Đề xuất chọn Ga Hà Nội là điểm xuất phát đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Chí Bình - 27/07/2023 10:54 (GMT+7)

(VNF) - Thay vì tại ga Ngọc Hồi như quy hoạch trước đây, đơn vị tư vấn đề xuất tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có điểm đầu cuối tại ga Hà Nội.

VNF
Đề xuất đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam xuất phát từ ga Hà Nội. (Ảnh minh họa)

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý có trong báo cáo đầu kỳ quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối TP. Hà Nội của liên danh tư vấn Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) và Trung tâm Tư vấn đầu tư phát triển giao thông vận tải (CCTDI) vừa công bố.

Báo cáo của tư vấn cho biết các quy hoạch, dự án liên quan hầu hết đều định hướng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có kết nối vào trung tâm TP. Hà Nội (tại vị trí ga Hà Nội hiện tại).

Tuy nhiên, quy hoạch mạng lưới đường sắt (QH1769) đã định hướng chuyển đổi công năng toàn bộ đoạn tuyến đường sắt quốc gia hướng tâm và xuyên tâm (phía trong đường sắt vành đai) đồng thời xác định ga Ngọc Hồi là ga đầu cuối của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Tư vấn cho biết kinh nghiệm phát triển đường sắt trên thế giới cho thấy đối với loại hình dịch vụ tàu đường sắt tốc độ cao thường được bố trí tiếp cận sâu trong trung tâm tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Berlin, Tokyo, Paris… 

Đối với Việt Nam, tư vấn cho rằng việc bố trí ga đầu cuối của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam tại Ngọc Hồi cách xa trung tâm TP.Hà Nội khoảng 10km sẽ làm giảm tính hấp dẫn trong việc thu hút hành khách đi tàu, đặc biệt là các khu vực phía Bắc sông Hồng.

Theo tư vấn, loại hình đường sắt tốc độ cao sử dụng công nghệ tiên tiến, sử dụng đường riêng, giao cắt lập thể, không xung đột với các loại hình giao thông đô thị nên về cơ bản sẽ không gặp phải các tồn tại, bất cập của hệ thống đường sắt quốc gia hướng tâm hiện nay. 

Trên cơ sở đó, liên danh tư vấn Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) và Trung tâm Tư vấn đầu tư phát triển giao thông vận tải (CCTDI) kiến nghị kết nối đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam vào tới ga Hà Nội. 

Trong khi đó, ga Ngọc Hồi vẫn được quy hoạch là đầu mối, nơi tập kết tàu, bảo dưỡng, sửa chữa tàu và các tác nghiệp kỹ thuật cho tàu tốc độ cao.

Theo quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt năm 2021, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ ga Ngọc Hồi đến ga Thủ Thiêm dài 1.545km, đường sắt đôi khổ 1.435mm. Trong đó, ga Ngọc Hồi là điểm đầu của tuyến đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị. Ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt đô thị, phục vụ tuyến đường sắt đô thị Ngọc Hồi - Yên Viên.

Liên quan đến dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, hôm qua (26/7), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng vừa có ý kiến về chủ trương đầu tư dự án này.

Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải trước ngày 5/8/2023, hoàn thành việc đề xuất thành lập Ban chỉ đạo xây dựng đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt tốc độ cao khác kết nối liên vùng và quốc tế trong hệ thống đường sắt quốc gia theo đúng quy định.

Trong đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm Trưởng Ban; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Phó Trưởng Ban; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội là thành viên Ban chỉ đạo.

Thủ tướng cũng yêu cầu thành lập tổ tư vấn giúp việc cho Ban chỉ đạo, làm việc chuyên trách (không kiêm nhiệm), bao gồm các chuyên gia đầu ngành, tâm huyết về giao thông vận tải đường sắt (kể cả chuyên gia đã nghỉ hưu).

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị và các văn bản khác có liên quan đến định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu rất kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện, đề xuất phương án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, bảo đảm hiệu quả, khả thi và bền vững.

Căn cứ lịch công tác, chương trình làm việc 6 tháng cuối năm 2023 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư để kịp thời hoàn thiện đề án, báo cáo Thường trực Chính phủ theo quy định, bảo đảm chất lượng và tiến độ yêu cầu.

Cùng chuyên mục
Chính phủ trình Quốc hội chính sách thí điểm tháo gỡ cho nhà ở thương mại

Chính phủ trình Quốc hội chính sách thí điểm tháo gỡ cho nhà ở thương mại

(VNF) - Chính phủ vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất, hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Giải Nobel Kinh tế 2024: Bộ ba nhà khoa học Mỹ được vinh danh

Giải Nobel Kinh tế 2024: Bộ ba nhà khoa học Mỹ được vinh danh

(VNF) - Giải thưởng Nobel Kinh tế 2024 đã được trao cho ba nhà khoa học Daron Acemoglu, Simon Johnson và James A. Robinson vì nghiên cứu giải thích lý do các xã hội pháp quyền kém không tạo ra được tăng trưởng bền vững.

Từ ngày mai 15/10, điện thoại 2G sẽ bị vô hiệu hóa

Từ ngày mai 15/10, điện thoại 2G sẽ bị vô hiệu hóa

(VNF) - Từ ngày mai 15/10, các nhà mạng sẽ ngừng cung cấp dịch vụ 2 chiều (bao gồm nghe và gọi) đối với các thuê bao còn sử dụng mạng 2G Only.

Hoà Phát: Lãi 9.200 tỷ đồng, hưởng lợi lớn khi giá thép tăng

Hoà Phát: Lãi 9.200 tỷ đồng, hưởng lợi lớn khi giá thép tăng

(VNF) - Doanh thu của HPG đã hoàn thành 75% kế hoạch cả năm, trong khi lợi nhuận tiến sát hơn tới mục tiêu vạch ra, hoàn thành 92%.

Bắt Phó TGĐ Công ty cổ phần xi măng Hạ Long Vũ Văn Tặng

Bắt Phó TGĐ Công ty cổ phần xi măng Hạ Long Vũ Văn Tặng

(VNF) - Ông Vũ Văn Tặng là Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần xi măng Hạ Long bị bắt để tạm giam về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Việt  - Trung hợp tác kết nối mã QR qua biên giới

Việt - Trung hợp tác kết nối mã QR qua biên giới

(VNF) - Trong tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc vừa được ban hành, hai nước nhất trí phát huy hiệu quả vai trò của Nhóm công tác hợp tác về tài chính - tiền tệ giữa hai nước, triển khai hợp tác kết nối mã QR qua biên giới, thúc đẩy hợp tác tiền tệ, bao gồm nghiên cứu hợp tác thanh toán bằng đồng bản tệ, nâng cao năng lực ngăn ngừa rủi ro tài chính.

Kỳ họp 8 Quốc hội Khóa XV: 'Không luật hóa nghị định, thông tư'

Kỳ họp 8 Quốc hội Khóa XV: 'Không luật hóa nghị định, thông tư'

(VNF) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định kỳ họp thứ 8 sẽ làm việc trên tinh thần đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, không luật hóa nghị định, thông tư.

Thảm họa bão lũ và giá trị an toàn tài chính của bảo hiểm

Thảm họa bão lũ và giá trị an toàn tài chính của bảo hiểm

(VNF) - Đợt bão lũ quét qua không chỉ thử thách sức chống chọi của con người về mặt thể chất, mà còn là “bài thuốc thử” cho nền tài chính cá nhân nói riêng và tài chính quốc gia nói chung. Người thì mất trắng tài sản không biết bắt đầu từ đâu, người lại may mắn được bảo hiểm chi trả, người thì sẵn nguồn dự trữ tài chính để dần phục hồi sản xuất.

Top những thương hiệu giá trị nhất: DN công nghệ 'lên ngôi'

Top những thương hiệu giá trị nhất: DN công nghệ 'lên ngôi'

(VNF) - Nếu năm 2007, các công ty bán lẻ chiếm lĩnh hầu hết các vị trí trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới thì trong vài năm gần đây, các doanh nghiệp công nghệ lại chiếm lĩnh hầu hết các vị trí nổi bật.

ASEAN - Canada sớm hoàn tất đàm phán FTA vào năm 2025

ASEAN - Canada sớm hoàn tất đàm phán FTA vào năm 2025

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, ASEAN và Canada cần ưu tiên tăng cường kết nối giao thương, đầu tư, hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Canada trong năm 2025.