Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Doanh nghiệp dạng M hay doanh nghiệp dạng nhiều phòng ban (M-form/multidivisional form enterprise) là loại hình cơ cấu tổ chức được áp dụng trong các công ty lớn để tránh tình trạng quản lý lỏng lẻo. Trách nhiệm đối với các hoạt động sản xuất phi tập trung hóa bằng cách thành lập nhiều phòng ban, mỗi phòng ban có cơ cấu quản lý riêng của mình.
Quyết định phân bổ vốn được tập trung hóa, tức do các giám đốc điều hành ở cấp cao hơn đưa ra. Những giám đốc này thường có vốn sở hữu ở trong công ty, nên họ có động cơ sử dụng quyền điều động vốn của mình để trừng phạt những phòng ban kinh doanh không đạt mức lãi thỏa đáng.
Oliver Williamson, người đưa ra khái niệm doanh nghiệp dạng M, lập luận rằng các doanh nghiệp tổ chức dạng M ít có khả năng theo đuổi những mục tiêu phi lợi nhuận hơn so với các doanh nghiệp tổ chức dạng U (tức thành đơn vị duy nhất), bởi vì các giám đốc ở cấp cao nhất có thể đặt ra mục tiêu lợi nhuận rõ ràng cho các phòng ban và ít khi bị mất khả năng kiểm soát cấp dưới của mình nếu so với dạng U.
Theo Williamson, doanh nghiệp tăng trưởng càng nhanh, nó càng có xu hướng chuyển từ cách tổ chức dạng U sang dạng M.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Hình thức doanh nghiệp dạng M trở nên phổ biến ở Hoa Kỳ trong những năm 1960. Các công ty không sử dụng nó hóa ra lại phát triển chậm hơn.
Trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, hình thức đơn nhất (U-form) là cấu trúc vững chắc nhất. Không giống như M-form, U-form là một cơ cấu kinh doanh trong đó một "bộ phận" của công ty duy trì sự kiểm soát của quá trình hoạch định chiến lược và ra quyết định. Trong khi mô hình này cho phép thống nhất và nhất quán, nó hạn chế các công ty phát triển và mở rộng sang các thị trường khác.
Mãi đến những năm 1920, các công ty mới bắt đầu áp dụng hình thức đa ngành phi tập trung hơn như một mô hình kinh doanh, có văn phòng trung tâm chịu trách nhiệm về các quyết định chiến lược tổng thể đồng thời cho phép mỗi bộ phận đưa ra quyết định hoạt động của riêng mình.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.