Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Thời gian qua, một số ý kiến cho rằng các quy định tại Điều 7, dự thảo “Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc” là không hợp lý. Nguy hiểm hơn, các ý kiến này còn cho rằng Điều 7 khiến Việt Nam đang đánh mất quyền tài phán tại các đặc khu.
Liên quan đến luồng ý kiến này, chuyên gia Nguyễn Minh Đức mới đây đã có những chia sẻ, nhận định mang tính phản biện và khẳng định quan điểm nêu trên là sai lầm. VietnamFinance xin trích đăng phân tích của ông Đức:
“Quyền tài phán là quyền ra các quyết định pháp lý đối với một vụ việc nào đó. Quyền tài phán bao gồm tài phán của các cơ quan hành chính và tài phán của các cơ quan tư pháp.
Trong quyền tài phán về tư pháp, lại phụ thuộc vào loại vụ việc mà chia nhỏ ra tiếp, gồm vụ án hình sự, vụ án hành chính, tranh chấp dân sự và việc dân sự.
Trong quyền tài phán về tranh chấp dân sự (vụ án dân sự) lại chia thành tranh chấp về dân sự, tranh chấp về hôn nhân gia đình, về lao động, về kinh doanh thương mại.
Vậy Điều 7 của dự thảo Luật đặc khu nhượng lại những quyền gì?
Trong quyền tài phán về hành chính và về tư pháp, chúng ta không nhượng lại quyền tài phán về hành chính. Tức là toàn bộ các cơ quan hành chính vẫn có quyền như bình thường.
Trong quyền tài phán về tư pháp, chúng ta không nhượng lại quyền tài phán về vụ án hình sự, về vụ án hành chính, về việc dân sự. Tức là các vụ án hình sự, vụ án hành chính, các việc dân sự vẫn thuộc thẩm quyền của toà án Việt Nam như bình thường.
Trong quyền tài phán về tranh chấp dân sự, chúng ta không nhượng lại các vụ án hôn nhân gia đình, dân sự, lao động.
Chúng ta chỉ nhượng duy nhất quyền tài phán về tranh chấp kinh doanh thương mại, gọi nhanh là tranh chấp giữa các doanh nghiệp hoặc nội bộ doanh nghiệp.
Nhưng có phải toàn bộ các tranh chấp giữa các doanh nghiệp sẽ được toà án nước ngoài giải quyết?
Câu trả lời là: Không.
Thứ nhất, Việt Nam vẫn giữ lại thẩm quyền riêng biệt. Thẩm quyền riêng biệt lớn nhất là các vụ án có liên quan đến bất động sản trên lãnh thổ Việt Nam. Tức là nếu hai doanh nghiệp nước ngoài tranh chấp kinh doanh thương mại mà có liên quan đến bất động sản tại Việt Nam thì vẫn thuộc quyền của toà án Việt Nam.
Thứ hai, Điều 7 xác định rõ là chỉ khi nào có một bên trong tranh chấp là nước ngoài, tức là khi doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ làm ăn kinh doanh với doanh nghiệp nước ngoài thì mới có thể thuộc thẩm quyền của toà án nước ngoài. Còn nếu 2 doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh với nhau thì vẫn thuộc toà án Việt Nam.
Thứ ba, thẩm quyền của toà án nước ngoài vẫn phải xếp sau sự thoả thuận của các bên. Ví dụ, khi doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài và trong hợp đồng ghi rõ “nếu có tranh chấp thì ra toà án Việt Nam” thì toà án Việt Nam vẫn có quyền.
Về vấn đề áp dụng luật, quyền tài phán và thi hành pháp quyết, trong các vụ án có yếu tố đa quốc gia (các bên tranh chấp khác quốc tịch, tài sản tranh chấp, sự kiện pháp lý nằm tại các quốc gia khác nhau) thì luôn có 3 câu hỏi đặt ra: (1) luật nào sẽ được áp dụng? (2) cơ quan/toà án nào có thẩm quyền giải quyết? và (3) phán quyết của cơ quan/toà án đó được công nhận và thi hành tại đâu? Và 3 câu hỏi này độc lập với nhau.
Chuyện một tranh chấp thương mại được xử theo luật của Pháp, do toà án Úc xử và thi hành phán quyết tại Trung Quốc là điều vẫn thường thấy trong thương mại quốc tế.
Câu hỏi hiện nay là Việt Nam đã mở đến đâu?
Với thế giới hội nhập như ngày nay, quan hệ kinh doanh có yếu tố nước ngoài là hết sức bình thường. Khi các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam ký kết hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam, cả 2 bên sẽ phải lo về rủi ro hợp đồng, nếu bên kia không tuân thủ thì mình làm thế nào?
Trong 3 câu hỏi nêu ra ở phần trên, câu hỏi 1 được trả lời một cách rộng mở nhất. Nhiều trường hợp, các bên sẵn sàng thoả thuận với nhau rằng nếu có tranh chấp, chúng ta sẽ áp dụng luật của Anh, của Mỹ, của Trung Quốc… Phần 5 của Bộ luật Dân sự Việt Nam đã mở vấn đề này lâu rồi và đó là mức độ mở của chúng ta vẫn còn là rất đóng so với các nước khác.
Câu hỏi thứ 2 về quyền tài phán thì Việt Nam cũng đã mở, cho phép các bên lựa chọn trọng tài trong nước và nước ngoài, nhưng bây giờ cho phép thêm các bên lựa chọn toà án nước ngoài. Đó là một bước mở thêm nhằm thu hút đầu tư.
Thông lệ quốc tế gọi vấn đề này là quyền tài phán ngoài lãnh thổ (Extraterritorial Jurisdiction) và nó rất phổ biến, đặc biệt trong những vấn đề kinh doanh thương mại.
Như vậy, việc mở rộng thêm cho toà án nước ngoài giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, khi có một bên là nước ngoài, khi không dính đến bất động sản của Việt Nam, và khi không thoả thuận dùng toà án Việt Nam là một thứ mở rất tí hon về mặt chủ quyền, nhưng lại có ý nghĩa lớn trong thu hút đầu tư”.
Điều 7, dự thảo Luật đặc khu quy định về giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh: “1. Tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu được giải quyết theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế và quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. 2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây: a) Trọng tài Việt Nam; b) Trọng tài nước ngoài; c) Trọng tài quốc tế; d) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập; đ) Tòa án Việt Nam. 3. Ngoài các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này, tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài còn có thể được giải quyết tại Tòa án nước ngoài, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. 4. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế có liên quan. 5. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế, Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, điều ước quốc tế. Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế, Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập không được gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật và không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam”. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.