Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai để trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh này gửi tới sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIV.
Theo đó, cử tri tỉnh Lào Cai đề nghị Bộ GTVT đầu tư tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn 1.435mm tuyến Hà Nội - Lào Cai.
Trả lời kiến nghị cử tri, Bộ GTVT cho biết đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chiến lược, quy hoạch phát triển GTVT đường sắt Việt Nam. Theo đó định hướng nghiên cứu đầu tư xây dựng mới tuyến đường sắt tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dài khoảng 380km, điện khí hóa, khổ 1.435mm (trong đó có đoạn Hà Nội - Lào Cai như đề xuất của cử tri).
"Tuyến đường sắt này sẽ kết nối với cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng để đáp ứng nhu cầu vận tải bằng đường sắt trên hành lang Đông - Tây, tạo động lực phát triển và tăng cường kết nối hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc", Bộ GTVT thông tin.
Cũng theo Bộ GTVT, quy hoạch được phê duyệt đã xác định lộ trình dự kiến nghiên cứu, đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong giai đoạn sau 2020, vì vậy thời gian vừa qua Bộ GTVT chưa triển khai các thủ tục để chuẩn bị đầu tư dự án.
Trường hợp có nhà đầu tư quan tâm để sớm triển khai tuyến đường sắt nêu trên, Bộ GTVT cho biết sẽ phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương có liên quan để nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Với quy mô dự án lớn, vừa qua Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục Đường sắt Việt Nam phối hợp với tư vấn hỗ trợ kỹ thuật phía Trung Quốc nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt này và cũng đã làm việc với các địa phương (trong đó có tỉnh Lào Cai) để lấy ý kiến thoả thuận về phương án hướng tuyến, vị trí nhà ga… làm cơ sở dành quỹ đất phục vụ dự án đầu tư trong tương lai.
Theo quy hoạch, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khổ tiêu chuẩn có tổng chiều dài 380km, diện tích đất sử dụng trên 1.650ha, vốn đầu tư là 100.000 tỷ đồng. Tuyến đường sẽ đi qua 8 tỉnh, thành phố là Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng.
Trên tuyến có 73 cầu lớn, với tổng chiều dài hơn 130km, trong đó phải xây mới 96 cầu; 25 hầm dài 25km; 38 nhà ga, trong đó xây mới 29 nhà ga.
Dự báo năng lực vận tải trong dài hạn của tuyến là 10 triệu tấn hàng hóa/năm và khai thác 15 đôi tàu/ngày. Tốc độ thiết kế tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là 160km/h, mang nhiều ưu điểm vượt trội, thời gian từ Lào Cai đi Hà Nội mất 3 giờ, Lào Cai đi Hải Phòng mất 4 giờ.
Dự án từng gây xôn xao dư luận và vấp nhiều phản đối của các chuyên gia, trong đó chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bày tỏ quan điểm không tán thành kế hoạch xây dựng dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Theo bà Lan, dự án này tốn quá nhiều tiền của bởi 100.000 tỷ đồng tổng mức đầu tư này dù có huy động ở đâu thì rốt cục dân cũng là người trả, những người nộp thuế là người phải trả.
Cũng theo vị chuyên gia kinh tế này, trên thực tế, giao lưu về vận tải hàng hoá giữa bản thân tỉnh Lào Cai và các tỉnh xuyên suốt trên tuyến đường sắt này cũng không có nhiều đến mức phải cần một tuyến đường sắt tốn kém như vậy. Chưa nói về chi phí, rõ ràng việc hưởng lợi từ dự án này thì Việt Nam thấp hơn nhiều so với Trung Quốc.
Vị nữ chuyên gia này cũng cho rằng đối với việc phát triển hệ thống đường sắt, hiện Bộ GTVT đã có đề xuất xậy dựng hệ thống đường sắt cao tốc Bắc – Nam với tổng mức đầu tư 58 tỷ USD.
"Tại sao lại có thể tham lam như vậy, vừa muốn 58 tỷ USD làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam, lại vừa muốn 100.000 tỷ làm đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Tôi cho rằng dự án đường sắt 100.000 tỷ đồng vừa lãng phí vừa vô lý vừa không phù hợp với lợi ích tổng thể của đất nước", bà Phạm Chi Lan nhận định.
Xem thêm >>> Xây đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng 100.000 tỷ đồng: 'Tại sao lại có thể tham lam như vậy?'
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.