Đà Nẵng trước vận hội lớn
(VNF) - Việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và khu thương mại tự do được xem là cơ hội lớn giúp Đà Nẵng nâng cao vị thế, thu hút đầu tư, hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu.
Nâng vị thế Đà Nẵng
Đà Nẵng là địa phương có sức bật mạnh mẽ trong quá khứ và được đánh giá vẫn còn dư địa lớn để phát triển trong tương lai. Nhưng để khai thác dư địa đó một cách hiệu quả, thành phố cần có những đột phá mới. Trong đó, đột phá quan trọng nhất là về thể chế. Mới đây, Đà Nẵng đã được Quốc hội cho cơ chế đặc thù và cho xây dựng khu thương mại tự do, trung tâm tài chính khu vực.
“Điều này vừa tạo ra sức hấp dẫn cho Đà Nẵng về mặt thể chế, vừa như một thỏi nam châm thu hút nguồn lực đến với Đà Nẵng”, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, bình luận.
Theo PGS.TS Lê Văn Huy, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, việc Quốc hội thông qua chủ trương thành lập khu thương mại tự do và Bộ Chính trị đồng ý xây dựng trung tâm tài chính khu vực đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Đà Nẵng.

Ông Huy cho hay hiện nay, miền Trung vẫn chưa có một trung tâm tài chính - thương mại quy mô lớn khiến doanh nghiệp và dòng vốn đầu tư phải tập trung chủ yếu vào TP. HCM và Hà Nội. Sự ra đời của trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng sẽ thu hút các định chế tài chính quốc tế, ngân hàng, quỹ đầu tư và doanh nghiệp công nghệ tài chính (Fintech), giúp nâng cao năng lực tài chính khu vực và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.
Hơn nữa, với vị trí địa lý chiến lược, Đà Nẵng có thể đóng vai trò kết nối dòng vốn, thương mại và dịch vụ tài chính giữa Việt Nam với các trung tâm tài chính lớn như Singapore, Hong Kong, Thượng Hải và Tokyo. Điều này giúp Đà Nẵng nâng cao vị thế cạnh tranh và trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư tài chính toàn cầu.
Một trong những lợi thế lớn nhất mà trung tâm tài chính khu vực mang lại là khả năng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp từ các tổ chức tài chính quốc tế. Khi có cơ chế đặc thù về chính sách thuế, cơ chế ngoại hối, các ưu đãi về tài chính và môi trường pháp lý linh hoạt, Đà Nẵng có thể thu hút các tập đoàn tài chính, ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, doanh nghiệp Fintech và công ty quản lý tài sản đến đặt trụ sở và hoạt động.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của khu thương mại tự do sẽ giúp thành phố thu hút các doanh nghiệp thương mại điện tử, logistics quốc tế và công ty xuất nhập khẩu, biến Đà Nẵng thành một trung tâm thương mại và giao dịch tài chính quan trọng của khu vực. Những doanh nghiệp này không chỉ mang lại nguồn vốn đầu tư lớn, mà còn tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho thị trường lao động và hệ sinh thái kinh doanh của cả miền Trung.
Một trong những cơ hội lớn nhất mà trung tâm tài chính khu vực mang lại là sự phát triển mạnh mẽ của thị trường lao động tài chính - ngân hàng - thương mại. Khi trung tâm tài chính khu vực đi vào hoạt động, Đà Nẵng sẽ cần một lượng lớn nhân sự tài chính chất lượng cao, bao gồm chuyên gia tài chính, ngân hàng, quản lý quỹ đầu tư, chuyên gia Fintech, chuyên viên kiểm toán, kế toán quốc tế, chuyên gia luật tài chính và nhà phân tích đầu tư. Điều này sẽ thúc đẩy các trường đại học phát triển các chương trình đào tạo tài chính theo chuẩn quốc tế, đồng thời hợp tác với các tổ chức tài chính toàn cầu để cung cấp các khóa học chất lượng cao…
Chân dung kinh tế
PGS.TS Lê Văn Huy cũng cho hay Đà Nẵng có tiềm năng trở thành một trung tâm tài chính - thương mại - công nghệ hàng đầu khu vực ASEAN, nhưng để hiện thực hóa điều này, thành phố cần định hình một chiến lược phát triển kinh tế bền vững, có trọng tâm và khác biệt.
Cụ thể, Đà Nẵng nên phát triển theo mô hình “Kinh tế tài chính số”, tập trung vào các lĩnh vực như Fintech, tài chính số, ngân hàng số, quản lý quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh và tài chính xanh. Đây là xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, với nhiều cơ hội cho những trung tâm tài chính mới nổi. Đồng thời, Đà Nẵng cần tận dụng khu thương mại tự do để trở thành một trung tâm thương mại - logistics quốc tế, kết nối dòng vốn, hàng hóa và dịch vụ giữa Việt Nam với thị trường khu vực.

Bên cạnh đó, thành phố cần xây dựng một môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, thuận lợi cho doanh nghiệp tài chính, công nghệ và thương mại điện tử. Điều này đòi hỏi phải có hạ tầng số hiện đại, chính sách pháp lý linh hoạt và môi trường sống đạt chuẩn quốc tế.
PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho hay cấu trúc kinh tế của Đà Nẵng cần định hình theo 3 tuyến. Thứ nhất là thành phố du lịch đẳng cấp cao, tầm cỡ thế giới. Thứ hai là công nghiệp công nghệ cao, đổi mới sáng tạo gắn với đô thị thông minh. Hiện nay, những yếu tố đột phá của Việt Nam đã được thực hiện ở Đà Nẵng, đó là chế tạo chip bán dẫn, với khu công nghiệp công nghệ cao rất lớn. Thứ ba là một đô thị cảng biển gắn với logistics và chân dung tổng hợp là một khu thương mại tự do thế hệ mới.
“Với 3 yếu đặc trưng như thế, công cuộc cải cách thể chế của Đà Nẵng phải đặt ra rất mạnh, phải đi đầu. Đà Nẵng nên xin làm thí điểm là một địa phương có cơ chế tự quyết, tự làm, tự chịu trách nhiệm”, PGS.TS Trần Đình Thiên nói thêm.
Cần chính sách khác biệt
Theo PGS.TS Lê Văn Huy, mặc dù có nhiều cơ hội, song Đà Nẵng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, bao gồm thể chế chưa hoàn thiện, thị trường tài chính còn non trẻ, thiếu hụt nhân lực tài chính trình độ cao và sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các trung tâm tài chính khác trong khu vực.
Vì vậy, Đà Nẵng cần nghiên cứu Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng để xem xét đề xuất một số chính sách đặc thù về tài chính, thương mại, thuế, hải quan và lao động để khu thương mại tự do và trung tâm tài chính khu vực có thể vận hành theo các chuẩn mực quốc tế. Các mô hình tài chính phi tập trung, tài chính số, ngân hàng số, chứng khoán phái sinh, quỹ đầu tư và Fintech phải được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ, tương tự như Singapore, Dubai hay Thâm Quyến đã từng làm. Nếu chỉ hoạt động trong khung pháp lý chung của Việt Nam mà không có cơ chế ưu đãi đặc biệt, Đà Nẵng rất khó cạnh tranh với các trung tâm tài chính khác trong khu vực.

Đà Nẵng cần kết nối với Hệ thống thanh toán bù trừ quốc tế (SWIFT), các quỹ đầu tư toàn cầu, tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn để có thể trở thành một trung tâm tài chính đúng nghĩa. Đồng thời, thành phố cũng cần có chính sách thu hút và đào tạo nhân lực cho hệ sinh thái của một trung tâm tài chính quốc tế theo chuẩn quốc tế, tập trung vào các lĩnh vực tài chính quốc tế, công nghệ tài chính (Fintech) và các ngành hỗ trợ khác như ngoại thương, logistics, kế toán – kiểm toán, thương mại điện tử, trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh, luật thương mại quốc tế...
Để thu hút nhân lực tài chính quốc tế, đặc biệt là các chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực quản lý quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh, ngân hàng đầu tư, fintech, luật thương mại quốc tế, Đà Nẵng cần xem xét miễn thuế thu nhập cá nhân trong 5-10 năm đầu cho nhóm đối tượng này.
Đây không phải là một chính sách mới lạ, mà thực tế đã được áp dụng thành công ở nhiều trung tâm tài chính, chẳng hạn Dubai International Financial Centre (DIFC), một trong những trung tâm tài chính hấp dẫn nhất thế giới, miễn hoàn toàn thuế thu nhập cá nhân cho các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực tài chính, giúp họ thu hút một lượng lớn nhân sự tài chính quốc tế từ châu Âu và Mỹ. Singapore có mức thuế thu nhập cá nhân rất cạnh tranh, dao động 7% - 15% cho chuyên gia tài chính, thấp hơn đáng kể so với các thị trường tài chính lớn như Mỹ (37%), Anh (45%) hay Nhật Bản (55%).
Đồng thời, thành phố cũng cần triển khai đồng bộ các chương trình đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng chuyên sâu và đào tạo dài hạn nhằm phát triển một đội ngũ chuyên gia tài chính có năng lực toàn diện.
Lấn biển xây dựng khu thương mại tự do: Đà Nẵng trỗi dậy mạnh mẽ, người dân hưởng lợi
- Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Thủ tướng yêu cầu làm nhanh, trình Quốc hội tháng 4/2025 10/02/2025 08:36
- Phó Chủ tịch Đà Nẵng nói về 'Lấn biển làm khu thương mại tự do' 20/12/2024 02:30
- Đà Nẵng muốn lấn biển 300ha làm khu thương mại tự do 14/12/2024 02:49
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế 'vi phạm nghiêm trọng' tại cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức
(VNF) - Thanh tra Chính phủ xác định nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế đã có 'vi phạm nghiêm trọng' tại dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức.
Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội tạo ra những thay đổi tích cực lâu dài'
(VNF) - TS Bùi Quý Thuấn - Phó Trưởng Ban nghiên cứu, Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam (VIPFA) đánh giá ,việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế nhập khẩu 46% lên hàng hóa Việt Nam sẽ tác động tiêu cực trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đây là một cơ hội để Việt Nam tạo ra những thay đổi tích cực về lâu dài.
Mỹ áp thuế đối ứng với hàng Việt: Mức 46% hiểu sao cho đúng?
(VNF) - Các chuyên gia cho rằng con số thuế suất đối ứng mà Tổng Thống Trump đưa ra được tính bằng chênh lệch thương mại hai chiều giữa hai nước, chia đôi và làm tròn lên.
Bộ Công Thương: Mức thuế Mỹ áp cho Việt Nam thiếu căn cứ và không công bằng
(VNF) - Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài - Bộ Công Thương cho biết Mức thuế MFN trung bình mà Việt Nam áp đối với hàng hóa nhập khẩu hiện nay là 9,4%. Do đó, mức thuế đối ứng mà Hoa Kỳ dự kiến áp cho hàng hóa Việt Nam lên tới 46% là thiếu căn cứ khoa học và thực sự không công bằng, không phản ánh thiện chí và nỗ lực của Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua trong việc xử lý tình trạng thâm hụt thương mại giữa hai nước.
Chủ tịch Quảng Nam nói về việc sáp nhập với Đà Nẵng
(VNF) - Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, việc sáp nhập Quảng Nam và Đà Nẵng để có không gian phát triển mạnh hơn và đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn.
TT Trump áp thuế 46%: Thách thức ngắn hạn và cơ hội chuyển đổi trong dài hạn
(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Trần Minh: "Nếu chính phủ và doanh nghiệp phản ứng nhanh nhạy như đàm phán thương mại, đa dạng hóa thị trường, và tối ưu hóa chuỗi cung ứng Việt Nam có thể giảm thiểu tác động và tận dụng cơ hội để củng cố nền kinh tế trong dài hạn'
Sân Mỹ Đình xuống cấp: Thủ tướng ra chỉ đạo 'nóng'
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khai thác sân vận động quốc gia Mỹ Đình hiệu quả, tránh lãng phí.
TT Trump áp thuế 46%: Những 'lá bài' giúp Việt Nam ứng phó trước biến động
(VNF) - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng: "Chính sách thuế được công bố nhưng cánh cửa đàm phán vẫn còn. Việt Nam sở hữu nhiều ‘lá bài’ có thể tận dụng, nhưng cần biết cách khai thác và chủ động hơn trong cuộc chơi này".
Thu hồi xong gần 10.000 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế
(VNF) - Gần 10.000 tỷ đồng bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đã được toàn hệ thống thi hành án dân sự thu hồi trong 6 tháng qua.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: 'Mục tiêu tăng trưởng 8% là không đổi'
(VNF) - Thủ tướng đánh giá việc Mỹ áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam cũng là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững.
TT Trump áp thuế 46%: Những hàng Việt nào không bị vào danh sách 'khắc nghiệt'?
(VNF) - Mỹ công bố áp thuế đối ứng cao với 25 nền kinh tế, Việt Nam với mức 46%, cao thứ 2 trong danh sách. Tuy vậy, thông báo cũng nêu rõ một số hàng hóa sẽ không phải chịu thuế đối ứng.
Mỹ áp thuế quan 46% với Việt Nam: Thủ tướng họp khẩn với các bộ, ngành
(VNF) - Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành sau khi Mỹ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
TT Trump áp thuế 46%: Nguy cơ cao nhất, hàng Việt sẽ đắt hơn đối thủ 10 - 20%?
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, việc Mỹ áp mức thuế 46% cho 90% hàng hóa từ Việt Nam là mức thuế rất cao, nhóm chịu tổn thương cao nhất trong các quốc gia. Với mức thuế này, hàng hoá Việt Nam có thể sẽ đắt hơn các đối thủ từ 10-20% và ảnh hưởng đến nhiều góc độ khác nhau của nền kinh tế.
Xuất nhập khẩu Việt Nam: Cơ hội, thách thức và vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài
(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, năm 2023 đánh dấu một giai đoạn đầy thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
TT Trump áp thuế 46%: Doanh nghiệp Việt triệu tập họp khẩn, bàn cách ứng phó
(VNF) - Trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại.
Căn cứ để sáp nhập còn 34 tỉnh, 5.000 xã sau sắp xếp địa phương
Trước Hội nghị Trung ương, Bộ Nội vụ tập trung tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan để hoàn thiện tờ trình, đề án sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã với quy mô 34 tỉnh, khoảng 5.000 xã.
TP.HCM áp cơ chế 'khoán' tăng trưởng cho doanh nghiệp tư nhân?
(VNF) - TS. Trương Minh Huy Vũ đề xuất là áp dụng cơ chế "khoán tăng trưởng" cho doanh nghiệp tư nhân. TP. HCM có thể hợp tác với các tập đoàn lớn, giao nhiệm vụ cụ thể và đồng hành cùng doanh nghiệp trong triển khai các dự án như nhà ở xã hội, nhà ven kênh rạch và hạ tầng đô thị.
Thủ tướng: 'Giải quyết vấn đề kinh tế bằng biện pháp kinh tế'
(VNF) - Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, giải quyết các vấn đề kinh tế bằng biện pháp kinh tế.
Việt Nam top 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á, động lực lớn từ dòng chảy chục tỷ USD
(VNF) - Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trở thành một trong 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á với quy mô GDP dự kiến vượt 500 tỷ USD vào năm 2025.
Bộ trưởng đi công tác được thuê phòng nghỉ 4 triệu đồng/ngày
(VNF) - Bộ Tài chính vừa tăng mức chi công tác phí. Theo đó, từ ngày 4/5, lãnh đạo cấp bộ trưởng được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ là 4 triệu đồng/ngày/phòng, tăng 1,5 triệu đồng so với mức cũ.
Bộ Xây dựng: 'Bố trí khoảng 14.800 tỷ gỡ khó cho 11 dự án BOT'
(VNF) - Bộ Xây dựng đề xuất Nhà nước bố trí khoảng 14.800 tỷ đồng tiền tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2024 để mua lại và hỗ trợ các dự án BOT gặp khó khăn.
Đồng loạt điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên cả nước
(VNF) - Điều tra Doanh nghiệp năm 2025 do Cục Thống kê tổ chức nhằm thu thập thông tin toàn diện về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã trên cả nước…
Tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai sáp nhập tỉnh, xã vào 16/4
(VNF) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết sau khi Trung ương thông qua đề án sáp nhập tỉnh, xã, Bộ Chính trị sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai công việc này vào ngày 16/4.
Nhu cầu Việt Nam lên cao, giá tăng nhanh gấp 3 vàng, đầu cơ dồn tiền tích trữ bạc
(VNF) - Nhờ những tiềm năng vượt trội trong nhiều lĩnh vực quan trọng như năng lượng, sản xuất xe điện, y tế,… cũng như được nhận định có dư địa tăng giá trong tương lai, bạc dần trở thành một kênh đầu tư tích trữ mới trên thị trường, nhất là khi giá vàng tăng cao kỷ lục đạt hơn 100 triệu đồng/lượng.
Thuỷ điện Hồi Xuân: 15 năm 'án binh bất động', ngân hàng bị đọng vốn trăm tỷ
(VNF) - 15 năm sau ngày khởi công, Thủy điện Hồi Xuân (ở Thanh Hóa) vẫn “án binh bất động”, chưa xong việc GPMB. Bên cạnh việc sử dụng vốn vay từ ngân hàng nước ngoài và cả ngân hàng trong nước cũng đang đọng vốn trăm tỷ đồng tại dự án.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế 'vi phạm nghiêm trọng' tại cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức
(VNF) - Thanh tra Chính phủ xác định nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế đã có 'vi phạm nghiêm trọng' tại dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức.
Toàn cảnh đại đô thị của Vingroup, cực hút mới ở Văn Giang - Hưng Yên
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.