chuyển nhượng 55% vốn cổ phần Công ty Cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ An Hưng cho đối tác là Công ty TNHH Lotte Land; bán các sản phẩm tồn thuộc dự án C.T.C; hoàn tất việc chuyển nhượng block Y tế thuộc khu dân cư La Casa; bán các lô đất lẻ nhằm tinh gọn, tối ưu nguồn vốn đầu tư.
Song song với đó, Hội đồng quản trị Vạn Phát Hưng dự kiến trình cổ đông thông qua việc ủy quyền cho hội đồng quản trị quyết định tìm kiếm đối tác hợp tác dự án Nhơn Đức mở rộng (tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, TP. HCM).
Hiện dự án đang trong giai đoạn xin cấp phép đầu tư, vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ triển khai, tìm kiếm nguồn vốn để phát triển dự án nhằm tối đa hóa lợi nhuận, hội đồng quản trị Vạn Phát Hưng thống nhất phương án tìm kiếm đối tác để hợp tác hoặc chuyển nhượng lại một phần hoặc toàn bộ dự án Nhơn Đức mở rộng, quy mô 22,8 ha.
Xem thêm: Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm của ITA tại Khu công nghiệp Tân Tạo
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.