Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
TTCP vừa có thông báo kết luận thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất của Trường ĐH Nông lâm TP HCM. Theo đó, công tác sử dụng đất và việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất của Trường ĐH Nông lâm TP. HCM và việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai của địa phương thời gian qua có một số tồn tại như: không có phương án sắp xếp sử dụng nhà đất theo quy định; giao cấp đất trái thẩm quyền, sai quy định; công tác quản lý không chặt chẽ (chưa có quy hoạch chi tiết, công tác quản lý địa chính bị buông lỏng…).
Đặc biệt, đơn vị này để xảy ra tình trạng lấn chiếm ở ba khu vực, trong đó có khu vực người dân sử dụng đất đã hình thành nên một khu phố, nhưng việc xử lý thiếu kiên quyết, không đồng bộ, từ đó dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài, không giải quyết dứt điểm được.
Cụ thể, kể từ năm 1990, khi được giao đất cho đến nay, trường chưa trình duyệt được quy hoạch chi tiết về sử dụng đất cũng như quy hoạch chi tiết xây dựng phát triển không gian. Các dự án đầu tư mang tính riêng lẻ, không thể hiện sự kết nối trên tổng thể giữa Trường ĐH Nông Lâm với Trường ĐH Quốc gia và các dự án hạ tầng của địa phương.
Theo TTCP, điều này không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý mà còn tiềm ẩn sự lãng phí nguồn vốn đầu tư tiền vốn và đất đai. Trách nhiệm này thuộc về Hiệu trưởng Trường và Giám đốc Đại học Quốc gia kể từ thời kỳ 15/10/1993.
Trường cũng không kịp thời lập phương án sắp xếp nhà, đất theo Quyết định 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để xử lý và sử dụng nhà đất có hiệu quả. Trách nhiệm thuộc về Hiệu trưởng trường kể từ thời kỳ 16/2/2007 đến nay.
TTCP cũng kết luận rõ, ĐH Nông lâm TP. HCM giao cấp đất cho 25 trường hợp là cán bộ công nhân viên không đúng quy định. Sau giao cấp không quản lý để xảy ra tình trạng lấn chiếm, xây dựng không phép của các hộ và tách hộ. Trách nhiệm thuộc về Hiệu trưởng trường và Giám đốc ĐHQG TP. HCM qua các thời kỳ.
Đáng nói, do việc quản lý thiếu chặt chẽ, trường đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm ở 3 khu vực. Trách nhiệm thuộc về Hiệu trưởng trường, GĐ ĐH Quốc gia, Chủ tịch UBND thị xã Dĩ An, Chủ tịch UBND phường Đông Hòa qua các thời kỳ.
Ngoài ra, đơn vị này còn hợp tác, liên doanh liên kết không đúng quy định (bến xe buýt, kiôt, xưởng pallet, khu kinh doanh cây xanh đô thị…); Tự ý giao đất để làm trạm biến thế điện, hiện vẫn chưa hoàn tất các thủ tục;
Việc trường tạm giao 6.020m2 đất hành lang đường Xuyên Á, TTCP cũng kết luận là không có căn cứ pháp lý. Trách nhiệm thuộc về Giám đốc Sở Địa chính, chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương thời kỳ 2003.
Công tác quản lý địa chính không chặt chẽ, dẫn đến không theo dõi được tình hình biến động đất đai, thực trạng sử dụng đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng lấn. Trách nhiệm thuộc về Trưởng phòng Nông Lâm Thủy nay là Phòng Tài nguyên và môi trường, Chủ tịch UBND thị xã Dĩ An qua các thời kỳ.
Để chấn chỉnh các tồn tại trên,TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT chỉ đạo trường một số nội dung trong đó có việc xử lý các trường hợp liên doanh, liên kết (dãy ki-ốt, xưởng pallet, khu kinh doanh cây xanh, bến xe buýt) theo quy định.
TTCP kiến nghị Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP HCM tổ chức kiểm điểm và xử lý thỏa đáng các sai phạm đã nêu trên đối với các cá nhân có liên quan trong việc quản lý quản lý, sử dụng đất đai để bị lấn chiếm, giao đất ở không đúng thẩm quyền, liên kết hợp tác không đúng quy định, chậm trễ trong việc quy hoạch, lập phương án sắp xếp nhà đất.
TTCP cũng yêu cầu nhà trường tiến hành phân loại xử lý nhà đất theo quy định; Thu hồi, giải tỏa đối với khu đất cấp cho CBCNV theo quy định; Thu hồi, giải tỏa đối với khu vực hành lang dọc đường ống nước thô Hóa An - Thủ Đức…
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.