'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, từ ngày 4/7/2012, Công ty Cổ phần Yên Khánh đã có văn bản 84/2012/CV-ĐB đề xuất Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức thuê dịch vụ quản lý thu phí đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Chỉ 5 ngày sau đó, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường có công văn số 5249/BGTVT-TC gửi VEC “giới thiệu” Công ty Yên Khánh và đề nghị VEC đàm phán với nhà đầu tư.
3 tháng sau , VEC có văn bản số 2792/VEC-BC ngày 19/10/2012 do ông Mai Tuấn Anh, thời điểm đó là Tổng giám đốc VEC, báo cáo Bộ GTVT xin chủ trương ký hợp đồng về dịch vụ thu phí đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Trong văn bản này, VEC nêu rõ: “Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Bộ GTVT về việc quản lý thu phí nhằm giảm chi phí gián tiếp, nâng cao hiệu quả đầu tư và đề xuất của Công ty Yên Khánh, VEC đã làm việc và xem xét các nội dung cụ thể như: Phạm vi công việc gồm trạm Đại Xuyên, Vực Vòng, Liêm Tuyền, Cao Bồ với nhân sự 231 người. Đề xuất chi phí trọn gói là 21,3 tỷ đồng/năm. Thời gian thực hiện chỉ 12 tháng”
Rất nhanh sau đó, đúng 1 tuần, Bộ GTVT có văn bản 9067/BGTVT-TC ngày 26/10/2012 gửi VEC về việc thu phí trên cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Hai tháng sau, Hội đồng thành viên VEC đã ra Nghị quyết số 468/NQ-VEC-HĐTV, trong đó có nội dung thống nhất giao Công ty Yên Khánh thực hiện thu phí Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Trao đổi với VietnamFinance, các chuyên gia giao thông tỏ ra khá bất ngờ: khi trong hợp đồng, Công ty Yên Khánh chỉ được thu phí 1 năm, vậy tại sao Công ty này đã được thu phí suốt 5 năm qua?
Mặt khác, Công ty Yên Khánh được thu phí kiểu Bộ GTVT “giới thiệu” (chỉ định thầu mà không qua đấu thầu), không có hợp đồng bảo lãnh... Việc định giá 21 tỷ/năm có đúng hay không, những khuất tất này cần làm rõ? Trong khi đó, theo Luật định, trên 500 triệu đồng đã phải đấu thầu (trừ các công trình cấp bách, an ninh, quốc phòng).
Văn bản 3770/VEC – VECM ngày 21/11/2017 còn chỉ rõ việc tổ chức thu phí của Công ty Yên Khánh còn có quá nhiều tồn tại.
Cụ thể, vào các ngày cuối tuần, đặc biệt là ngày lễ, lưu lượng tăng đột biến gây ùn tắc, do vậy phải thực hiện nhiều biện pháp như phát thẻ giấy, mở làn ngược chiều, thu phí chồng làn... để giải toả ùn tắc.
“Tuy nhiên, việc chuẩn bị bố trí làn, tổ chức thu phí phụ chậm trễ , không có đầy đủ các công cụ, dụng cụ thu phí, các làn bổ sung như: hòm đựng vé, thẻ thu về, ô che mưa... công tác chuẩn bị tiền lẻ phục vụ thu phí những ngày lễ, Tết chưa tốt, thiếu tiền lẻ trả cho khách, gây ùn tắc cục bộ. Dự đoán lưu lượng xe không chủ động, lúng túng nên tắc trạm thu phí”, văn bản nêu rõ.
Dư luận đặt ra câu hỏi: Với sự yếu kém trong thu phí như vậy, liệu Yên Khánh có làm thất thoát vé, thẻ xe ra vào?
Điều này cũng đã được kết luận của VEC tại công văn 3770/VEC – VECM ngày 21/11/2017 nêu rõ: “tính từ 1/1/2016 đến ngày 31/10/2017, đã phát hiện 636 lỗi chủ yếu là phân loại xe sai đầu vào, bán sai mệnh giá vé đầu ra.... Đặc biệt, ngày 19/4//2017, VEC đã lập tổ kiểm tra đã phát hiện hình ảnh tiêu cực trong công tác thu phí”.
Những bất cập trong thu phí của Yên Khánh tiềm ẩn nguy cơ thất thoát vé, thẻ. Hơn nữa, hệ thống thu phí hư hỏng, xuống cấp trầm trọng... nên việc kiểm soát thu phí gặp nhiều khó khăn.
Tổng giám đốc VEC Trần Văn Tám kiến nghị với HĐTV VEC chấm dứt hợp đồng thu phí cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với Công ty Yên Khánh kể từ 0h ngày 1/1/2018.
Đồng ý ký hợp đồng với Công ty Cổ phần vận hành bảo trì đường cao tốc (VEC O&M – một công ty con của VEC) cho đến khi đấu thầu thành công dịch vụ thu phí tuyến đường này.
Ngày 22/11/2017, Hội đồng thành viên VEC đã có quyết định số 787/NQ-VEC-HĐTV chấm dứt hợp đồng với Công ty Yên Khánh.
Như vậy, sau 5 năm, VEC và Công ty Yên Khánh đã chính thức chấm dứt. Nhưng những khuất tất đằng sau việc chỉ định thầu này cần làm sáng tỏ.
“Đó là những sai phạm nghiêm trọng tại VEC trong hàng loạt các quyết định chỉ định thầu trái luật tại VEC”, một chuyên gia giao thông nhận định.
Mối "lương duyên" giữa Công ty Thái Sơn và Công ty Yên Khánh Hơn 8 năm qua, Công ty Thái Sơn dưới sự quản lý của Đinh Ngọc Hệ - tức "Út trọc” đã cùng các doanh nghiệp như Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1), Công ty Cổ phần tập đoàn Đức Bình lập ra nhiều liên danh để thực hiện hàng loạt dự án BT, BOT. Các dự án BT, BOT mà Công ty Thái Sơn cùng các đối tác trên đã, đang và dự định thực hiện có thể kể đến như: Dự án đầu tư khôi phục, cải tạo QL20 – Lâm Đồng; Dự án BOT cầu Việt Trì; Dự án đầu tư xây dựng cầu Cát Lái; Dự án Đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 3; Dự án nhượng quyền thu phí trên cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương; Dự án nhượng quyền thu phí trên cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình… |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.