'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Quý IV/2022 có lẽ sẽ là một quý “không bao giờ quên được” đối với Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC). Đó là quý nổ ra “cuộc chiến cung đình” gây xôn xao dư luận giữa ông Lê Viết Hải (đương kim chủ tịch HĐQT) và các thành viên HĐQT khác xung quanh việc ai sẽ là chủ tịch HĐQT giai đoạn tiếp theo. Đó cũng là quý mà HBC ghi nhận khoản lỗ đau nhất trong lịch sử 34 năm của mình. Đó là một cú sốc cực lớn, gần như không thể lường trước, bởi chỉ 1 năm trước đó thôi, HBC đã ngạo nghễ vượt qua Coteccons trên mọi khía cạnh để trở thành doanh nghiệp xây dựng tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Nhìn kỹ lại quý IV/2022 của HBC, có thể thấy quý này, HBC đã thất bại toàn tập. Doanh thu giảm 16%, lại còn kinh doanh dưới giá vốn, dẫn đến khoản lỗ gộp 426 tỷ đồng - là khoản lỗ gộp đầu tiên sau 13 năm liên tục có lãi (lần nhất nhất lỗ gộp là quý II/2009). Trong quý, doanh thu tài chính âm 112 tỷ đồng, chi phí tài chính gấp đôi lên 164 tỷ đồng, chi phí quản lý gấp ba lên 496 tỷ đồng. Tất cả khiến HBC lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh tới 1.214 tỷ đồng - là quỹ lỗ thuần đầu tiên kể từ quý III/2020.
Kết quý IV/2022, HBC lỗ sau thuế 1.202 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 19 tỷ đồng, đánh dấu quý lỗ đầu tiên kể từ quý II/2009 và là quý lỗ nặng nề nhất lịch sử doanh nghiệp. Có thể nói đó là kết quả không thể chấp nhận được với một doanh nghiệp từng có “thập kỷ vàng” cứ 5 năm lại tăng doanh thu gấp 5 lần.
Tuy nhiên, “người Hòa Bình” có lẽ cũng chẳng phải buồn một mình, vì đối thủ Coteccons (HoSE: CTD) cũng chẳng khá hơn được bao nhiêu. Quý IV/2022, CTD có doanh thu tăng gấp đôi cùng kỳ, là quý thứ hai liên tiếp có doanh thu tăng trưởng bằng lần. Nhưng chừng đó vẫn là không đủ với mức chi phí khổng lồ của doanh nghiệp. Kết quý IV/2022, CTD lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 7,4 tỷ đồng, đánh dấu quý thứ ba liên tiếp lỗ thuần. Và phải nhờ đến việc hoàn nhập chi phí công trình phải trả lớn hơn thực tế phát sinh và tiền hoàn nhập chi phí dự phòng bảo hành công trình, CTD mới có thể thoát lỗ, cắt đứt được mạch thua lỗ 2 quý liên tiếp trước đó.
Lũy kế năm 2022, cả HBC và CTD đều giống nhau ở điểm cốt lõi là lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh: HBC lỗ thuần 1.077 tỷ đồng (lần đầu tiên trong lịch sử), CTD lỗ thuần 53 tỷ đồng (lần thứ hai liên tiếp). Điều đó cho thấy về bản chất, hoạt động kinh doanh của cả hai “gã khổng lồ” này đều thất bại. Song, CTD may mắn hơn khi có tiền hoàn nhập để có lãi sau thuế 21 tỷ đồng, qua đó hoàn thành được kế hoạch năm, còn HBC thì chìm sâu vào thua lỗ với mức lỗ sau thuế chưa từng có 1.140 tỷ đồng, trong khi cũng chỉ hoàn thành được 80% kế hoạch năm về doanh thu.
Tình trạng bi thảm còn hơn cả HBC và CTD là Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 - VC9 (HNX: VC9). Năm 2022 có thể nói nói là một năm đầy chật vật của VC9 khi đầu năm phải xoay xở để thoát án hủy niêm yết bắt buộc, trong năm thì vật lộn với tình hình kinh doanh khó khăn và cuối năm thì phải “cắn răng” bán tài sản để thoát lỗ.
Cụ thể, quý IV/2022, VC9 có lợi nhuận gộp chỉ 4,5 tỷ đồng, giảm tới 88% so với cùng kỳ năm trước. Mức lợi nhuận gộp này là quá nhỏ so với các khoản chi phí, nên công ty lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 15 tỷ đồng. Tình thế hiểm nghèo buộc VC9 phải bán tài sản để có lợi nhuận sau thuế quý IV đạt 10 tỷ đồng, qua đó nâng lợi nhuận sau thuế cả năm lên 1,8 tỷ đồng. Khoản lãi mong manh này giúp VC9 hạ mức lỗ lũy kế xuống 105 tỷ đồng - củng cố cho nỗ lực thoát án hủy niêm yết vào đầu năm 2022.
Không đến nỗi bi đát như VC9, HBC, CTD, song quý IV và cả năm 2022 cũng đều là quãng thời gian đáng buồn với các “đại gia” xây dựng khác như: Phục Hưng Holdings (HoSE: PHC), Hưng Thịnh Incons (HoSE: HTN), Tập đoàn Xây dựng SCG (HoSE: SCG), FECON (HoSE: FCN)…
Chẳng hạn với HTN, cả năm 2022, lợi nhuận sau thuế giảm 63%, chỉ đạt 88 tỷ đồng, hoàn thành 33% kế hoạch năm.
Với PHC, tình hình có dễ chịu hơn đôi chút khi quý IV/2022, công ty này có 3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, nhưng so với cùng kỳ cũng giảm 44%; lũy kế cả năm 2022, lợi nhuận sau thuế đạt 19 tỷ đồng, giảm 65%, bằng 31% kế hoạch.
Trong khi đó, FCN cũng có một năm “hú vía” khi kết thúc 9 tháng chỉ lãi sau thuế vỏn vẹn 1,9 tỷ đồng và phải nhờ tới việc bán dự án điện mặt trời Vĩnh Hảo 6 trong những ngày cuối cùng của năm 2022 mới có được 49 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý IV, qua đó nâng lợi nhuận sau thuế cả năm lên 51 tỷ đồng, giảm 23% so với năm trước và chỉ hoàn thành 18% kế hoạch năm.
Doanh nghiệp hiếm hoi được hưởng niềm vui trọn vẹn nhất năm 2022 có lẽ là Cotana (HNX: CSC). Mặc dù quý IV/2022, doanh thu thuần giảm 47% và lợi nhuận sau thuế giảm 68%, song nhờ giai đoạn trước đó tăng trưởng mạnh mẽ, CSC đã có một năm 2022 không thể tuyệt vời hơn với doanh thu tăng gấp 2,4 lần, đạt 1.733 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng gấp 6 lần, đạt 362 tỷ đồng. Đây cũng là năm đỉnh cao của CSC về doanh thu lẫn lợi nhuận. So với mục tiêu doanh thu hợp nhất hơn 2.148 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất gần 300 tỷ đồng, công ty đã hoàn thành 80% mục tiêu doanh thu và vượt 52% mục tiêu lợi nhuận.
Ngoài CSC, Ricons cũng là doanh nghiệp xây dựng được hưởng một phần niềm vui, khi doanh thu năm 2022 đạt 11.384 tỷ đồng, tăng 41% so với năm trước và là doanh thu cao nhất lịch sử, vượt xa kế hoạch năm (10.000 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế cả năm của Ricons đạt 91 tỷ đồng, tăng 14% so với năm trước, song chỉ hoàn thành 91% kế hoạch năm.
Ngoài kết quả chua chát trên bảng kinh doanh, nhiều doanh nghiệp xây dựng cũng phải gánh chịu nỗi đau đầu với bức tranh tài sản trên bảng cân đối kế toán, bởi mới chỉ sau 1 năm, chất lượng tài sản đã xấu đi trông thấy.
Điển hình là HBC, vào thời điểm kết thúc năm 2022, các khoản phải thu đã tăng thêm 5% lên 12.212 tỷ đồng, chiếm tới 72% tổng tài sản; trong đó khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi đạt tới 774 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với đầu năm. Chính sự tăng lên chóng mặt của các khoản phải thu đã khiến dòng tiền kinh doanh năm 2022 của HBC âm tới 884 tỷ đồng.
Để bù đắp dòng tiền, HBC đã phải đẩy mạnh vay mượn, khiến dòng tiền vay/trả trong năm đạt tới 10.788 tỷ đồng/9.754 tỷ đồng, lần lượt tăng 10% và giảm 0,7% so với đầu năm. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến nợ vay của HBC cán mốc 6.130 tỷ đồng, tăng 20%; góp phần quan trọng khiến tổng nợ phải trả tăng thêm 14% lên 14.283 tỷ đồng, cao chưa từng có, gấp tới 5,4 lần vốn chủ sở hữu (tăng vọt so với mức 3,08 lần hồi đầu năm).
CTD cũng trong tình cảnh tương tự khi tại ngày cuối cùng của năm 2022, các khoản phải thu ngắn hạn đã tăng thêm 31% so với đầu năm, đạt 11.231 tỷ đồng; trong đó khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi đạt 1.049 tỷ đồng, tăng 58%, lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp. Ngoài ra, CTD cũng có các khoản phải thu dài hạn 380 tỷ đồng, nâng tổng giá trị các khoản phải thu lên 11.611 tỷ đồng, chiếm 61% tài sản.
Đó là chưa kể hàng tồn kho cũng đã tăng thêm 67% lên 2.837 tỷ đồng. Đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến dòng tiền kinh doanh năm 2022 của CTD âm rất nặng (-1.626 tỷ đồng), đánh dấu năm thứ 5 liên tiếp âm dòng tiền kinh doanh (nếu loại trừ năm 2021) - tương tự như HBC. Mức độ vay mượn của CTD cũng tăng lên rất mạnh khi nợ phải trả tăng 58%, lên 10.751 tỷ đồng, riêng nợ vay tăng gấp 256 lần, đạt 1.077 tỷ đồng - cao nhất từ trước đến nay.
Tình cảnh báo động “không kém phần long trọng” là của VC9 khi 99% tài sản của doanh nghiệp này được tài trợ bằng nợ phải trả, đồng nghĩa hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 103 lần - một tỷ lệ “khủng khiếp”.
Các doanh nghiệp còn lại có chất lượng tài sản khá hơn, song cũng không hoàn toàn lành mạnh. Như PHC, có 75% tài sản được hình thành từ nợ phải trả, đồng nghĩa nợ phải trả gấp 3,07 lần vốn chủ sở hữu, riêng nợ vay gấp 1,61 lần. CSC cũng có 90% tài sản là hàng tồn kho và các khoản phải thu. Hay Ricons có nợ vay tăng gấp 3 lần so với đầu năm, khiến hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng từ 1,6 lần hồi đầu năm lên 2,4 lần khi kết thúc năm 2022.
Với tình hình kinh doanh khá bết bát và một chất lượng tài sản đa phần ở mức tệ, các doanh nghiệp xây dựng chắc chắn sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2023, nhất là khi thị trường bất động sản - nguồn hàng chính, vẫn đang chìm đắm trong cơn khủng hoảng 10 năm mới thấy một lần và tình trạng nợ đọng đang diễn ra tràn lan, đe dọa tới dòng tiền hoạt động của các nhà thầu, vốn đã chẳng mấy dư dả.
Mặt khác, mức độ cạnh tranh trong ngành xây dựng đang trong giai đoạn vươn đến đỉnh điểm. Có thể hình dung phần nào sự khốc liệt trong cạnh tranh là có rất nhiều doanh nghiệp xây dựng sẵn sàng làm dưới giá vốn và đã có những CEO doanh nghiệp xây dựng lớn than thở với Đầu tư Tài chính rằng giai đoạn này không dám nhận nhiều dự án, vì càng làm càng lỗ.
Hiện, các doanh nghiệp xây dựng đang trong quá trình tái cấu trúc và chuyển hướng để tìm kiếm những chân trời mới, như HBC từ vài năm trở lại đây đã quyết chí “đem chuông đi đánh xứ người” bên cạnh việc lấn sân sang các hoạt động xây dựng công nghiệp, hạ tầng - tương tự như CTD đang tìm kiếm cơ hội bấy lâu. Tuy nhiên, việc chuyển hướng là chuyện không thể thực hiện trong một sớm một chiều cũng như cần một nguồn đầu tư không hề nhỏ, gồm cả nhân lực và tài lực - những yếu tố lại cũng đang là “điểm khó” đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Xét về tiềm lực, CTD có lẽ vẫn là doanh nghiệp có nhiều tiền nhất, khi có khoảng 2.000 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng. Doanh nghiệp này cũng đang nỗ lực chuyển mình khá mạnh mẽ dưới triều đại Bolat Duisenov, sau những năm trầm luân vì “nội chiến”. Ricons vẫn cho thấy sức bật mạnh mẽ khi đã trở thành doanh nghiệp lớn thứ 3 thị trường, xét theo doanh thu và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, một điều rất ít có. Trong khi đó, HBC lại đang đi vào vết xe đổ của CTD trước đây, khi “nội chiến” bùng nổ trong HĐQT và tình hình kinh doanh xấu đi rõ rệt. HTN thuộc Hưng Thịnh Group sẽ còn phải vật lộn khá nhiều để cải thiện chất lượng tài sản và tình hình kinh doanh, nhất là khi tập đoàn mẹ đang đối diện với những vấn đề lớn…
Năm 2023 vẫn sẽ là một năm rất đáng chờ đợi với những nhà quan sát thị trường xây dựng, bởi như 2022, đây là năm được dự báo là khó lường với nhiều chuyển động thú vị.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.