C.P. Việt Nam và cuộc đấu với các tập đoàn nội địa
(VNF) - Trên thị trường, C.P. Việt Nam từng được xem là "độc cô cầu bại" với mô hình 3F khép kín. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi đang chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của loạt tên tuổi nội địa. Không chỉ đầu tư bài bản, các doanh nghiệp Việt đã nhanh chóng mở rộng quy mô, tích hợp chuỗi giá trị từ trang trại đến bàn ăn, tạo nên một cuộc đối đầu hấp dẫn trong lĩnh vực chăn nuôi.
- Đồng loạt kiểm tra các cửa hàng, lò mổ liên quan C.P. Việt Nam 02/06/2025 02:00
C.P. Việt Nam là công ty con của tập đoàn Charoen Pokphand (C.P Group) - Thái Lan từ lâu đã định vị là “ông vua không ngai” trong ngành chăn nuôi công nghiệp tại Việt Nam.
Nổi bật với chuỗi sản xuất khép kín từ giống, thức ăn chăn nuôi đến giết mổ, chế biến và phân phối, mô hình 3F (Feed – Farm – Food) của C.P. Group từng là hình mẫu để nhiều doanh nghiệp trong nước học hỏi.
Tuy nhiên, bức tranh đang thay đổi nhanh chóng. Những năm gần đây, thị trường chăn nuôi đã có bước chuyển mình mạnh mẽ khi các tập đoàn nội địa như Masan MEATLife, Hòa Phát Agri, Dabaco hay BaF Việt Nam không còn chỉ “học theo”, mà đang dần vươn lên cạnh tranh sòng phẳng với C.P. cả về sản lượng, công nghệ lẫn chuỗi giá trị.
C.P. Việt Nam: “Đại gia” ngoại khép kín toàn diện
Không niêm yết trên sàn chứng khoán, năm 2024, doanh thu ước tính của CP Việt Nam vào khoảng 96.600 tỷ đồng, quy mô thuộc hàng top đầu trong ngành.
CP vận hành mô hình 3F – Feed (thức ăn), Farm (chăn nuôi), Food (thực phẩm chế biến) – hoàn chỉnh. Hệ thống trang trại, nhà máy chế biến và phân phối trải khắp cả nước. Với sản phẩm chủ lực là thịt heo, gà và trứng, CP đã đưa ra thị trường hàng triệu con gia súc, gia cầm mỗi năm, chiếm thị phần áp đảo ở nhiều phân khúc.

Nhờ năng lực vượt trội và sự hỗ trợ từ tập đoàn mẹ Thái Lan, CP Việt Nam từng giữ vị thế thống lĩnh ở nhiều địa phương và hệ thống phân phối bán lẻ. C.P. Việt Nam hiện vận hành hơn 2.500 trang trại đối tác trên toàn quốc, cung cấp mỗi năm hơn 6,7 triệu con heo, 540 triệu quả trứng và hàng chục triệu con gà...
Tuy nhiên, khi cạnh tranh ngày càng gay gắt và yêu cầu truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng thực phẩm ngày một khắt khe, các doanh nghiệp nội địa linh hoạt hơn trong định vị thương hiệu và tiếp cận thị trường tiêu dùng mới, C.P. dù lớn nhưng đang chịu áp lực thay đổi để giữ vững vị thế dẫn đầu.
Masan Group: Mũi nhọn thịt mát MEATDeli
Không chỉ nổi tiếng trong ngành hàng tiêu dùng nhanh với các thương hiệu như Nam Ngư, Chinsu, Omachi… Masan Group đang bứt tốc mạnh mẽ trong lĩnh vực thực phẩm tươi sống thông qua công ty con Masan MEATLife.
Cả năm 2024, doanh thu thuần của Masan đạt 83.178 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 1.999 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 6% và hơn 377% so với năm 2023. Với kết quả này, Masan đã vượt kế hoạch năm đề ra trước đó.
Trong đó, Masan MEATLife đạt 7.650 tỷ đồng trong năm 2024, tăng 9,5% so với năm trước, với doanh thu tăng ở tất cả các phân khúc, ngoại trừ doanh thu từ mảng gà trang trại, đang được tái cấu trúc mô hình vận hành để chuyển trọng tâm sang hoạt động kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng.
Mảng thịt của Masan MEATLife tiếp tục đạt tăng trưởng doanh thu hai chữ số (15,4%) nhờ chiến lược giá cạnh tranh, giúp thu hẹp khoảng cách giá giữa các sản phẩm MEATDeli và thịt nóng trong các chợ truyền thống.
Mảng kinh doanh thịt chế biến chiểm 34,6% doanh thu của Masan MEATLife so với mức 32,9% trong năm 2023 nhờ vào đóng góp 538 tỷ đồng từ các sản phẩm mới.
Lợi nhuận gộp năm 2024 của Masan MEATLife là 1.962 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ năm ngoái. Biên lợi nhuận gộp năm 2024 đạt 25,6%, cao hơn so với mức 15,1% trong năm 2023.

Masan MEATLife hiện sở hữu trang trại heo kỹ thuật cao tại Nghệ An rộng 223 ha, công suất 250.000 con/năm, đạt tiêu chuẩn GlobalG.A.P và kiểm soát dịch bệnh theo mô hình quốc tế. Tập đoàn này cũng sở hữu nhà máy chế biến thịt cao cấp ở Long An.
Mô hình chuỗi khép kín của Masan đi theo hướng công nghệ cao, từ trại chăn nuôi hiện đại ở Nghệ An đến các nhà máy chế biến thịt mát đạt chuẩn châu Âu. Sản phẩm thịt mát MEATDeli hiện đã có mặt tại hơn 2.000 điểm bán VinMart/VinMart+ và hệ thống đại lý trên toàn quốc.
Tham vọng của Masan là trở thành nhà cung cấp thịt mát lớn nhất Việt Nam, định hình lại thói quen tiêu dùng và tạo ra chuẩn mực mới cho thịt sạch, an toàn, truy xuất được nguồn gốc. Khác với CP, Masan tập trung mạnh vào kênh bán lẻ và xây dựng thương hiệu trực diện với người tiêu dùng cuối.
Hòa Phát: Ông lớn thép mát tay với nông nghiệp
Là tập đoàn sản xuất thép hàng đầu, Hòa Phát lấn sân sang nông nghiệp từ năm 2015 và đang cho thấy hiệu quả rõ rệt. Năm 2024, Hòa Phát đạt doanh thu 140.560 tỷ đồng, trong đó mảng nông nghiệp đóng góp khoảng 4.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế toàn tập đoàn đạt 12.020 tỷ đồng, tăng 77% so với năm trước.
Lĩnh vực nông nghiệp với thương hiệu Hòa Phát Agri chiếm tỷ trọng 5% doanh thu và 8% lợi nhuận của Tập đoàn. Lợi nhuận nhóm này cao gấp 4,6 lần so với năm 2023. Sau gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, Hòa Phát đã khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành và không ngừng tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.
Lĩnh vực thức ăn chăn nuôi ghi nhận mức tăng trưởng sản lượng 4% giúp Hòa Phát nằm trong top 15 doanh nghiệp cung cấp TACN lớn nhất Việt Nam. Trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm, Hòa Phát đạt sản lượng bán ra 330 triệu quả trứng, tăng gần 20 triệu quả so với cùng kỳ năm ngoái.
Tập đoàn Hòa Phát hiện giữ thị phần số 1 về trứng gà sạch tại miền Bắc với hơn 900.000 quả/ngày. Mạng lưới phân phối trứng gà Hòa Phát hiện có mặt tại hơn 100 siêu thị khu vực phía Bắc và rộng khắp ba miền.

Trong lĩnh vực chăn nuôi heo, sản lượng heo thành phẩm vượt kế hoạch đề ra. Hòa Phát hiện sở hữu gần 25.000 con heo nái, nằm trong top các doanh nghiệp chăn nuôi heo hàng đầu Việt Nam.
Hòa Phát hiện đầu tư bài bản vào hệ thống trại heo giống, bò Úc, nhà máy thức ăn chăn nuôi và lò giết mổ hiện đại. Với quy mô đàn bò lớn nhất cả nước, Hòa Phát hiện cung cấp khoảng 200.000 con bò thịt/năm.
Hòa Phát Agri hiện đang phát triển chuỗi trang trại khép kín tại Thái Bình, Quảng Bình, Đồng Nai với tổng quy mô hàng chục nghìn con bò và hàng trăm nghìn con heo tại các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên.
Chiến lược của Hòa Phát là khai thác lợi thế quy mô, công nghệ và vốn để tạo ra sản phẩm nông nghiệp đại trà nhưng chất lượng ổn định, cạnh tranh giá thành. Mặc dù chưa nổi bật như CP hay Masan, nhưng trong dài hạn, đây sẽ là “ta chơi” lớn của ngành.
Dabaco: Từ địa phương vươn tầm quốc gia
Dabaco là một trong những doanh nghiệp nội tiên phong xây dựng mô hình 3F từ những năm 2000. Doanh nghiệp hiện đang phát triển mạnh mảng chăn nuôi heo, sản xuất thức ăn và chế biến thực phẩm.
Trong năm 2024, doanh thu từ bán thành phẩm, chủ yếu là sản phẩm chăn nuôi, đạt 13.206 tỷ đồng, tăng 30% so với năm trước và lãi sau thuế tăng gấp gần 31 lần, đạt 769 tỷ đồng.

Dabaco đặt mục tiêu năm 2025 với doanh thu đạt 28.759 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng. Nếu công ty có thể hoàn thành mục tiêu thì đây sẽ là mức doanh thu cao nhất lịch sử kinh doanh của Dabaco. Đồng thời cũng là mốc lợi nhuận nghìn tỷ đầu tiên sau 5 năm kinh doanh khó khăn của công ty.
Về dài hạn, Dabaco đặt mục tiêu đến năm 2030 tăng trưởng doanh thu lên mức 38.000–40.000 tỷ đồng, tức gấp 1,5 lần năm 2024. Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2026–2030 dự kiến tăng trưởng bình quân tối thiểu 7%/năm.
Sở hữu chuỗi trại heo, gà hiện đại và hệ thống nhà máy chế biến tại Bắc Ninh, Dabaco hướng đến cung ứng thịt heo mảnh, xúc xích, giò chả mang thương hiệu riêng. Tuy vậy, biên lợi nhuận của Dabaco biến động mạnh do giá thịt heo đầu ra và ảnh hưởng từ dịch bệnh.
Lợi thế của Dabaco là hiểu thị trường nội địa, mạng lưới phân phối vững chắc tại miền Bắc. Thách thức lớn của họ hiện nay là đổi mới công nghệ và mở rộng thị phần trong khi cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
BaF Việt Nam: Lộ trình tăng tốc ấn tượng
Công ty CP Nông nghiệp BaF Việt Nam (BAF) là cái tên mới nổi nhưng đang có bước tiến ấn tượng trong ngành nông nghiệp khép kín. Năm 2024, BaF đạt doanh thu hơn 5.600 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 319 tỷ đồng, gấp 10 lần so với năm 2023. Đây là kết quả của việc đẩy mạnh mô hình nuôi heo thương phẩm khép kín, kiểm soát đầu vào, đầu ra và tiêu chuẩn an toàn.

BaF hiện sở hữu hơn 20 trại chăn nuôi, định hướng xuất chuồng 10 triệu con heo mỗi năm vào 2025. Mô hình chăn nuôi của BaF hướng đến thân thiện môi trường, tận dụng công nghệ AI và blockchain để kiểm soát dịch bệnh và chuỗi cung ứng.
Với hiệu quả vận hành cao và chiến lược tập trung vào chăn nuôi, BaF đang được đánh giá là “ngựa ô” của ngành nông nghiệp hiện đại.
'Cặp đôi' Hoàng Anh Gia Lai và Hoàng Anh Gia Lai Agrico
Nhân tố đáng chú ý trong thị trường nuôi heo là Hoàng Anh Gia Lai của Bầu Đức. Nuôi heo từ năm 2000, Hoàng Anh Gia Lai dần mở rộng cụm chuồng trại và gia tăng diện tích trồng chuối. Sở hữu chuỗi nuôi trồng khép kín, thậm chí dùng chuối thải ra để nuôi heo, bầu Đức tự tin mảng chăn nuôi này có hiệu suất lợi nhuận tốt. Kế hoạch nuôi 1 triệu con heo ăn chuối vào năm 2023 từng được hé lộ.
Tuy nhiên, mọi việc không thuận lợi như tham vọng của Bầu Đức khi doanh số ngày càng đi xuống và nhiều kế hoạch với thịt heo đã dang dở. Trong kế hoạch 2024 và 2025, nuôi heo không còn được Bầu Đức nói đến nhiều.
Mảng chăn nuôi heo đem lại doanh thu cho Hoàng Anh Gia Lai từ năm 2020, với 121 tỷ đồng đầu tiên. Biên lợi nhuận gộp đạt 6%. Năm 2021, doanh thu mảng này tăng trưởng gấp 4,6 lần năm trước, đạt hơn 557 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp bất ngờ gia tăng lên 52,6%. Năm 2022, doanh thu bán heo tiếp tục gia tăng lên 1.697 tỷ đồng, gấp 3 lần năm trước. Biên lợi nhuận gộp giảm còn 33,6%.
Năm 2023, mảng heo có doanh thu tăng chậm lại so với các giai đoạn trước. Mức tăng chỉ đạt gần 14%, lên 1.964 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm sâu, còn 3,4%. Năm 2024, doanh thu bán heo của HAGL giảm phân nửa so với 2023 xuống 1.003 tỷ đồng, lãi gộp giảm vỏn vẹn 85 tỷ đồng, biên lãi gộp chỉ ở mức 8%.

Một 'người anh em' làm chăn nuôi cùng Hoàng Anh Gia Lai là Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico - mã chứng khoán: HNG) dù đang vật lộn để tồn tại với khoản lỗ lũy kế hàng nghìn tỷ nhưng thể hiện tiềm năng là tay chơi lớn nhất là chăn nuôi bò. Tính đến cuối năm 2024, HAGL Agrico sở hữu 18 trại chăn nuôi bò, bao gồm 15 trại bò sinh sản và 3 trại bò đẻ, với tổng đàn lên tới 16.744 con.
Năm 2024, HAGL Agrico ghi nhận doanh thu 45 tỷ đồng từ việc bán 1.460 con bò nuôi thịt. Tuy nhiên, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ bắt đầu thu lợi nhuận đáng kể từ mảng chăn nuôi bò vào năm 2025, khi các con bê sinh ra từ năm 2023 đạt độ tuổi xuất chuồng sau 18 tháng nuôi dưỡng.
Đặc biệt, HAGL Agrico đang triển khai dự án nông nghiệp quy mô lớn tại Lào, kết hợp trồng cây ăn trái và chăn nuôi bò trên diện tích 27.384 ha, với tổng vốn đầu tư 18.090 tỷ đồng. Dự án này dự kiến hoàn thành vào năm 2028, mang lại doanh thu 13.500 tỷ đồng/năm và lợi nhuận 2.450 tỷ đồng/năm.
***
Mô hình 3F – từng là lợi thế tuyệt đối của C.P. Việt Nam thì nay đã được nhiều doanh nghiệp trong nước làm chủ và vận hành hiệu quả. Sự gia nhập và lớn mạnh của Masan, Hòa Phát, Dabaco, BaF Hoàng Anh Gia Lai, khiến cuộc đua ngành nông nghiệp Việt Nam bước sang giai đoạn mới: không chỉ là cuộc đua về sản lượng, con số, mà còn là cuộc chiến về thương hiệu, niềm tin khách hàng và khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng nội địa.
Trong bối cảnh xu hướng tiêu dùng xanh – sạch – minh bạch ngày càng rõ rệt, cuộc đối đầu giữa C.P. và các "cao thủ bản địa" sẽ không còn là cuộc chiến âm thầm trong chuồng trại, mà là “đấu trường” đầy chiến lược giữa những tay chơi tỷ đô, mỗi bên đều đã sẵn sàng cho một cuộc chiến dài hơi.
Vụ C.P. Việt Nam: Cảnh báo quản lý chất lượng ngành thực phẩm
- Thị trường thịt heo 10 tỷ USD: Lợi nhuận dồn về ông lớn, hộ chăn nuôi lép vế 02/06/2025 03:00
- C.P. Group những lần dính lùm xùm: Từ môi trường, lao động, thị phần đến chất lượng 02/06/2025 09:00
- C.P Việt Nam dính 'lùm xùm' thịt bẩn: Người tiêu dùng cảnh giác, tiểu thương chịu hệ lụy 02/06/2025 08:45
Khách sạn TNH bị xử phạt vì 'ém' thông tin liên quan trái phiếu
(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư và Quản lý Khách sạn TNH bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính 92,5 triệu đồng do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp.
Mỹ áp thuế 50% với thép nhập khẩu: 'Doanh nghiệp tìm kiếm lực đỡ từ thị trường trong nước'
(VNF) - Để hạn chế thiệt hại từ việc Mỹ áp thuế đối với 50% thép nhập khẩu, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã giảm tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Mỹ nên sẽ không chịu nhiều tác động.
Bầu Đức nguy cơ trượt lãi trăm tỷ vì lỡ làn sóng tăng giá heo?
(VNF) - Từng dự báo doanh số giá heo sẽ vượt doanh số trái cây trong năm 2025, kế hoạch mà HAGL vừa công bố mới đây lại cho thấy tình hình hoàn toàn trái ngược.
Cơ khí và xây lắp An Ngãi: Bị điện lực chấm dứt hợp đồng
(VNF) - Công ty cổ phần Cơ khí và xây lắp An Ngãi là một nhà thầu có tiếng trong ngành điện, tuy nhiên gần đây doanh nghiệp này liên tục nhận "vận đen" khi bị xử phạt hành chính về thuế, bị chấm dứt hợp đồng xây lắp.
Một năm thắng lớn của Bảo Tín Minh Châu: Doanh thu tăng gấp 5, lợi nhuận gấp 10
(VNF) - Năm 2024 đánh dấu kết quả kinh doanh đầy ấn tượng của Bảo Tín Minh Châu với doanh thu tăng trưởng gấp 5 lần và lợi nhuận tăng gấp 10 lần so với năm trước.
Công nghiệp hỗ trợ: ‘6.000 DN Việt chỉ đáp ứng 10% nhu cầu trong nước’
(VNF) - Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương), cho biết: "Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có khoảng 6.000 DN đang hoạt động, nhưng mới chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu linh kiện cho thị trường trong nước".
Gốm sứ Thanh Hà bị phong toả tài khoản, truy thu gần 2 tỷ tiền thuế
(VNF) - Công ty cổ phần Gốm sứ Thanh Hà vừa bị cơ quan thuế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng cách phong toả tài khoản với số tiền gần 2 tỷ đồng.
SOLARGATES của SolarBK bị cưỡng chế thuế
(VNF) - Công ty cổ phần Thương mại SOLARGATES thuộc hệ sinh thái của SolarBK bị cưỡng chế tài khoản, phong toả tài khoản do nợ thuế tiền tỷ.
Vụ C.P. Việt Nam: Cảnh báo quản lý chất lượng ngành thực phẩm
(VNF) - Làn sóng tranh cãi về chất lượng thịt tại chuỗi cửa hàng C.P. Fresh Shop đã đẩy một trong những tên tuổi lớn nhất ngành thực phẩm vào tâm điểm chỉ trích. Nhưng vụ việc không chỉ dừng lại ở một cáo buộc cá nhân, mà đặt ra vấn đề nghiêm trọng về năng lực kiểm soát chất lượng và tính minh bạch của toàn ngành.
Hậu thua lỗ, 'vua Tôm' Minh Phú lại ‘ôm mộng’ lãi nghìn tỷ
(VNF) - Việc không hoàn thành các kế hoạch đầy tham vọng trong năm 2024 khiến thị trường đặt dấu hỏi về tính khả thi khi Minh Phú tiếp tục đặt mục tiêu lãi nghìn tỷ trong năm 2025.
Sầu riêng bị Trung Quốc trả về: Vào cuộc tìm hiểu nghi vấn do phân bón DAP Hàn Quốc
(VNF) - Trước việc các cơ quan báo chí phản ánh loạt lô sầu riêng được xác định vượt dư lượng Cadimi đã bị phía Trung Quốc trả lại, nhưng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật nhiều năm qua chưa công bố thông tin, cơ quan có trách nhiệm đã vào cuộc làm rõ
C.P. Group những lần dính lùm xùm: Từ môi trường, lao động, thị phần đến chất lượng
(VNF) - Charoen Pokphand Group (C.P. Group) – tập đoàn đa ngành có trụ sở tại Thái Lan và sở hữu một trong những công ty nông nghiệp lớn nhất Việt Nam từng nhiều lần bị đưa vào tầm ngắm của báo chí quốc tế và cơ quan quản lý do liên quan đến các vấn đề về môi trường, lao động, cạnh tranh, quản trị chuỗi cung ứng và mới đây nhất là chất lượng thực phẩm.
'Ông trùm' dược mỹ phẩm đứng sau thương hiệu Ngân Korea nhập lậu 5.000 mỹ phẩm
(VNF) - Hơn 5.400 sản phẩm hàng hóa là mỹ phẩm (dưỡng da, tẩy tế bào da chết nước gạo Hàn Quốc...) của Công ty TNHH Dược mỹ phẩm Ngân Korea được xác định là hàng hóa nhập lậu.
Vietnam Airlines muốn thành hãng hàng không 5 sao vào năm 2030
(VNF) - Để trở thành hãng hàng không 5 sao vào năm 2030, Vietnam Airlines đang hiện đại hóa đội bay, mở rộng mạng đường bay, phát triển dịch vụ cá nhân hóa và ứng dụng công nghệ mới.
TT Trump áp thuế 50% với thép: Một DN tự tin 'không bị tác động'
(VNF) - Phản hồi về tác động khi Mỹ nâng gấp đôi thuế nhập khẩu thép và nhôm lên 50% từ ngày 04/6/2025, Tập đoàn Hoa Sen cho biết vụ việc này không tác động đến kết quả kinh doanh của HSG.
Nghịch lý kinh doanh đáng chú ý tại SJC trước khi bị thanh tra
(VNF) - Trước khi bị phát hiện loạt sai phạm, dù doanh thu hàng chục nghìn tỷ mỗi năm, lợi nhuận của SJC suốt hơn một thập kỷ qua vẫn "nhỏ giọt" – chỉ bứt phá trong năm 2024 nhờ giá vàng biến động mạnh, và lại sụt giảm trong kế hoạch 2025.
Đề nghị tiếp tục điều tra các nội dung chưa sáng tỏ tại PNJ
(VNF) - PNJ vừa lên tiếng sau khi bị Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chỉ ra loạt sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động kinh doanh vàng.
C.P. Việt Nam: Lùm xùm chất lượng thực phẩm và tham vọng niêm yết
(VNF) - Giữa lúc vướng vào cáo buộc bán thực phẩm kém chất lượng, C.P. Việt Nam lên tiếng bác bỏ và phối hợp cơ quan chức năng điều tra. Song song đó, doanh nghiệp này vẫn theo đuổi kế hoạch niêm yết nghìn tỷ, đánh dấu tham vọng mở rộng tại thị trường Việt Nam.
Group Bắc Việt của Shark Vương nhận án phạt vì dính loạt vi phạm
(VNF) - Group Bắc Việt - doanh nghiệp có Shark Vương làm Chủ tịch HĐQT, mới đây đã bị UBCKNN phạt tiền 365 triệu đồng vì loạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.
Cưỡng chế thuế, phong toả tài khoản của CIC Group
(VNF) - CIC Group thi hành biện pháp cưỡng chế với số tiền lên tới gần 10 tỷ đồng. Đồng thời, doanh nghiệp này cũng bị cơ quan thuế ra thông báo ngừng sử dụng hóa đơn 26/5/2025 24/6/2025.
Hàng ngàn container sầu riêng bị trả lại: Nghi do phân bón DAP Hàn Quốc?
(VNF) - Vinacam vừa gửi kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ về vấn đề dư lượng chất Cadimi trong sầu riêng đã được doanh nghiệp này cảnh báo từ gần 2 năm trước, nhưng đến nay chưa được xử lý minh bạch rõ ràng.
Hoàng Anh Gia Lai sắp biến động lãnh đạo, hé lộ thương vụ mới của bầu Đức
(VNF) - Hoàng Anh Gia Lai sắp tổ chức đại hội đồng cổ đông, bầu dàn lãnh đạo cấp cao. Thương vụ bạc tỷ mới của bầu Đức cũng dần được hé lộ.
Thông gia nhà TT Trump: Gia tộc Boulos và đế chế kinh doanh đa quốc gia
(VNF) - Sự kết hợp giữa gia tộc Boulos và nhà Tổng thống Trump không chỉ là một cuộc hôn nhân thượng lưu, mà còn là sự giao thoa của hai đế chế kinh doanh quốc tế, mở ra tiềm năng ảnh hưởng địa chính trị – kinh tế ngày càng lớn trên toàn cầu.
Biến động tại công ty của con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng
(VNF) - Công ty con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng có nhiều diễn biến mới như tăng vốn điều lệ, đổi tên, lấn sân sang cho thuê xe điện đón dâu, dịch vụ cưới trọn gói.
Khách sạn TNH bị xử phạt vì 'ém' thông tin liên quan trái phiếu
(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư và Quản lý Khách sạn TNH bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính 92,5 triệu đồng do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp.
Toàn cảnh tháp đôi 50 tầng ở Đà Nẵng 'sống lại' sau nhiều năm đình trệ
(VNF) - Sau thời gian tạm dừng để điều chỉnh thiết kế và công năng, 2 tòa tháp CT1 và CT2 thuộc dự án Đà Nẵng Times Square đã chính thức tái khởi động. Diện mạo mới với chức năng căn hộ chung cư thay cho condotel kỳ vọng sẽ đưa dự án trở thành điểm nhấn mới trên trục ven biển Đà Nẵng.