Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Sáng 17/5, Bộ GTVT tổ chức hội nghị "kêu gọi đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020" với mục tiêu cung cấp đầy đủ và minh bạch thông tin về dự án, quá trình sơ tuyển, yêu cầu năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật, những thông tin cần thiết về môi trường đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng tại Việt Nam.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông là dự án trọng điểm quốc gia đã được Quốc hội khóa 14 ban hành Nghị quyết số 52/2017 thông qua chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.
Trước mắt sẽ đầu tư 11 dự án với tổng chiều dài 654 km, đi qua địa phận 13 tỉnh, thành phố; gồm 3 dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, hợp đồng BOT.
Tổng mức đầu tư của các dự án khoảng 118 nghìn tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà nước tham gia là 55.000 tỷ đồng đầu tư cho 3 dự án đầu tư công, hỗ trợ toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng và góp một phần vốn xây dựng công trình để đảm bảo tính khả thi của các dự án.
Đến nay, Bộ GTVT đã phê duyệt dự án đầu tư của toàn bộ 11 dự án và đang gấp rút triển khai công tác thiết kế kỹ thuật và giải phóng mặt bằng.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư sẽ được thực hiện đấu thầu rộng rãi quốc tế để lựa chọn nhà đầu tư.
Để đảm bảo việc triển khai tuân thủ đúng các quy định pháp luật Việt Nam cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế, Bộ GTVT đã huy động 2 tư vấn giao dịch quốc tế là Deloitte và Ernst & Young. Đây là các tư vấn hàng đầu thế giới, tham gia hỗ trợ Bộ GTVT rà soát cấu trúc tài chính của dự án, xây dựng hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và dự thảo hợp đồng...
Hội nghị kêu gọi đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020
Thứ trưởng Nguyễn Nhật khẳng định các tiêu chí lựa sơ tuyển nhà đầu tư đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo đảm sự công bằng, bình đẳng cạnh tranh và minh bạch, không phân biệt nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Bất kỳ nhà đầu tư nào đáp ứng đủ năng lực, kinh nghiệm, cung cấp được dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý sẽ được lựa chọn để thực hiện dự án.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Viết Huy, Phó vụ trưởng Vụ Đối tác công tư - Bộ GTVT, khẳng định dự án cao tốc Bắc - Nam đã khắc phục được những tồn tại trong việc thu phí BOT như vừa qua. Các nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm bởi dự án cao tốc Bắc - Nam tới đây sẽ được áp dụng thu phí kín, đi bao nhiêu trả bấy nhiêu, đảm bảo công bằng tuyệt đối cho người dân và doanh nghiệp.
"Quốc hội đã thông qua mức giá cố định, tối thiểu là 1.500 đồng/xe/km, tăng dần lên 2.400 đồng và cao nhất 3.400 đồng", Phó vụ trưởng Vụ Đối tác công tư thông tin.
Cũng theo ông Huy, dự án cao tốc Bắc - Nam sẽ áp dụng dịch vụ thu phí tự động không dừng và nhà đầu tư lúc thu phí sẽ bắt buộc phải sử dụng hệ thống thu phí tự động không dừng.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cũng cho biết dự án cao tốc Bắc - Nam hoàn toàn khác với các dự án BOT trước đây đã triển khai, hiện đã xin chủ trương của Quốc hội và 500 đại biểu Quốc hội, đại diện 96 triệu dân Việt Nam biểu quyết. Toàn bộ hồ sơ mời thầu đã được lồng ghép pháp luật Việt Nam với thông lệ quốc tế dưới sự tư vấn của các nhà tư vấn lớn.
Ông Thể hi vọng tất cả các nhà đầu tư sẽ nghiên cứu nghiêm túc, khi trúng thầu sẽ thực hiện đúng các cam kết.
Bộ trưởng nhấn mạnh Việt Nam sắp hoàn thành khoảng 1.500km đường cao tốc, đang chuẩn bị đấu thầu dự án đường cao tốc Bắc - Nam với mong muốn đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 2.000km đường cao tốc. Dự kiến, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư thêm 2000 - 3.000km đường cao tốc nữa.
Theo nghiên cứu, Việt Nam cần khoảng 8.000km đường cao tốc để phát triển kinh tế - xã hội. Việc đấu thầu các dự án thành phần thuộc đường cao tốc Bắc - Nam sẽ là bài học kinh nghiệm lớn để triển khai các dự án tương tự trong giai đoạn sắp tới.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.