Doanh nghiệp Việt và công thức xây thương hiệu bền vững

Nam Phương - 12/10/2024 16:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo các chuyên gia, xây dựng và phát triển thương hiệu bền vững không chỉ giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế mà còn là trách nhiệm với xã hội

Thương hiệu khẳng định vị thế doanh nghiệp

Tại buổi tọa đàm “Xây dựng thương hiệu” tổ chức tại TP.HCM, các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp đều nhận xét, trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng cạnh tranh, việc xây dựng thương hiệu là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp Việt phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn chưa định hình việc xây dựng và phát triển thương hiệu bền vững trong giai đoạn hiện nay.

Theo ông Bùi Văn Quyền, Chủ tịch Hội Sáng chế Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Công tác phía Nam Bộ Khoa học Công nghệ, doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu để khẳng định tên tuổi của mình. Có tên tuổi, khách hàng hay đối tác sẽ thiết lập mối quan hệ hợp tác, kinh doanh. Ngoài ra, thương hiệu doanh nghiệp còn là cách thể hiện trách nhiệm không chỉ với bản thân doanh nghiệp mà còn đối với xã hội, với quốc gia.

Thương hiệu cũng là sự khẳng định vị trí, uy tín của doanh nghiệp và được pháp luật bảo hộ. Chính vì vậy sẽ là giải pháp ngăn chặn các hình thức “ăn cắp” bản quyền, nhãn hiệu… tạo môi trường minh bạch, công bằng trong sản xuất kinh doanh.

Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn xây dựng Hòa Bình

Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cho hay, vị thế thương hiệu doanh nghiệp liên quan đến 3 vấn đề, cụ thể là: Nhận diện thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp qua thương hiệu và bảo vệ thương hiệu.

Độ nhận diện thương hiệu càng lớn tương ứng càng có nhiều khách hàng, đối tác quen thuộc với logo, thông điệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Còn văn hóa doanh nghiệp chính là cách nghĩ, cách làm của doanh nghiệp sao cho đúng với “slogan” của doanh nghiệp đó. Thông qua đó có thể bao quát những mục tiêu xa hơn, thành hình lộ trình rõ ràng hơn để tiến tới thành công. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng đó lại là yếu tố nền tảng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Cuối cùng là bảo vệ thương hiệu bằng chính những sản phẩm, dịch vụ xuất sắc của doanh nghiệp và điều này cần phải được bảo vệ, gìn giữ tối đa. Doanh nghiệp có thể mất tiền, mất tài sản nhưng không thể mất giá trị thương hiệu của mình được.

Để thương hiệu bền vững, doanh nghiệp cần làm gì?

Là một nhà quản lý có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn xây dựng thương hiệu, ông Trần Văn Phát, Tổng giám đốc Công ty Robot cho rằng, thương hiệu doanh nghiệp cần “dễ đọc, dễ nhớ, dễ thấy” và các nhãn hiệu hay tên doanh nghiệp đủ 3 yếu tố này thường có ký tự O, A. “Theo thống kê của chúng tôi thì 70% những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đều có ít nhất một trong hai ký tự này”, ông Phát chia sẻ bí quyết về tên thương hiệu.

Còn ở góc độ xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nếu nhân viên được lãnh đạo quyết tâm đào tạo, triển khai thực hiện sẽ có những hành động và niềm tin vì mục tiêu chung. Đây là yếu tố nhân quả từ sự cam kết của lãnh đạo, sự đồng lòng của nhân viên hướng đến mục tiêu phát triển doanh nghiệp và chắc chắn sẽ đi đến thành công.

Ông Võ Thành Đăng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài

Với vai trò là người tư vấn thương hiệu doanh nghiệp đến từ Singapore, ông Võ Thành Đăng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài nhận định, đầu tư xây dựng thương hiệu để tạo những giá trị vô hình của doanh nghiệp, mong muốn mang lại lợi ích nhiều hơn so với việc không đầu tư vào điều đó.

Ông Đăng chia sẻ, xây dựng thương hiệu bền vững cần thực hiện 3 bước quan trọng: Đầu tiên và quan trọng nhất chính là chiến lược xây dựng thương hiệu. Bởi đó là giá trị cốt lõi, là định vị thương hiệu, là phân khúc khách hàng, là giá bán sản phẩm… của doanh nghiệp. Kế đó là hình ảnh thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp.

Triển khai 3 bước này sẽ phải thực hiện được 5 yếu tố “C”: Clear (Rõ ràng): thương hiệu phải cụ thể, rõ ràng với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp; Consistency (Nhất quán): thương hiệu phải duy trì sự nhận dạng nhất quán xuyên suốt ở mọi nơi, mọi phương tiện truyền thông; Convincement (Thuyết phục): là đặc điểm mấu chốt gắn liền với văn hóa doanh nghiệp; Class (Đẳng cấp): thể hiện ở tất cả các chi tiết sản phẩm, dịch vụ; Connections (Kết nối): là yếu tố quan trọng nhất giữa lãnh đạo, nhân viên, đối tác, khách hàng và chính bản thân người chủ doanh nghiệp.

Nhiều năm tư vấn bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp, Luật sư Nguyễn Hải Vân, Tổng giám đốc Công ty TNHH ALC Luật sư Châu Á cho biết, do thị trường ngày càng cạnh tranh, thương hiệu doanh nghiệp nói chung hay nhãn hiệu sản phẩm nói riêng rất quan trọng, nên rất nhiều doanh nghiệp hiện quan tâm đến việc thực hiện các giải pháp bảo vệ thương hiệu của mình.

Luật sư Nguyễn Hải Vân, Tổng giám đốc Công ty TNHH ALC Luật sư Châu Á

Các giải pháp cụ thể, đó là: Đăng ký các thủ tục, bảo đảm tính pháp lý của thương hiệu doanh nghiệp từ ban đầu nếu xác định thương hiệu của doanh nghiệp là tâm huyết, cần duy trì và phát triển.

Trong quá trình thương thảo hợp đồng với đối tác hay khách hàng, doanh nghiệp cần xác định điều khoản bảo hộ, bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp mình trong nội dung hợp đồng. Nhất là các sản phẩm mang tính chất trí tuệ, bản quyền cần bảo hộ.

Khi có dấu hiệu xâm phạm liên quan đến thương hiệu doanh nghiệp, nhất thiết phải có sự tư vấn của các chuyên gia, luật sư để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp trong quá trình giải quyết tranh chấp. Không để những rủi ro có thể xảy ra đối với thương hiệu doanh nghiệp của mình, có như vậy mới giữ gìn và phát triển thương hiệu bền vững.

Theo các chuyên gia, độ mở kinh tế Việt Nam ngày càng lớn, thương hiệu không chỉ là sự khẳng định mà còn là tài sản doanh nghiệp. Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, việc xây dựng và phát triển thương hiệu bền vững là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp Việt cạnh tranh, khẳng định vị thế trên trường thế giới.

Điều kiện kinh doanh đang khiến doanh nghiệp tư nhân thêm gánh nặng

Điều kiện kinh doanh đang khiến doanh nghiệp tư nhân thêm gánh nặng

Tiêu điểm
(VNF) - Kể từ khi xảy ra dịch COVID-19 quá trình cải cách điều kiện kinh doanh để trợ lực cho doanh nghiệp tư nhân đã chậm lại, thậm chí có lĩnh vực, rào cản mới còn nặng nề hơn.
Cùng chuyên mục
Vận hội tươi sáng của kinh tế tư nhân

Vận hội tươi sáng của kinh tế tư nhân

(VNF) - Dù các thống kê đều cho thấy kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng khá sáng nhưng trong hiện tại nền kinh tế vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc kinh tế tư nhân đang phải đối diện với những khó khăn, thách thức lớn. Nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thời cơ sẽ luôn đi cùng thách thức và ở hiện tại vẫn có cả vận hội và cơ hội mới được mở ra cho khu vực kinh tế năng động này.

Những trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Những trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

(VNF) - Theo Luật Đất đai 2024, người sử dụng đất trong 5 nhóm sau sẽ không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Thái Bình: Thêm 1.800 tỷ  đầu tư vào Cụm CN Hưng Nhân

Thái Bình: Thêm 1.800 tỷ đầu tư vào Cụm CN Hưng Nhân

(VNF) - Cụm công nghiệp (CCN) Hưng Nhân (Hưng Hà, Thái Bình) sẽ có thêm 3 dự án lớn với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng trong tương lai.

 'Hạt ngọc' Việt Nam có giá đắt đỏ nhất thế giới

'Hạt ngọc' Việt Nam có giá đắt đỏ nhất thế giới

(VNF) - Giá gạo của hàng loạt đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ… lao dốc mạnh, còn “hạt ngọc” của Việt Nam ổn định và đang đắt đỏ nhất thế giới.

Bản lĩnh Mỹ Hảo trong cuộc đấu với các tập đoàn đa quốc gia

Bản lĩnh Mỹ Hảo trong cuộc đấu với các tập đoàn đa quốc gia

(VNF) - Công ty Cổ phần hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo là một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam được các Tập đoàn đa quốc gia muốn M&A với mức giá hàng chục triệu USD, nhưng lại quyết không bán chỉ để giữ thương hiệu Việt. Ông Lương Vạn Vinh, nhà sáng lập công ty cho biết, ngành hóa mỹ phẩm ngày càng khó khăn, bí quyết để tồn tại là phải sâu sát với thị trường.

Quảng Nam xin đưa 11 dự án thủy điện nhỏ vào Quy hoạch điện VIII

Quảng Nam xin đưa 11 dự án thủy điện nhỏ vào Quy hoạch điện VIII

(VNF) - Quảng Nam đề nghị bổ sung 11 dự án thủy điện nhỏ chưa vận hành phát điện, với tổng công suất là 202,1MW vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.

Điều kiện kinh doanh đang khiến doanh nghiệp tư nhân thêm gánh nặng

Điều kiện kinh doanh đang khiến doanh nghiệp tư nhân thêm gánh nặng

(VNF) - Kể từ khi xảy ra dịch COVID-19 quá trình cải cách điều kiện kinh doanh để trợ lực cho doanh nghiệp tư nhân đã chậm lại, thậm chí có lĩnh vực, rào cản mới còn nặng nề hơn.

'Việt Nam đã trở lại là ngôi sao tăng trưởng của ASEAN'

'Việt Nam đã trở lại là ngôi sao tăng trưởng của ASEAN'

(VNF) - HSBC đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 lên 7,0% từ mức 6,5% do tăng trưởng quý III đạt 7,4% cao hơn nhiều dự báo trước đó của HSBC là 6,2%. Tổ chức này nhận định: 'Việt Nam đã trở lại là ngôi sao tăng trưởng của ASEAN'

'Vua hồ tiêu' Phan Minh Thông: Đừng chê nông nghiệp vì đó là vàng ròng bền vững

'Vua hồ tiêu' Phan Minh Thông: Đừng chê nông nghiệp vì đó là vàng ròng bền vững

(VNF) - Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Phúc Sinh Corporation, cho rằng các doanh nghiệp nên mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp bởi đó là vàng ròng bền vững.