Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Thái Bình vốn được biết đến là vùng đồng quê chiêm trũng với những cánh đồng lúa trĩu hạt từng được mệnh danh là “quê hương 5 tấn”. Thế nhưng, nếu trở lại Thái Bình những năm gần đây, nhiều người sẽ bất ngờ trước sự “chuyển mình” mạnh mẽ về mọi mặt của vùng đất này.
Nổi bật trong bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm của tỉnh đó là, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 25.419 tỷ đồng, đạt 44,4% kế hoạch, tăng 4,62% so với cùng kỳ năm 2019. Cơ cấu kinh tế của Thái Bình tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực với tỷ trọng các khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản – công nghiệp và xây dựng – dịch vụ tương ứng đạt 27,27% - 40,81% - 31,92%.
Cơ cấu kinh tế Thái Bình tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực.
Chủ động đón đầu và tận dụng mọi cơ hội, đó là những gì Thái Bình đang tích cực thể hiện như một sự quyết tâm. Đến nay, toàn tỉnh đã có 7 cây cầu nối Thái Bình với các địa phương khác trong khu vực, nhiều hệ thống giao thông đã được đưa vào vận hành, tạo cơ hội lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo đà cho Thái Bình gia tăng “hấp lực” với các nhà đầu tư.
Từ Thái Bình, dễ dàng kết nối với nhiều địa phương phía Bắc như Quốc lộ 10 nối Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định; Quốc lộ 39 nối Hưng Yên – Hưng Hà – Đông Hưng và TP Thái Bình - thị trấn Diêm Điền; đường 217 sang Hải Dương; Quốc lộ 37 nối cảng Diêm Điền với Sơn La.
Ngoài ra, còn phải kể đến tuyến đường cao tốc đi qua Thái Bình nối các tỉnh Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh… và nhiều tuyến đường đang hình thành như tuyến đường ô tô cao tốc ven biển; tuyến đường nối từ cầu sông Hóa đến Quốc lộ 37; tuyến đường nối từ cầu vượt sông Trà Lý; đường từ Quốc lộ 10 vào khu công nghiệp chuyên phục vụ nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ; đường từ TP. Thái Bình đi cầu Nghìn.
Quốc lộ 10 – một trong những hạ tầng giao thông trọng điểm góp phần thay đổi bộ mặt đô thị TP. Thái Bình.
Giới chuyên gia nhận định so với nhiều tỉnh, thành phía Bắc, Thái Bình đang “thay da đổi thịt từng ngày” và trong tương lai sẽ là một trong những trung tâm công nghiệp của khu vực đồng bằng sông Hồng.
Thái Bình ngày nay đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều “ông lớn” bất động sản. Các dự án hiện diện tại đây đã góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân địa phương. Có thể kể đến sự “đổ bộ” của nhiều “ông lớn” bất động sản với các dự án tầm cỡ như Vingroup với Vincom Shophouse Thái Bình; FLC Group cùng dự án FLC Thái Bình Resort; Geleximco với dự án khách sạn Thái Bình Dream,…
Trong số các dự án được đánh giá là trọng điểm, mang lại nhiều giá trị cho địa phương phải kể TNR Grand Palace Thái Bình. Tọa lạc tại mặt đường Võ Nguyên Giáp và Hưng Long - ngay trung tâm hành chính văn hóa mới của thành phố Thái Bình - với tổng diện tích 71.285m2, TNR Grand Palace Thái Bình được quy hoạch cơ sở hạ tầng đồng bộ cùng 222 sản phẩm, bao gồm các loại hình nhà phố, nhà phố thương mại và biệt thự, tạo nên quần thể kiến trúc hiện đại, năng động cho thành phố.
TNR Grand Palace Thái Bình – “điểm sáng” đầu tư tại thành phố Thái Bình.
Bên cạnh ưu thế độc tôn về tiện ích và cảnh quan, TNR Grand Palace Thái Bình còn gắn liền với hình ảnh một khu đô thị thông minh, tiêu chuẩn hạng sang không chỉ tại Thái Bình mà còn toàn khu vực miền Bắc.
Nằm trong tổng thể bức tranh phát triển kinh tế của địa phương, TNR Grand Palace Thái Bình thực sự là “điểm sáng” đầu tư tại TP. Thái Bình với các lợi thế về hạ tầng, pháp lý và được phát triển bởi TNR Holdings Vietnam (một thành viên của TNG Holdings Vietnam).
Thông tin liên hệ đơn vị tư vấn: Hải Phát Land - Hotline: 0888 668 428 Pec Group – Hotline: 0924891111 TNT Land – Hotline: 0565516666 |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.