'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 3/7, GoViet công bố sẽ hợp nhất ứng dụng và thương hiệu với Gojek để trở thành Gojek Việt Nam. Việc hợp nhất này được xem là dấu mốc quan trọng trong chiến lược dài hạn của công ty.
Bên cạnh đó, ông Phùng Tuấn Đức, đồng sáng lập và nguyên là giám đốc vận hành GoViet, được bổ nhiệm làm tổng giám đốc của Gojek Việt Nam, để lãnh đạo công ty trong giai đoạn tiếp theo.
Ngoài ra, màu sắc nhận diện, trang phục của các tài xế GoViet cũng sẽ thay đổi từ gam màu đỏ hiện tại sang xanh lá cây, đen, trắng của Gojek.
Gojek một trong những đơn vị tiên phong của mô hình siêu ứng dụng (Super App) tích hợp, kết nối người dùng với hơn 2 triệu đối tác tài xế và 500.000 nhà hàng tại hơn 200 thành phố, ở năm quốc gia Đông Nam Á. Khi quyết định thâm nhập vào thị trường quốc tế đầu tiên ngoài Indonesia là Việt Nam từ giữa năm 2018, ban lãnh đạo Gojek quyết định dùng thương hiệu GoViet và xây dựng một ứng dụng riêng.
GoViet hiện hoạt động trên 3 lĩnh vực là gọi xe (GoBike), giao hàng (GoSend), và đặt đồ ăn (GoFood), phục vụ hàng người dùng tại Hà Nội và TP. HCM đồng thời tạo ra cơ hội thu nhập cho hơn 150.000 đối tác tài xế và 80.000 nhà hàng, phần lớn trong số đó là các cửa hàng siêu nhỏ, nhỏ và vừa. (Xem thêm)
Ngày 2/7, đại hội Đảng bộ Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đã chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Đến hết năm 2020, doanh thu của Viettel ước đạt 264.016 tỷ đồng, tăng 18,5% so với đầu nhiệm kỳ. Trong 5 năm, Viettel đã tạo ra hơn 1,2 triệu tỷ đổng (tương đương tổng thu ngân sách Việt Nam năm 2019). Viettel cũng là doanh nghiệp đứng đầu cả nước về nộp ngân sách với mức trung bình khoảng 40.000 tỷ đồng mỗi năm.
Trong 5 năm qua, Viettel từng bước hình thành nền móng công nghệ cao với 2 mũi nhọn là công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp điện tử viễn thông với việc nghiên cứu, làm chủ hơn 40 dòng sản phẩm thuộc 10 ngành vũ khí trang bị trên nhiều lĩnh vực (radar, tự động hóa chỉ huy điều khiển, thông tin quân sự, tác chiến điện tử, mô hình mô phỏng, tác chiến không gian mạng, máy tính quân sự, thiết bị bay không người lái…).
Viettel cũng đã nghiên cứu, xây dựng được các công cụ giám sát, quản lý và tác chiến trên không gian mạng để bảo vệ người dùng internet, bảo vệ các hệ thống và chủ quyền số quốc gia. Bên cạnh đó, tập trung đầu tư nguồn lực cho nghiên cứu công nghệ AI trong lĩnh vực xử lý tiếng nói, xử lý ngôn ngữ và xử lý hình ảnh đảm bảo an ninh thông tin.
Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, Viettel đặt mục tiêu chuyển đổi từ công ty cung cấp dịch vụ viễn thông thành công ty cung cấp dịch vụ số, tăng trưởng doanh thu sang các lĩnh vực sản phẩm, dịch vụ mới trên nền tảng số, tạo ra mô hình kinh doanh mới.
Bên cạnh đó, Viettel cũng sẽ tham gia là hạt nhân trong xây dựng tổ hợp công nghiệp công nghệ cao, trong đó đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất vũ khí, trang thiết bị khí tài chiến lược phục vụ quốc phòng an ninh; các sản phẩm lưỡng dụng trên nền tảng công nghệ quân sự. (Xem thêm)
Các cửa hàng thuộc chuỗi Điện Thoại Siêu Rẻ đã đóng cửa. Khi truy cập vào website của chuỗi này, thông báo trên website cho hay từ ngày 29/6 website dừng hoạt động. Trang web tự chuyển về trang của Thế giới Di động sau vài giây.
Ông Đặng Thanh Phong, đại diện truyền thông Thế giới Di động xác nhận chuỗi cửa hàng này đã đóng cửa.
"Chúng tôi đã đóng cửa chuỗi Điện Thoại Siêu Rẻ để chuyển sang một mô hình mới. Hiện tại tôi chưa thể tiết lộ thêm về mô hình này", ông Phong cho biết.
Điện Thoại Siêu Rẻ thuộc hệ thống Thế giới Di động chính thức đi vào hoạt động từ ngày 8/8/2019. Khác với hệ thống TGDĐ, cửa hàng Điện Thoại Siêu Rẻ chỉ tập trung bán các mẫu smartphone có giá dưới 8 triệu đồng và một số thiết bị di động cơ bản.
Chuỗi cửa hàng này cũng không bán các sản phẩm khác như máy tính bảng, laptop hay đồng hồ thông minh. Bên cạnh đó, tùy từng model, mức giá sẽ thấp hơn khoảng 500.000-800.000 so với giá bán tại hệ thống TGDĐ, cũng là giá niêm yết của sản phẩm.
Khi ra mắt, đại diện Thế giới Di động cho biết chuỗi cửa hàng Điện Thoại Siêu Rẻ hướng tới đối tượng khách hàng hoàn toàn khác. Chuỗi cửa hàng này tập trung vào giá, không có máy demo để người dùng thử trước khi mua. Ngoài ra, một số sản phẩm sẽ bị cắt giảm đi các phần quà tặng để giảm tối đa giá bán. (Xem thêm)
Theo đại diện Công ty TNHH Viettel - CHT (Viettel IDC) - Tập đoàn Viettel, tháng 8/2016, Viettel triển khai và đưa vào vận hành dự án Trung tâm dữ liệu chính cho UBND TP.Hà Nội để triển khai Chính phủ điện tử, thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Ban đầu Viettel đầu tư cơ sở hạ tầng, chi phí con người, máy móc thiết bị, sau đó thành phố trả phí dịch vụ thuê hàng tháng. Từ tháng 11/2017, Viettel tiếp tục bỏ tiền ra đầu tư giai đoạn 2, mở rộng hệ thống gấp 3 lần theo yêu cầu của thành phố.
Tuy nhiên, UBND TP.Hà Nội mới ký hợp đồng kinh tế và trả chi phí cho Viettel giai đoạn từ tháng 8/2016 - 4/2018. Từ đó đến nay, thành phố vẫn sử dụng dịch vụ trên hệ thống hạ tầng do Viettel cung cấp để triển khai dịch vụ công trực tuyến nhưng không ký hợp đồng, không thanh toán tiền cước sử dụng dịch vụ cho phía Viettel. “Nợ tồn đọng lũy kế đến nay đã hơn 200 tỷ đồng. Mỗi tháng Viettel phải chi trả một khoản chi phí rất lớn cho vận hành, phí điện tiêu thụ. Trong khi vốn đầu tư và chi phí vận hành chúng tôi phải đi vay. Cán bộ công nhân viên bị ảnh hưởng nhiều về thu nhập hơn 2 năm nay”, đại diện Viettel IDC cho biết.
Đại diện công ty cho biết thêm, đã gửi hàng chục công văn đến UBND TP.Hà Nội, nhưng Hà Nội liên tục có công văn đề nghị công ty hỗ trợ. “Do dịch COVID-19 bùng phát, chúng tôi đã hỗ trợ thành phố chống dịch để đảm bảo an sinh xã hội. Sau đó, UBND TP Hà Nội họp và chốt trước 30/6 sẽ ký hợp đồng và thanh toán nợ cho Viettel. Đến nay, hạn 30/6 đã qua vẫn không có giải pháp. Chúng tôi buộc phải ngừng cung cấp dịch vụ để giảm thiểu chi phí phát sinh thêm”, đại diện Viettel IDC nói.
Cũng theo đại diện Viettel IDC, nguyên nhân được phía Hà Nội đưa ra là do những vướng mắc trong cơ chế đấu thầu và việc thay đổi nhân sự của Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội.
Theo lộ trình, phía Viettel IDC sẽ ngừng cung cấp dịch vụ cho UBND TP.Hà Nội từ 0 giờ ngày 4/7. Dịch vụ sẽ được cung cấp trở lại khi Viettel IDC nhận được thanh toán công nợ đang tồn đọng.
Trong thời gian từ 30/6 đến hết ngày 3/7, công ty có văn bản đề nghị UBND TP.Hà Nội chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện sao lưu dữ liệu trước khi ngừng dịch vụ, chủ động triển khai các phương án đảm bảo hệ thống hành chính công của thành phố không bị gián đoạn. Sau ngày 3/7, đơn vị sẽ không chịu trách nhiệm về dữ liệu của Hà Nội khi ngừng dịch vụ. (Xem thêm)
Đoàn công tác của Bộ TT&TT vừa có buổi làm việc với tỉnh Yên Bái về lĩnh vực thông tin truyền thông và chuyên đề chuyển đổi số.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Yên Bái đề nghị Bộ TT&TT sớm có hướng dẫn xây dựng kế hoạch phủ sóng 5G tại các khu công nghiệp để phát triển hạ tầng, xúc tiến mời gọi các doanh nghiệp đầu tư; tiếp tục quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ tỉnh Yên Bái trong việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch chuyển đổi số; hỗ trợ triển khai xây dựng đô thị thông minh phù hợp với nhu cầu thực tiễn của địa phương.
Yên Bái cũng mong muốn Bộ TT&TT sớm ban hành các văn bản hướng dẫn các quy định về chức năng, tính năng kỹ thuật của nền tảng đô thị thông minh, các tiêu chuẩn kết nối của các thành phần trong đô thị thông minh để tỉnh có căn cứ triển khai thực hiện; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho tỉnh; hỗ trợ kết nối, liên thông và chia sẻ dữ liệu giữa tỉnh Yên Bái với các Bộ, ngành thông qua hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương.
Bên cạnh đó, tỉnh Yên Bái cũng mong muốn Bộ TT&TT sớm có văn bản hướng dẫn việc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình phát thanh và chương trình truyền hình áp dụng trên địa bàn tỉnh...
Trước đề nghị của tỉnh Yên Bái về việc Bộ Thông tin và Truyền thông sớm có hướng dẫn xây dựng kế hoạch phủ sóng 5G tại các khu công nghiệp để phát triển hạ tầng, xúc tiến mời gọi các doanh nghiệp đầu tư, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu Sở TT&TT tỉnh Yên Bái cho các doanh nghiệp như Viettel, VNPT, Mobifone tiến hành khảo sát để phủ sóng 5G tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái từ quý I năm 2021. (Xem thêm)
Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây đã ban hành văn bản về việc ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất (hay còn gọi là truyền hình analog) đối với các trạm phát lại tại một loạt các tỉnh thành. Theo đó, từ 24h ngày 30/6/2020, các trạm phát lại tại 9 tỉnh Nhóm II và 12 tỉnh Nhóm III sẽ ngừng phát sóng truyền hình analog.
Các tỉnh thành này bao gồm Quảng Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Ninh Thuận.
Trước đó, từ ngày 16/8/2016, truyền hình analog đã ngừng phát sóng ở Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Bình Dương, Cần Thơ, để chuyển hẳn sang truyền hình kỹ thuật số. Người dân tại 19 tỉnh lân cận cũng không thể tiếp sóng.
Việc ngừng phát sóng tại các tỉnh nêu trên nằm trong lộ trình số hóa truyền hình mặt đất. Dự kiến Thủ tướng Chính phủ sẽ chính thức công bố việc tắt sóng truyền hình số mặt đất trên cả nước vào ngày 31/12/2020.
Như vậy, Việt Nam là 1 trong số 75 nước trên thế giới sẽ tắt sóng truyền hình mặt đất và là một trong 4 nước trong khu vực ASEAN tắt sóng truyền hình mặt đất trong năm 2020. (Xem thêm)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.