Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Theo đề xuất, lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất lắp ráp trong nước sẽ giảm 50% và dự kiến thời gian thực hiện chính sách, hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2021 đến hết ngày 15/5/2022.
Trường hợp Nghị định được Chính phủ ký ban hành sau ngày 15/11, Bộ Tài chính trình Chính phủ thời gian thực hiện và hiệu lực thi hành của Nghị định được quy định từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, việc tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ có những tác động tích cực như: kích cầu tiêu dùng, khuyến khích người dân mua sắm, sở hữu tài sản, tác động thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước nối lại chuỗi cung ứng, tăng cường mở rộng đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam.
Bên cạnh đó việc giảm phí trước bạ cũng giúp tăng thu ngân sách. Theo lý giải của Bộ Tài chính, dù việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ sẽ làm giảm số thu lệ phí trước theo chính sách nhưng do số lượng ô tô tiêu thụ tăng lên nên tổng số thu ngân sách vẫn tăng lên.
Bộ Tài chính lấy dẫn chứng, trong 6 tháng cuối năm 2020, số thu lệ phí trước bạ giảm theo chính sách là 7.314 tỷ đồng nhưng tổng số thu ngân sách Nhà nước tăng 14.100 tỷ đồng.
Các nhà nhập khẩu ô tô tại Việt Nam (VIVA) mong muốn có quy định hỗ trợ tương đương dành cho ô tô nhập khẩu (CBU)
Tuy nhiên, mới đây đại diện các nhà nhập khẩu ô tô tại Việt Nam (VIVA) gồm các thương hiệu như: Audi, Porsche, Aston Martin, Jeep, Volkswagen, Volvo, Jeep, Jaguar & Land Rover, Ferrari, Subaru, Maserati cũng đã có văn bản gửi đến Thủ tướng và Quốc hội về việc mong muốn có quy định hỗ trợ tương đương dành cho ô tô nhập khẩu (CBU).
Đại diện của VIVA cho rằng việc chỉ giảm 50% thuế trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đã cho thấy hiệu quả nhưng cũng là sự phân biệt đối xử.
"Chúng tôi được biết rằng Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ lần thứ 2 đối với riêng ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước, nhằm hỗ trợ các công ty ôtô trong đại dịch Covid-19. Việc chỉ giảm 50% thuế trước bạ đối với các xe lắp ráp trong nước đã cho thấy hiệu quả, nhưng cũng là sự phân biệt đối xử ưu tiên xét trên toàn quốc”, văn bản của VIVA nêu quan điểm.
Cũng theo văn bản kiến nghị của VIVA, dù sản lượng bán ra nhỏ hơn nhưng nhà nhập khẩu xe đóng góp một khoản thuế cao hơn nhiều trên mỗi chiếc xe vào ngân sách nhà nước.
Vì vậy, đại diện các hãng xe nhập khẩu đề nghị giảm thuế trước bạ cũng cần phải áp dụng chung cho cả xe lắp ráp và xe nhập khẩu, cũng là hình thức hỗ trợ cho toàn cộng đồng.
Trao đổi với VietnamFinance, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, cho rằng việc đề xuất giảm phí trước bạ lần 2 là hoàn toàn hợp lý và thời gian áp dụng 6 tháng là vừa phải.
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, thống kê trước đó của Bộ Tài chính chỉ ra rằng tổng số thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 6 tháng cuối năm 2020 sau khi thực hiện giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đã giảm 7.314 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng kết lại sau thời gian áp dụng thì Bộ Tài chính thấy rằng lượng xe bán tăng lên rất nhiều, số phí trước bạ thu lại cũng đã tăng lên gấp 2 lần.
“Như vậy có thể thấy rằng, việc giảm phí trước bạ kéo theo ngân sách bị sụt giảm đi một chút, tuy nhiên việc tăng được lượng xe bán ra thì tổng số thu phí trước bạ sẽ tăng chứ không giảm đi”, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh nói.
Việc tái áp dụng giảm 50% phí trước bạ ô tô trong nước sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư dây chuyển sản xuất, công nghệ
PGS.T Đinh Trọng Thịnh cũng nhìn nhận rằng: "Việc giảm phí trước bạ chỉ áp dụng cho ô tô sản xuất, lắp ráp nước có sự phân biệt đối xử với các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô nước ngoài, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có cơ sở để lý giải”.
Theo vị chuyên gia này, cơ sở thứ nhất đó là tính đến tháng 9 năm 2021, tổng lượng xe nhập khẩu về nước tăng gấp đôi so với cuối năm ngoái, trong khi đó lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước bán ra thị trường giảm mạnh tới 30 – 40%.
Cơ sở thứ 2 đó là các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước trong năm 2021 chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên gặp rất nhiều khó khăn về vốn, nhân lực, xuất nhập khẩu, thuế, phí…
“Với việc hỗ trợ giảm phí trước bạn lần 2 này, chúng ta có thể hy vọng rằng việc sản xuất, lắp ráp các mẫu xe mới trong thời gian tới sẽ tốt hơn, giá bán hợp lý hơn, thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm tích cực hơn. Đồng thời, đây cũng sẽ là động lực để các doanh nghiệp có thể tái cấu trúc, áp dụng các ứng dụng khoa học công nghệ, từ đó nâng cao được chất lượng sản phẩm, giảm được chi phí và giá bán mang tính cạnh tranh hơn”, vị chuyên gia này chia sẻ.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế TS Ngô Trí Long cho rằng cơ quan chức năng muốn có nguồn thu cần phải nuôi dưỡng và tạo nguồn thu bởi trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, nếu để phí và giá bán xe quá cao thì người dân sẽ không có tiền mua.
“Do đó, việc giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sẽ kích thích được nhu cầu của người tiêu dùng, qua đó đẩy mạnh được sản xuất, lưu thông hàng hóa, khôi phục đà tăng trưởng và có nguồn thu trở lại”, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho hay.
Xem thêm: Hàng nghìn xe ô tô bán tại Việt Nam bị triệu hồi trong tháng 10
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.