Đánh thuế đến 100%, DN rượu bia nguy cơ đóng cửa
(VNF) - Doanh nghiệp cho rằng, tăng thuế sẽ làm doanh nghiệp rất khó khăn, đối diện rủi ro đóng cửa nhất là các nhà máy nhỏ.
Lộ trình tăng thuế liên tục
Dự thảo Luật thuế TTĐB (sửa đổi) đang được Bộ Tài Chính chủ trì soạn thảo và đang lấy ý kiến rộng rãi với nhiều sửa đổi quan trọng. Đối với ngành đồ uống, Bộ này đưa ra 2 phương án tăng thuế suất thuế TTĐB đối với mặt hàng rượu, bia.
Cụ thể, với mặt hàng rượu từ 20 độ trở lên: phương án 1 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 70%, 75%, 80%, 85%, 90% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030. Phương án 2 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030.
Với mặt hàng rượu dưới 20 độ: Phương án 1 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 35% lên 40%, 45%, 50%, 55%, 60% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030. Phương án 2 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 35% lên 50%, 55%, 60%, 65%, 70% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030.
Với mặt hàng bia: Phương án 1 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 70%, 75%, 80%, 85%, 90% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030. Phương án 2 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030. Và hiện tại Bộ Tài chính đang nghiêng về phương án 2.
Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, đối với 2 phương án lấy ý kiến lần này cần xem xét, đánh giá cẩn trọng và có lộ trình, xem xét lùi thời điểm áp dụng, giãn tiến độ và giảm mức tăng thuế suất đối với ngành rượu, bia trên cơ sở đánh giá toàn diện các tác động trong điều kiện thực tế ở Việt Nam.
Dưới góc nhìn chuyên gia, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam cũng cho rằng, trong chính sách thuế, lộ trình áp dụng rất quan trọng.
"Việc tăng thuế TTĐB cao, liên tục có thể không mang lại hiệu quả cao như mục tiêu của thuế TTĐB đề ra. Tăng thuế không được quá đột ngột và cần có lộ trình để các tổ chức kinh doanh có thời gian chuyển đổi, không ảnh hưởng quá lớn đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ ăn uống, đến thị trường và người lao động trong chuỗi cung ứng liên hoàn này", bà Cúc cho biết.
Cùng chung quan điểm, theo bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cần phải thật cẩn trọng, cân nhắc và khi đưa ra lộ trình tăng thuế.
Bà Thảo dẫn chứng, với lộ trình tăng thuế hàng năm như phương án 2 của dự thảo, tính đến 2030 ngành bia phải chịu mức thuế suất lên tới 100%. Điều này sẽ đem lại tác hại nặng nề, thậm chí có thể ảnh hưởng xấu đến hình ảnh về môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.
Bên cạnh đó, cũng cần rà soát lộ trình tăng thuế sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong bối cảnh chúng ta đã có những công cụ điều chỉnh khác khá hiệu quả như Nghị định 100/2019/NĐ-CP hay Luật Giao thông đường bộ
Doanh nghiệp nguy cơ đóng cửa
Trước lộ trình tăng thuế như trong dự thảo của Bộ Tài chính đưa ra, về phía các doanh nghiệp ngành đồ uống, họ đều mong muốn tốc độ tăng, mức tăng nên được cân nhắc hợp lý hơn để giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, duy trì nguồn thu ngân sách nhà nước lâu dài.
Ông Nguyễn Hoàng Giang, Tổng Giám đốc Công ty Thương mại Bia Sài Gòn cho rằng, với lộ trình như đề xuất, doanh nghiệp không nhìn thấy triển vọng tăng trưởng nhanh chóng và sáng sủa cho những năm sắp tới.
"Tăng thuế sẽ làm doanh nghiệp rất khó khăn, đối diện rủi ro đóng cửa, đặc biệt các nhà máy nhỏ. Không những vậy, việc này còn khiến lãng phí nguồn lực xã hội, tổn thất lớn cho người lao động, an sinh xã hội", ông Giang cho hay.
Cũng theo bà Nguyễn Thanh Thùy Linh, Giám đốc pháp chế và tuân thủ Carlberg Việt Nam, việc tăng thuế chỉ nên diễn ra sau 2-3 năm kể từ khi chính sách mới được thông qua.
“Các định hướng về đầu tư mở rộng, hay thuê thêm lao động của doanh nghiệp đều chưa thể quyết định do phải chờ chính sách cuối cùng được phê duyệt. Chúng tôi không biết sẽ phải xây dựng kế hoạch kinh doanh tiếp theo như thế nào", bà Linh nói.
Ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
- Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia lên tới 100% 13/06/2024 07:07
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: 'Gọng kìm' hạn chế golf phát triển? 04/11/2023 11:13
- Công nghệ tuần qua: Game online thoát thuế tiêu thụ đặc biệt? 30/07/2023 01:02
Nhà phố trên 'đất vàng' Hà Nội, bỏ trống hàng loạt vì 'ế' khách thuê
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.