Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa phát đi thông báo về việc cấm vận 7 năm đối với Công ty Cổ phần công nghệ Sao Bắc Đẩu (SBD), trụ sở tại Việt Nam, vì có hành vi liên quan đến các hoạt động lừa đảo và gian lận trong dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội và dự án phát triển bền vững TP. Đà Nẵng.
Theo thông báo này, việc cấm vận sẽ khiến Sao Bắc Đẩu không đủ điều kiện tham gia vào các dự án và hoạt động được tài trợ bởi các tổ chức thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới.
Sao Bắc Đẩu đã thừa nhận trách nhiệm đối với những hành vi vi phạm và sẽ phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể mới đủ điều kiện thoát khỏi cấm vận của Ngân hàng Thế giới.
Thông báo của Ngân hàng Thế giới cho biết dự án phát triển thành phố bền vững Đà Nẵng được thiết kế để mở rộng khả năng tiếp cận hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải, mạng lưới đường huyết mạch và giao thông công cộng tại các khu vực được lựa chọn của thành phố Đà Nẵng;
Còn dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội được thiết kế để tăng tính lưu động đô thị tại các khu vực mục tiêu ở Hà Nội giúp giảm thời gian đi lại giữa trung tâm thành phố và phía tây và tây bắc của thành phố.
"Nhân viên của Sao Bắc Đẩu làm ảnh hưởng đến các quy trình đấu thầu của 2 dự án, trong đó có việc làm giả hồ sơ dự thầu. Đây là hành vi lừa đảo và gian lận", thông báo của Ngân hàng Thế giới nêu rõ. (Xem thêm)
Microsoft vừa công bố kết quả về tình hình an ninh mạng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo kết quả này, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm mã độc tống tiền (ransomware) cao nhất trong khu vực.
Để có được kết quả này, Microsoft đã phân tích nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, bao gồm 8.000 tỷ tín hiệu về các mối đe dọa được tiếp nhận và phân tích mỗi ngày, trong khoảng thời gian 12 tháng, từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2019.
Bà Mary Jo Schrade, Giám đốc bộ phận tội phạm công nghệ cao của Microsoft châu Á, cho biết các thủ đoạn tấn công mạng cũng ngày càng trở nên tinh vi hơn. Microsoft nhận được hàng tỷ tín hiệu đe dọa mỗi ngày, điều này giúp hãng phân tích và đưa ra những thông tin chuyên sâu, giúp đưa ra những kịch bản phản ứng phù hợp trước các cuộc tấn công mạng.
Cũng theo bà Mary Jo Schrade, tỷ lệ xảy ra các cuộc tấn công bằng mã độc (malware) và mã độc tống tiền (ransomware) tại Việt Nam vẫn duy trì ở mức rất cao. Theo báo cáo, khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục có tỷ lệ xảy ra các cuộc tấn công bằng malware và ransomware cao hơn mức trung bình, lần lượt là 1,6 và 1,7 lần so với thế giới.
Mặc dù tỷ lệ xảy ra các cuộc tấn công bằng malware đã giảm 29% so với năm trước đó, ở mức 8,77% vào năm 2019, Việt Nam vẫn nằm trong top 3 khu vực về tỷ lệ này. Đối với tỷ lệ xảy ra các cuộc tấn công bằng ransomware, Việt Nam được ghi nhận là quốc gia đứng đầu khu vực, ở mức 0,17% năm 2019. Tỉ lệ này dù đã giảm 26% so với năm trước, nhưng vẫn cao gấp 3, 4 lần mức trung bình của khu vực.
“Thông thường, tỷ lệ nhiễm malware cao có liên quan tới tỷ lệ vi phạm bản quyền và ý thức cá nhân về an toàn mạng, bao gồm hoạt động vá và cập nhật phần mềm thường xuyên. Theo đó, các quốc gia có tỷ lệ vi phạm bản quyền cao hơn và ý thức cá nhân về an toàn mạng thấp hơn có xu hướng chịu ảnh hưởng nặng nề hơn từ các cuộc tấn công mạng. Việc vá, sử dụng phần mềm hợp pháp và cập nhật phần mềm có thể hạn chế khả năng nhiễm malware và ransomware”, bà Mary Jo Schrade giải thích.
Không những vậy, Việt Nam còn có tỷ lệ xảy ra các cuộc tấn công bằng mã độc khai thác tiền điện tử (cryptocurrency) đứng thứ 3 khu vực. Cụ thể, tỷ lệ xảy ra các cuộc tấn công bằng mã độc khai thác tiền điện tử ở Việt Nam đạt mức 0,10% trong năm 2019, đứng thứ 3 toàn khu vực. Theo báo cáo, dù đã giảm 71% so với năm 2018, tỷ lệ này vẫn cao gấp 2 lần mức trung bình trong khu vực và trên toàn cầu.
Trong các cuộc tấn công này, máy tính của nạn nhân bị nhiễm mã độc khai thác tiền điện tử, tạo lỗ hổng để tội phạm lợi dụng sức mạnh tính toán của máy tính mà nạn nhân không hề hay biết.
Ngoài ra, số lượng xảy ra các cuộc tấn công bằng hình thức Drive-by ở Việt Nam cao hơn 2 lần mức trung bình toàn cầu và khu vực. Số lượng tấn công Drive-by download tại Việt Nam giảm 19%, đạt mức 0,21 trong năm vừa qua và đứng thứ 4 toàn khu vực. Con số này cũng cao hơn 2,6 lần mức trung bình của khu vực và thế giới.
Đối với phương thức tấn công này, mã độc sẽ được tự động tải xuống máy tính của người dùng khi họ truy cập một website hoặc điền một biểu mẫu. Sau đó, kẻ tấn công sẽ thông qua những mã độc này đánh cắp mật khẩu hoặc thông tin tài chính của nạn nhân. (Xem thêm)
Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử của VECOM, năm 2019 tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nước ta đạt trên 32%. Tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn bốn năm 2016- 2019 khoảng 30%. Quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng năm 2019 đạt khoảng 11,5 tỷ USD. VECOM dự đoán tốc độ tăng trưởng của năm 2020 sẽ tiếp tục duy trì ở mức trên 30% và quy mô thương mại điện tử Việt Nam sẽ vượt con số 15 tỷ USD.
Báo cáo Thương mại điện tử các nước Đông Nam Á năm 2019 của Google, Temasek và Bain&Company dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn 2015-2025 của thương mại điện tử Việt Nam là 29%. Khi đó, quy mô thương mại điện tử của Việt Nam sẽ vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD và đứng ở vị trí thứ ba trong khối ASEAN.
Những dự báo lạc quan đối với thương mại điện tử nước ta của VECOM cũng như của nhiều tổ chức uy tín khác ngay từ đầu năm 2020 đã chịu một thử thách lớn từ đại dịch COVID-19. Từ đầu tháng 2 đến hết tháng 4 năm 2020 hầu hết hoạt động kinh tế xã hội bị ngưng trệ, thương mại nội địa cũng như quốc tế bị gián đoạn, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc thậm chí đóng cửa, giải thể.
Trong bức tranh màu xám đó, lĩnh vực thương mại điện tử chứng kiến hai tín hiệu tích cực để có thể tiếp tục phát triển hướng tới các dự báo lạc quan của năm 2020 cũng như tới năm 2025.
Thứ nhất, COVID-19 dường như là một chất xúc tác làm thay đổi mạnh mẽ hành vi người tiêu dùng. Người tiêu dùng Việt Nam vẫn giữ được sự lạc quan và nhanh chóng chuyển mạnh sang kênh mua sắm trực tuyến.
Thứ hai, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử hầu như giữ nguyên được đội ngũ nhân sự trong ba tháng cao điểm của dịch và hầu hết sẽ tăng nhân sự trong nửa thứ hai của năm 2020. Các doanh nghiệp này cũng hiểu rõ cơ hội mới bắt nguồn từ cộng đồng mua sắm trực tuyến đông hơn và tin tưởng hơn vào kênh mua sắm trực tuyến. Cộng hưởng vào cơ hội mới này là cả hai phía đã tiếp cận sâu hơn tới những công nghệ, giải pháp, nền tảng hậu thuẫn kinh doanh và mua sắm trực tuyến.
Mặc dù cơ hội để thương mại điện tử Việt Nam vững bước trên con đường phát triển nhanh và bền vững là rõ ràng, nhưng rất nhiều thách thức vẫn ở phía trước. Một trong những thách thức nổi bật là sự phát triển không cân đối giữa thương mại điện tử ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với các địa phương còn lại.
VECOM đã đề xuất chiến lược lan toả nhằm hỗ trợ các địa phương triển khai mạnh mẽ hơn thương mại điện tử trong khi vẫn duy trì vị trí đầu tàu của hai thành phố trên. Triển khai chiến lược này, VECOM hồi tháng 6/2020 đã ký Thoả thuận hợp tác phát triển thương mại tử với Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh và sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với nhiều địa phương khác. (Xem thêm)
Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừa có buổi tiếp ông Nate Easter, Phó chủ tịch điều hành Tập đoàn Techonic Industries (TTI).
TTI là một trong những tập đoàn sản xuất công nghiệp đứng đầu chuỗi cung ứng của thế giới về các sản phẩm thiết bị điện và gia dụng với 12 nhà máy trên toàn cầu, 76% sản phẩm cung cấp cho thị trường Hoa Kỳ, Bắc Âu.
Phó chủ tịch Tập đoàn TTI cho biết, doanh nghiệp ước tính doanh thu trong năm 2020 trên 9 tỷ USD. TTI hiện có trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) ở Mỹ, châu Âu và đang xúc tiến triển khai trung tâm R&D lớn nhất tại Việt Nam.
Năm 2018, TTI đã đầu tư vào tỉnh Bình Dương và tạo việc làm cho hơn 6.000 lao động địa phương. TTI chuẩn bị đầu tư thêm 650 triệu USD vào các nhà máy thiết bị điện không dây trong khu công nghệ cao TP. HCM, dự kiến sẽ hoàn tất xây dựng vào quý III/2021.
Bên cạnh đó, TTI cũng triển khai dự án xây dựng trung tâm R&D với kế hoạch thu hút khoảng 2.000 kỹ sư và chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ chế tạo.
Tập đoàn cho biết đã làm việc với các trường đại học để cung cấp thông tin cho sinh viên, tìm kiếm sinh viên giỏi, cử cán bộ chuyên làm việc với các trường đại học để tìm kiếm, đào tạo nhân lực cho TTI.
Với kế hoạch đầu tư dài hạn, TTI mong muốn đóng góp và đồng hành với sự phát triển công nghiệp, công nghệ cao của Việt Nam, trong đó có việc phát triển chuỗi cung ứng nội địa. TTI kỳ vọng trong 2 năm tới, thu hút khoảng 180-200 doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung ứng cho TTI, với mục tiêu đạt khoảng 2,5 tỷ USD mỗi năm, tỷ lệ cung ứng nội địa lên đến 60% trong năm 2020 và 80% vào năm 2021.
Để sớm đưa các dự án đi vào hoạt động, Phó chủ tịch điều hành TTI mong muốn Chính phủ hỗ trợ tập đoàn trong việc chấp thuận, xúc tiến đầu tư tại khu công nghệ cao TP. HCM, tạo điều kiện cho hưởng quy chế luồng xanh trong hoạt động xuất khẩu, chấp thuận cho các chuyên gia, kỹ sư tiên tiến nhập cảnh Việt Nam để hỗ trợ phát triển các dòng sản phẩm công nghệ hiện đại.
Doanh nghiệp này cũng mong muốn Chính phủ có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cung ứng để thúc đẩy quá trình nội địa hóa chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như hỗ trợ về tài chính, đất đai, nhà xưởng cho các nhà cung ứng nội địa để có thể đầu tư, xây dựng nhà máy gần TTI, thuận tiện cho việc vận chuyển, cung ứng các sản phẩm phụ trợ. (Xem thêm)
Theo TechRadar, Qualcomm chính thức mở cửa trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) tại thành phố Hà Nội, Việt Nam. Trung tâm này được sử dụng để phát triển các công nghệ di động mới và cung cấp dịch vụ thử nghiệm cho các đối tác như VinSmart, BKAV và Viettel.
Theo đó, trung tâm R&D của Qualcomm bao gồm 3 phòng thí nghiệm. Một phòng thí nghiệm tần số vô tuyến (Radio Frequency) để kiểm tra chip vô tuyến, đánh giá thiết kế và hiệu chuẩn. Một phòng thí nghiệm để kiểm tra mức tiêu thụ năng lượng và hiệu suất (PPT). Phòng cuối cùng được sử dụng để thử nghiệm, kiểm tra, đánh giá các bộ cảm biến hình ảnh (ISP) và nhận diện dấu vân tay ảo.
Trước đó, Qualcomm ký kết hợp tác với VinSmart và Fujitsu để nghiên cứu và sản xuất điện thoại thông minh 5G cho thị trường Việt Nam. Modem 5G khá phức tạp nên chưa thể sản xuất được trong nước. Hiện tại, mới chỉ có TSMC và Samsung có khả năng sản xuất loại chip này. (Xem thêm)
Trên trang Facebook cá nhân, ông Nguyễn Tử Quảng vừa có những chia sẻ bất ngờ về việc Bphone đang bị "đánh" thậm tệ và dai dẳng. Cụ thể, ông Quảng cho rằng có người nhận tiền của thương hiệu điện thoại nước ngoài làm việc này và hiện Bkav đang điều tra.
"Có những kẻ nhận tiền của thương hiệu điện thoại nước ngoài làm việc này, nhằm phá hoại nền công nghiệp smartphone của Việt Nam. Chúng tôi đang điều tra và sẽ có những biện pháp thích hợp", CEO Bkav tiết lộ.
Cũng theo chia sẻ của ông Quảng, sau khi ra mắt Bphone B86, sản phẩm đang bán tốt thì biểu hiện bị "đánh" càng rõ rệt. Đặc biệt là liên tục các "trò bẩn" đã được tung ra trong thời gian gần đây.
Lấy ví dụ cho việc này, ông Quảng cho biết gần đây có tin vu khống Bphone lén lút chụp ảnh gửi ra ngoài được lan truyền khắp các diễn đàn, kênh review.
Theo ông Quảng, sự thật là ảnh này được tạo ra khi người dùng vào mục cài đặt camera, máy sẽ lấy hình ảnh trên cửa sổ preview của camera dùng làm hình nền mờ (blur) của giao diện cài đặt đó. "File ảnh nói trên không được dùng cho bất kỳ mục đích nào khác", CEO Bkav quả quyết.
"Việc 'đánh' Bphone trong nhiều năm nay là có tổ chức. Chúng tôi biết chúng còn tạo hẳn một chatbot để tự động comment 24/24 trên các diễn đàn, các bài báo để nói xấu Bphone. Bạn nào theo dõi comment trong các bài viết trên website của Thế giới di động thì thấy rõ điều này", ông Quảng viết trên trang cá nhân.
Lãnh đạo Bkav cho rằng đối thủ sử dụng truyền thông gián tiếp thông qua cách đưa tin thông thường về Bphone, nhưng đã thay đổi một số câu chữ để làm sai bản chất nội dung các phát biểu của Bkav và cá nhân ông Quảng. Sau đó sử dụng các nội dung đã bị bóp méo đó để truyền thông trực tiếp qua các trang cộng đồng.
"Cũng theo cách này, họ còn xúc phạm cá nhân tôi thậm tệ. Mỗi chiến dịch đều được họ dùng rất nhiều người post bài, làm clip, comment khắp nơi. Không những thế, nhiều người và có cả các kênh review, diễn đàn và báo cũng vô tình hùa theo họ để 'ném đá' sản phẩm nước nhà", ông Quảng cho biết.
CEO Bkav khẳng định Luật An ninh mạng đã chính thức có hiệu lực, do đó, ông Quảng đang thực hiện thủ tục để kiện các tổ chức, cá nhân đã đưa thông tin, sai sự thật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. (Xem thêm)
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.