Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Sáng 12/11, Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức chương trình báo cáo cuối kỳ nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam; Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông chủ trì cùng các bộ, ngành; lãnh đạo các địa phương; các nhà tài trợ lớn; các chuyên gia đầu ngành đã dành trọn 1 ngày để nghe liên danh tư vấn TEDI - TRICC - TEDISOUTH và nhóm nghiên cứu của JICA.
Theo đó, kết quả nghiên cứu của dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam có điểm đầu nằm tại ga Hà Nội. Trong tương lai khi nhu cầu tăng cao, tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) số 1 không đủ năng lực đáp ứng để khai thác thêm tàu tốc độ cao thì tàu tốc độ cao dừng tại ga Ngọc Hồi. Điểm cuối của dự án nằm ở ga Thủ Thiêm, quận 2 TP. HCM, được kết nối với mạng lưới đường sắt đô thị thành phố.
"Siêu dự án" này được đề xuất có tổng chiều dài 1.545 km (cầu chiếm khoảng 60%, hầm chiếm khoảng 10%, đường chiếm khoảng 30%), đường đôi – khổ 1435 mm - điện khí hoá; bao gồm: 24 ga và 3 ga quy hoạch tiềm năng, 5 depot, 42 cơ sở bảo trì hạ tầng.
Kết quả nghiên cứu của Bộ Giao thông vận tải cho biết, giai đoạn đầu của tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ khai thác với tốc độ 200 km/h, về lâu dài có thể khai thác với tốc độ tối đa 320 km/h (tốc độ thiết kế là 350 km/h).
Về phương án lựa chọn công nghệ, đường sắt tốc độ cao sử dụng công nghệ động lực đoàn tàu phân tán (EMU) và tín hiệu điều khiển tàu tự động trên nền tảng vô tuyến điện.
Nhu cầu sử dụng đất của Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ vào khoảng 7.875 ha và tổng mức đầu tư vào khoảng 58,71 tỷ USD.
Giai đoạn đầu triển khai đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác năm 2030 đối với 2 đoạn là Hà Nội - Vinh (dài 282,65 km) và Nha Trang – TP. HCM (dài 362,15 km); Giai đoạn 2 (2030-2040 hoặc 2045) đưa vào khai thác đoạn Vinh – Nha Trang để nối thông tuyến.
Phương án đầu tư của dự án theo hình thức đầu tư công hoặc hình thức đối tác công tư – PPP (nhà nước đầu tư hạ tầng, nhà đầu tư mua sắm đoàn tàu).
Về mô hình quản lý khai thác, Bộ Giao thông vận tải cho rằng cần thành lập một công ty đầu tư và quản lý hạ tầng đường sắt tốc độ cao và thành lập 1 công ty vận tải đường sắt tốc độ cao. Công ty này sẽ đầu tư phương tiện, tổ chức vận hành khai thác và bảo dưỡng hạ tầng, phương tiện và trả phí thuê cơ sở hạ tầng cho công ty đầu tư và quản lý hạ tầng.
Trước đó, vào tháng 7/2018, Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ dự kiến lộ trình triển khai dự án đường sắt tốc độ cao. Theo đó, Bộ này phải hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án vào tháng 11/2018; Tổ chức thẩm định của Hội đồng thẩm định Nhà nước (bao gồm cả thuê tư vấn thẩm tra) trong 5 tháng: Tháng 12/2018 - 4/2019; Báo cáo các cấp có thẩm quyền (Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị) trong 2-3 tháng: Tháng 5/2019 - 7/2019; Hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án để trình Chính phủ trong tháng 8/2019; Chính phủ trình Quốc hội trong tháng 8/2019; Thông qua Quốc hội trong tháng 10/2019.
Trường hợp được Quốc hội thông qua, dự án sẽ triển khai chuẩn bị nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, GPMB từ 2020 - 2025; triển khai xây dựng từ 2026, dự kiến đưa vào khai thác đoạn ưu tiên (bao gồm cả đoạn thử nghiệm) năm 2032; tiếp tục triển khai xây dựng các đoạn còn lại từ 2035, phấn đấu hoàn thành toàn tuyến vào năm 2050.
Xem thêm: Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ đi qua bao nhiêu tỉnh, thành phố?
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.