'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đây là một trong những nội dung quan trọng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) nêu ra trong Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ chính tới nền kinh tế.
Tại dự thảo, Bộ KH&ĐT cho biết việc việc phát triển kinh tế chia sẻ có thể làm gia tăng mức độ lệ thuộc của hệ thống tài chính ngân hàng vào bên thứ ba, là các doanh nghiệp nước ngoài, dẫn đến rủi ro hệ thống, gia tăng nguy cơ mất an toàn tài chính quốc gia.
Trong đó, sự phát triển các loại hình kinh tế chia sẻ làm gia tăng nhanh các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt, giao dịch thanh toán xuyên biên giới. Sự bùng nổ nhu cầu giao dịch thanh toán điện tử tạo áp lực và thách thức lớn đối với các ngân hàng trong nước nhằm đảm bảo an toàn hệ thống và an ninh tài chính quốc gia.
Trong giai đoạn 2016-2019, số lượng giao dịch tài chính qua kênh thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 30%/năm, giao dịch qua internet tăng 50,22%/năm, giao dịch qua điện thoại di động tăng 84,84%/năm.
Gần đây, các tổ chức tài chính ngân hàng đã ứng dụng công nghệ số API, Blockchain, Big data… thông qua các nền tảng ngân hàng số (digital banking) trên cơ sở hợp tác với các công ty Fintech để cung ứng sản phẩm dịch vụ thanh toán, kết nối giữa khách hàng với ngân hàng trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, Bộ KH&ĐT cho rằng các nhà cung cấp nền tảng công nghệ lớn này lại chủ yếu ở nước ngoài, tiềm ẩn những rủi ro lớn cho hệ thống tài chính trong nước.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, trong số 200 công ty đang hoạt động trong lĩnh vực Fintech ở Việt Nam, hầu hết là do bên thứ ba cung cấp dịch vụ nền tảng và là các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này có thể làm gia tăng độ lệ thuộc của hệ thống tài chính ngân hàng vào các nhà đầu tư nước ngoài.
Một số hoạt động của Fintech có thể làm gia tăng độ lệ thuộc vào bên thứ ba của hệ thống tài chính như công nghệ Robot tư vấn và các công ty Fintech trong lĩnh vực cho vay phải dựa hoàn toàn vào bên thứ ba, hay như việc các tổ chức tài chính dần phụ thuộc vào các công ty cung ứng dịch vụ điện toán đám mây để thực hiện các hoạt động tài chính liên quan đến công nghệ này thay cho việc phải đầu tư cơ sở hạ tầng cần thiết.
Việc này có thể dẫn đến rủi ro hệ thống khi cả thị trường hoặc nhiều tổ chức lớn trên thị trường phụ thuộc vào số ít công ty cung ứng dịch vụ.
Bộ KH&ĐT cho biết loại hình Fintech đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp công nghệ lớn trong nước như FPT, Viettel, VNPT… qua hoạt động đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp.
Việc phát triển Fintech cũng thúc đẩy cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong ngành ngân hàng.
Theo đó, các công ty Fintech và các ngân hàng truyền thống đều có những ưu điểm riêng biệt mà cả hai đều có thể khai thác lẫn nhau, vừa hợp tác vừa cạnh tranh.
Với các ngân hàng, Fintech vừa là đối thủ, nhưng đồng thời cũng là đối tác giúp các dịch vụ tài chính ngân hàng được khách hàng tiếp cận dễ dàng hơn, đặc biệt là nhóm khách hàng sống ở vùng sâu, vùng xa nơi mạng lưới ngân hàng chưa bao phủ. Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng dù muốn hay không cũng phải trao phần thị trường này cho các công ty Fintech khai thác.
Đối với các công ty Fintech, điểm mạnh trong cạnh tranh là tính linh hoạt với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, cùng với việc sử dụng công nghệ đổi mới sáng tạo đã cho ra đời những sản phẩm dịch vụ tài chính thuận tiện và hiệu quả.
“Có thể coi các công ty Fintech là cánh tay nối dài của các ngân hàng trong việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính sáng tạo tới khách hàng, và điểm mạnh trong cạnh tranh của các ngân hàng cũng chính là điểm yếu trong cạnh tranh các công ty Fintech và ngược lại”, Bộ KH&ĐT nhận định.
Theo cơ quan quản lý hoạt động đầu tư, xu hướng chung sẽ là các ngân hàng và Fintech cùng hợp tác trong việc triển khai các dịch vụ tài chính để tận dụng tốt nhất các điểm mạnh của nhau.
Tuy nhiên, Bộ KH&ĐT cũng cho rằng việc phát triển Fintech cũng đi kèm rủi ro chính sách và pháp lý. Hiện nay chưa có căn cứ luật pháp để điều chỉnh đối với hoạt động của đa phần công ty Fintech trên thị trường.
Theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ đang xây dựng nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng để làm cơ sở thực tiễn xây dựng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với loại hình kinh doanh này trong thời gian tới.
Như vậy, về mặt thể chế quản lý, hoạt động Fintech ở Việt Nam chỉ đang ở giai đoạn chuẩn bị tổ chức thử nghiệm. Việc hoạt động trong điều kiện chưa có môi trường luật pháp, chính sách rõ ràng, đầy đủ là rất rủi ro.
Kể cả trường hợp Nhà nước đã xây dựng, hoàn thiện chính sách quản lý thì vẫn còn rủi ro lớn vì môi trường quản lý có thể không được như kỳ vọng của các doanh nghiệp, dẫn đến nhiều trường hợp có thể phải dừng hoạt động hoặc phá sản.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.