'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
- Ông đánh giá thế nào về tiềm năng thị trường bất động sản Việt Nam?
Theo tôi, đang có rất nhiều cơ hội dành cho bất động sản ở Việt Nam.
Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng ở mức 6,8%, cao gần như nhất thế giới. Việt Nam đang ở giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, điều này đặc biệt thuận lợi cho phát triển bất động sản. Khoảng 3% dân số đang tiến vào định cư trong các thành phố, tốc độ đô thị hóa rất cao. Khi tìm kiếm cơ hội đầu tư cho Indochina Capital, chúng tôi thấy thị trường bất động sản khách sạn hết sức tiềm năng.
Trong khi lượng khách quốc tế tăng gần 30% mỗi năm thì một con số còn thú vị hơn nữa là Việt Nam có hơn 70 triệu lượt khách du lịch trong nước. Nhờ sự phát triển của các hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air, Jetstar... chi phí đi lại giảm nên ngày càng nhiều người Việt đi du lịch.
GDP bình quân đầu người ở Việt Nam đang gần chạm mức 2.400 USD. Theo các nhà kinh tế học, khi GDP vượt mức 2.000 USD là lúc đạt tới điểm cao trào trong chi tiêu của người tiêu dùng. Hiện nay nhu cầu trong lĩnh vực du lịch và khách sạn rất nhiều, chi tiêu cho du lịch cũng tăng mạnh. Điều này cho thấy tiềm năng của thị trường bất động sản Việt Nam nhìn chung là vô cùng lớn.
- Từ khi đầu tư vào Việt Nam, ông thấy có sự thay đổi như thế nào tại thị trường bất động sản?
Thị trường bất động sản trong một thập kỷ qua đã có rất nhiều thay đổi, trong đó thay đổi lớn nhất theo tôi là sự lớn mạnh không ngừng của các chủ đầu tư trong nước. Khi tôi tới Việt Nam 12 năm trước, các dự án lớn hầu hết được thực hiện bởi các chủ đầu tư nước ngoài và do nước ngoài cấp vốn. Chỉ chưa đầy 10 năm sau, vị thế này đã hoàn toàn thay đổi, các chủ đầu tư trong nước đã và đang thực sự trở thành những nhà thống lĩnh thị trường bất động sản Việt Nam.
Theo tôi, đây là một chuyển động tích cực. Đây là thị trường bất động sản ở Việt Nam, các chủ đầu tư trong nước hoàn toàn xứng đáng là người dẫn dắt cuộc chơi ở đây.
- Ông đánh giá chính sách mở cửa cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam tác động thế nào đến thị trường?
Những thay đổi trong luật định ở Việt Nam như chính sách mở cửa cho người nước ngoài mua nhà có tác động rất lớn. Nhìn vào hầu hết các dự án cao cấp trên khắp Việt Nam, hạn mức 30% áp đặt cho tỷ lệ sở hữu nước ngoài đã gần như bị xóa bỏ.
Khi tôi bắt đầu bán bất động sản nghỉ dưỡng ở TP. Đà Nẵng cho người nước ngoài ở Việt Nam cách đây 12 năm, tôi đã phải đi tới Hồng Kông (Trung Quốc) để quảng bá, tổ chức các lễ mở bán bất động sản nhằm thu hút khách mua ở khắp nơi về Việt Nam.
Tới nay, chúng tôi đã có một công ty con chuyên môi giới bất động sản là Indochina Properties. Vấn đề của chúng tôi hiện tại lại là trong nước không có đủ dự án để đáp ứng nhu cầu của khách mua nước ngoài. Giờ đây, khách hàng là những người theo đuổi chúng tôi để có thể chạm tới thị trường bất động sản Việt Nam. Đây chính là một chuyển động rất lớn.
Chính sách mở cửa của Chính phủ Việt Nam thực sự hiệu quả, khi đã khuyến khích được nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản, đưa bất động sản trở thành lĩnh vực hút vốn đầu tư ngoại lớn thứ hai, chỉ sau ngành công nghiệp chế biến và chế tạo. Tôi tin đây sẽ là một xu thế còn tiếp diễn trong thời gian tới.
Khi tôi mới tới Việt Nam, pháp luật về bất động sản lúc đó mang tính thắt chặt và kiểm soát chặt chẽ. Đến nay, sân chơi gần như đã bình đẳng đối với những nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
- Khi đầu tư vào bất động sản Việt Nam, doanh nghiệp lo ngại gì nhất?
Nhìn từ góc độ của tôi, một người Canada theo chuyên ngành bất động sản và đang tìm kiếm một nơi để phát triển sự nghiệp, tôi có nhận xét thế này: dân số Canada chỉ có khoảng 36 triệu người, trên tổng diện tích khoảng 10 triệu km2, còn Việt Nam có diện tích hơn 330.000 km2 và dân số gần 95 triệu người.
Như vậy, Canada có diện tích gấp 30 lần lãnh thổ Việt Nam, nhưng dân số Canada lại chỉ bằng gần một phần ba dân số ở đây. Điều này cho thấy, nhu cầu đất đai và bất động sản ở Việt Nam còn vô cùng lớn.
Về lâu dài, tôi hoàn toàn không nghi ngờ gì tiềm năng của thị trường bất động sản ở Việt Nam, vấn đề chỉ là trong quá trình chuyển động của bất động sản, ta phải biết cân bằng cung - cầu, đánh giá và kỳ vọng đúng mức.
Ngành kinh doanh bất động sản chưa bao giờ dễ dàng. Trên thực tế, thị trường bất động sản Việt Nam về cơ bản còn non trẻ, đang phát triển và vẫn còn nhiều mặt chưa hoàn thiện, do đó bên cạnh những cơ hội sẽ tiềm ẩn cả sự bất ổn.
Vì vậy, mức độ rủi ro của thị trường này sẽ khác đôi chút so với những thị trường phát triển như Canada, châu Âu, Nhật Bản. Ở đó thị trường có xu hướng ổn định hơn, trong khi ở Việt Nam, bạn có cơ hội đón những đợt sóng khi thị trường lên cao, đồng thời luôn phải trong tâm thế sẵn sàng khi thị trường lao dốc.
Đối với nhà đầu tư, điều quan trọng là kiểm soát thời điểm, hiểu biết tình hình kinh tế - chính trị của nước sở tại và quản lý rủi ro một cách ổn thỏa. Nhìn chung thị trường đang tiến triển rất tốt, chính phủ đang rất cởi mở đối với những nhà đầu tư nước ngoài. Tôi cho rằng, hiện là thời điểm tốt để gia nhập thị trường bất động sản ở Việt Nam.
- Trong tương lai, doanh nghiệp của ông sẽ tập trung vào phân khúc nào?
Cùng với đối tác Nhật Bản Kajima, Indochina Capital đặt chiến lược rõ ràng là tập trung vào dịch vụ cung cấp nơi lưu trú, tức là bất cứ nơi nào bạn có thể đến nghỉ như khách sạn, nhà ở thương mại và căn hộ dịch vụ. Phân khúc này chiếm khoảng 70% danh mục dự án của chúng tôi.
30% còn lại là bất động sản văn phòng, hậu cần (logistics) hoặc công nghiệp. Chúng tôi chủ yếu muốn hỗ trợ cộng đồng cư dân đang phát triển tại đây, hỗ trợ phát triển du lịch và cung cấp nơi lưu trú qua đêm cho khách đi du lịch và khách đi công tác.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.