Doanh nghiệp tư nhân đang đuối sức

Huyền Trang - 27/07/2024 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo đánh giá của giới chuyên gia, nếu nhìn con số tổng thể, kinh tế Việt Nam cũng khá sáng, tăng trưởng GDP tốt, xuất khẩu cũng tốt. Song điều đáng ngại là năng lực thực sự của khu vực kinh tế tư nhân trong nước, khi họ đang đuối dần đi.

Trong bối cảnh đó nhiều ý kiến cho rằng việc cải thiện môi trường kinh doanh và hoàn thiện khung chính sách phát triển thị trường vốn sẽ là những hỗ trợ thiết thực, hiệu quả và có giá trị nhất với doanh nghiệp trong thời kỳ sau khủng hoảng.

Doanh nghiệp thiếu đơn hàng, người lao động thiếu việc

“Khó khăn” là hai từ ngắn ngọn mà ông Hoàng Quang Lâm, Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Hoàng Vượng, nói về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình ở thời điểm hiện tại. Nguyên nhân, theo ông Lâm, là bước sang năm nay, các đơn hàng vốn đã ít lại càng ít hơn, người lao động không có việc làm, doanh nghiệp đang cố gắng cầm cự nhưng không biết được thêm bao lâu nữa.

“Do khó khăn, nhiều đối tác chậm thanh toán tiền nên chúng tôi nhiều khi cũng phải nợ lương của công nhân. Việc vay vốn hỗ trợ sản xuất kinh doanh rất khó khăn bởi hầu hết các ngân hàng đều yêu cầu doanh nghiệp phải có báo cáo tài chính năm trước lãi thì năm sau mới được vay nhưng với tình cảnh khó khăn này thì doanh nghiệp lấy đâu ra lãi”, ông Lâm than vãn.

Tương tự như ông Lâm, nói với Đầu tư Tài chính, một doanh nghiệp dệt may cho biết, từ sau đại dịch Covid-19, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vốn đã khó lại còn khó hơn. “Doanh nghiệp chúng tôi mới có đơn hàng đến hết tháng 9. Nghĩa là từ nay tới hết tháng 9 nếu không có đơn hàng mới, tôi sẽ phải cho tất cả công nhân tạm nghỉ việc, dù hiện tại, số công nhân nghỉ việc đã là 25%”, vị đại diện doanh nghiệp dệt may nói.

Nếu nhìn vào thực tế của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại, có lẽ những khó khăn của 2 doanh nghiệp trên cũng chưa bằng khó khăn của hàng trăm nghìn doanh nghiệp khi phải rút lui khỏi thị trường trong 6 tháng đầu năm.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung 6 tháng đầu năm 2024, cả nước có gần 119,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 110,3 nghìn doanh nghiệp.

Đặc biệt, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) và Chỉ số sản xuất công nghiệp đều chưa phục hồi được như giai đoạn 2021 - 2022, tiêu dùng nội địa giảm mạnh. Đó là những yếu tố đang được bôi đậm trong danh sách các thách thức lớn của đà phục hồi kinh tế trong những tháng tới.

Sức khoẻ doanh nghiệp tư nhân đang ở mức báo động

Điều tra của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy bức tranh doanh nghiệp tư nhân hiện rất khó khăn. Khi hỏi hơn 10.000 doanh nghiệp tư nhân Việt Nam tại 63 tỉnh thành phố về kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh thời gian tới, chỉ có khoảng 27% khẳng định là có.

Bình luận về con số này, ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký VCCI, cho biết đây là con số thấp nhất kể từ khi VCCI tiến hành điều tra về PCI từ năm 2005 trở lại đây. “Con số này thấp hơn con số 34% - 35% của năm 2012 – 2013 khi nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với tác động kép của khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng với những bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước. Kể cả giai đoạn COVID-19, tỷ lệ này cũng lên đến 35% - 37%”, ông Tuấn nêu.

Theo ông Tuấn, nếu nhìn con số tổng thể, kinh tế Việt Nam cũng khá sáng, tăng trưởng GDP tốt, xuất khẩu cũng tốt. Song điều đáng ngại là năng lực thực sự của khu vực kinh tế tư nhân trong nước.

Ông Tuấn băn khoăn rằng hiện nay doanh nghiệp FDI có thể đóng gói cả 1 nhà máy và dịch chuyển sang một quốc gia khác nếu biên lợi nhuận của họ ở nước sở tại thấp và chi phi tăng cao. FDI có thể đến nhanh nhưng rời đi cũng nhanh.

“Điều quan trọng là năng lực nội tại của khu vực tư nhân trong nước là chỉ số vô cùng quan trọng. Nhưng đáng tiếc, con số thống kê công bố hay các phân tích về ‘sức khỏe’ tư nhân trong nước hơi ít, không sâu sắc… đây là điều bất cập”, ông Tuấn nêu.

Đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh

Trước sự khó khăn của doanh nghiệp tư nhân trong nước và số doanh nghiệp rời bỏ thị trường vẫn còn cao, TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, cho rằng Chính phủ, bộ ngành và các địa phương cần có chính sách kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

“Cần hoàn thiện lại khung chính sách cho thị trường vốn và có chính sách để doanh nghiệp trở lại và gia nhập môi trường kinh doanh mới như kinh tế điện tử, doanh nghiệp số hóa, chính phủ điện tử. Và về lâu dài, bên cạnh các chính sách gỡ khó trước mắt, cần đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính để doanh nghiệp yên tâm làm ăn, kinh doanh”, ông Doanh nói.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, khẳng định về lâu dài phải đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh để doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh.

Về môi trường kinh doanh, ông Đậu Anh Tuấn cho biết năm 2024, Nghị quyết 02 về cải thiện môi trường kinh doanh được Chính phủ ban hành trở lại.

Nghị quyết 02 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia được Chính phủ ban hành hàng năm. Nhưng sang năm 2023, Chính phủ gộp nhiệm vụ cải cách môi trường kinh doanh vào thành một nội dung của Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm nhằm khẳng định môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trong điều hành và phát triển kinh tế xã hội.

Tuy vậy, do chỉ là một trong các nhiệm vụ của Nghị quyết 01/NQ-CP nên mức độ chú ý, để tâm đến việc cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính của các bộ, ngành, địa phương ít hơn. Trong khi đó, năm 2023, doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức rào cản trong hoạt động đầu tư, kinh doanh… Do đó, Chính phủ đã khôi phục lại chương trình cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh bằng việc ban hành Nghị quyết số 02 nhằm tạo áp lực, đồng thời khơi dậy động lực, tinh thần cải cách của các bộ ngành, địa phương.

Ông Tuấn cho rằng Nghị quyết 02 là tư duy mới của Chính phủ, với mục tiêu luôn luôn cải cách, mức độ cải cách phải so sánh được với các nước khu vực ASEAN. Tư duy cạnh tranh với các nước đứng đầu trong khu vực về cải cách thủ tục hành chính là tư duy rất tích cực.

Một điểm sáng nữa là cách đây ít ngày, Thủ tướng thành lập một tổ công tác về rà soát những khó khăn, vướng mắc và đích thân Thủ tướng làm tổ trưởng, thành phần tổ là các bộ trưởng. Có thể thấy, đây là sự quyết tâm rất lớn của Thủ tướng trong việc chú trọng vào tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các đạo luật như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi… cũng được nỗ lực để có hiệu lực sớm (dự kiến 1/8). “Trong 3-4 tháng vừa qua, Chính phủ đã làm việc với 200% sức lực để thảo luận, ban hành các nghị định hướng dẫn các luật này”.

“Với sự ách tắc của thị trường bất động sản, của nhiều dự án quan trọng quốc gia, dự án liên quan tới sử dụng đất… việc các luật có hiệu lực sớm được kỳ vọng tháo gỡ vướng mắc cho thị trường bất động sản”, ông Tuấn nêu.

'Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, không quá phụ thuộc vào FDI'

'Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, không quá phụ thuộc vào FDI'

Diễn đàn
(VNF) - Trao đổi với Đầu tư Tài chính – VietnamFinance về thu hút đầu tư nước ngoài, TS. Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương nhấn mạnh: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang chảy mạnh vào Việt Nam nhưng không vì vậy mà quá phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI, cần tư duy theo hướng sản xuất toàn cầu, đẩy mạnh năng lực nội tại.
Cùng chuyên mục
Siêu bão Yagi hoành hành: Cảnh tan hoang từ tâm bão Quảng Ninh

Siêu bão Yagi hoành hành: Cảnh tan hoang từ tâm bão Quảng Ninh

(VNF) - Tâm bão Yagi vào Quảng Ninh - Hải Phòng với sức gió 149 km/h, cấp 13, cuốn bay mảng kính nhà cao tầng, giật sập cần cẩu cỡ lớn, làm đắm du thuyền.

Siêu bão Yagi càn quét đất liền: Mất điện diện rộng, cấm đường đến 20h

Siêu bão Yagi càn quét đất liền: Mất điện diện rộng, cấm đường đến 20h

(VNF) - Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các địa phương ven biển phải duy trì cấm đường, hạn chế tối đa người dân ra khỏi nhà đến sau 20h ngày 7/9.

'Niềm tự hào' 400 tỷ của Tập đoàn Năm Sao: Dự án 20ha suốt 16 năm phủ dày cỏ dại

'Niềm tự hào' 400 tỷ của Tập đoàn Năm Sao: Dự án 20ha suốt 16 năm phủ dày cỏ dại

(VNF) - Dự án Trung tâm Thương mại và du lịch quốc tế Đồng bằng sông Hồng vốn là "niềm tự hào" của Tập đoàn Năm Sao, nhưng gần hai thập kỷ trôi qua vẫn bị "đắp chiếu" bỏ mặc cỏ dại mọc dày.

Thủ tướng: 'Huy động thêm 100.000 tỷ đồng trái phiếu đầu tư hạ tầng'

Thủ tướng: 'Huy động thêm 100.000 tỷ đồng trái phiếu đầu tư hạ tầng'

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khai thác dư địa chính sách tài khoá, nghiên cứu huy động thêm khoảng 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho đầu tư phát triển hạ tầng chiến lược.

Bão Yagi tiến vào đất liền: Mái tôn bị thổi bay, cây cối đổ la liệt

Bão Yagi tiến vào đất liền: Mái tôn bị thổi bay, cây cối đổ la liệt

(VNF) - Trưa nay, tâm bão Yagi đi vào Quảng Ninh - Hải Phòng với sức gió tối đa 149 km/h, cấp 13.

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Chiến thắng thuộc về thị trường chứng khoán

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Chiến thắng thuộc về thị trường chứng khoán

(VNF) - Theo công ty nghiên cứu Ned Davis Research (NDR), dù ứng cử viên nào chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm nay thì thị trường chứng khoán cũng sẽ tăng trưởng vào năm 2025.

Điểm sáng FDI: Tổng vốn đăng ký 8 tháng đạt 20,5 tỷ USD

Điểm sáng FDI: Tổng vốn đăng ký 8 tháng đạt 20,5 tỷ USD

(VNF) - Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, thu hút FDI tiếp tục là điểm sáng, tổng vốn FDI đăng ký 8 tháng khoảng 20,5 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ.

Muốn phát triển bền vững nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu

Muốn phát triển bền vững nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu

(VNF) - Trước những tiêu chuẩn ngày càng cao của các thị trường trên thế giới về phát triển bền vững, khiến các DN Việt Nam phải quan tâm tìm hiểu và tiến tới thực thành ESG. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc này còn nhiều rào cản và dường như DN đang chưa biết phải “xuất phát” ra sao

Tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt, gánh tiếp trọng trách Sân bay Long Thanh

Tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt, gánh tiếp trọng trách Sân bay Long Thanh

(VNF) - Ông Vũ Thế Phiệt được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thay thế cho ông Lại Xuân Thanh - người vừa nghỉ hưu từ 1/9.

 DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu

DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu

(VNF) - Setra Corp, công ty liên quan hệ sinh thái bà Trương Mỹ Lan, góp vốn xây tháp Vietcombank, đang nợ gần 445 tỷ đồng lãi trái phiếu.