Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Phát biểu tại Đại hội, nói về tình hình thực hiện công tác nhiệm kỳ IV (2014-2018), GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội, nhấn mạnh hoạt động nổi bật của Hiệp hội trong nhiệm kỳ vừa qua là chủ động và tích cực đóng góp vào việc hoàn thiện thể chế, luật pháp kinh tế - xã hội và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Cụ thể, Hiệp hội đã phối hợp với Vụ Pháp chế (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều trong Luật đầu tư 2014.
Trong nhiệm kỳ qua, Hiệp hội cũng đã đóng góp vào nhiều Dự thảo pháp luật như quy trình lập pháp Quốc hội, Nghị định đăng ký kinh doanh, Nghị định đầu tư ra nước ngoài, Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Nghị định hướng dẫn thực hiện thuế tiêu thụ đặc biệt, Quyết định về tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao; Quyết định về nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng; Thông tư về xử phạt trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Nghị định thay thế Nghị định 23/2007 hướng dẫn thi hành Luật Thương mại, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.
Hiệp hội và Tạp chí Nhà đầu tư cũng đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học như: TPP với ngành dệt may và da giầy; Quản lý bất động sản và nhà chung cư; Đối thoại của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư với doanh nghiệp (phối hợp với KPMG); Các giải pháp hỗ trợ vốn cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa (phối hợp với IFC-WB).
Đối với công tác hỗ trợ doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư, Hiệp hội tiếp nhận văn bản kiến nghị từ một số doanh nghiệp hội viên, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như: hỗ trợ Công ty LD Canxi Cacbonat YBB về sản xuất; Công ty TNHH Chí Thành – Bà Rịa Vũng Tàu về đất đai dự án khu đô thị số 6, Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam; Công ty TNHH may mặc xuất khẩu – VIT Garment trong việc tư vấn pháp lý sử dụng đất đai; Công ty TNHH Hòn Thị về việc chuyển đổi dự án khai thác đá thành dự án xây dựng khu đô thị tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.
Ngày 4/10/2018, Hội nghị Tổng kết 30 năm FDI đã được tổ chức tại Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ chủ trì với sự tham gia của lãnh đạo Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố, Sở KHĐT, Ban quản lý KCN, KCX, đại diện nhiều tổ chức quốc tế, các Hiệp hội Đầu tư nước ngoài của nhiều nước, các Hiệp hội nghề nghiệp trong nước và CEO của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, Hiệp hội đã tham gia đóng góp ý kiến với Ngân hàng thế giới về dự thảo “Chiến lược FDI thế hệ mới của Việt Nam” do Cục Đầu tư nước ngoài hợp tác với WB (Ngân hàng thế giới) và IFC (Công ty Tài chính quốc tế).
Đây là một định hướng quan trọng được đưa vào tổng kết 30 năm đầu tư nước ngoài. Định hướng này đang dự thảo để trình Bộ Chính trị ban hành một văn bản đầu tiên về đầu tư nước ngoài để các cấp, các ngành, địa phương thống nhất về quan điểm nhận thức, từ đó thống nhất hành động để bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả của thu hút đầu tư nước ngoài thích ứng với điều kiện đất nước đã phát triển cao hơn, hội nhập quốc tế sâu hơn. Đầu tư nước ngoài của thế giới sẽ có nhiều chuyển động,Việt Nam vừa đón nhận thách thức vừa có cơ hội để thu hút vốn đầu tư không chỉ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn các TNCs (tập đoàn xuyên quốc gia) hàng đầu thế giới từ các nước G7, Mỹ, Châu Âu.
Nói về phương hướng hoạt động nhiệm kỳ V, lãnh đạo VAFIE cho biết về phương hướng chung, Hiệp hội sẽ đổi mới toàn diện hoạt động để có chất lượng và hiệu quả cao hơn, chủ động và tích cực góp phần xây dựng thể chế, luật pháp, chính sách kinh tế xã hội và đầu tư nước ngoài để đóng góp nhiều hơn vào cuộc cải cách đồng bộ về chính trị và kinh tế mà Đảng và Nhà nước đang tiến hành.
Trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư, lãnh đạo Hiệp hội cho hay Hiệp hội sẽ theo dõi thường xuyên quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hội viên để nắm bắt các thông tin, khó khăn nhằm tập hợp thành kiến nghị với các cơ quan trung ương và địa phương để giải quyết kịp thời.
Cùng với đó là đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư theo hướng lựa chọn các nhà đầu tư tiềm năng để giới thiệu với các địa phương nhằm thực hiện những dự án ưu tiên kêu gọi FDI; hợp tác với các Hiệp hội Nhà đầu tư nước ngoài như: AmCham, KorCham, EuroCham, Jetro… trong việc xây dựng thể chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hội viên và hoạt động xúc tiến đầu tư.
Cũng tại Đại hội, TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội VAFIE, Tổng biên tập Tạp chí Nhà Đầu tư, đã trình bày báo cáo kiểm điểm công tác của ban chấp hành nhiệm kỳ IV.
Phó Chủ tịch VAFIE cho biết trong nhiệm kỳ qua, thường trực Ban chấp hành Hiệp hội đã coi trọng việc tổng kết 30 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và định hướng phát triển thời gian tới, trực tiếp đóng góp các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các luật, văn bản sửa luật khác liên quan khác.
"Ban chấp hành Hiệp hội nhiệm kỳ mới hoạt động trong bối cảnh Chính phủ chủ trương chuyển hướng thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời có những thách thức cạnh tranh thu hút FDI của các nước trong khu vực. Nhiều văn bản pháp luật như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán sẽ được Quốc hội xem xét sửa đổi bổ sung.
Điều đó đòi hỏi phải đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo của Ban chấp hành Hiệp hội, nhằm hoàn thành nhiệm vụ đề ra, đóng góp tích cực hơn nữa vào quá trình thu hút và nâng cao chất lượng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam", TS Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch VAFIE phát biểu tại Đại hội.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.