Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định về việc phê duyệt cập nhật Danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị trong các kế hoạch phát triển nhà ở, nhà ở xã hội của thành phố giai đoạn 2021 - 2025 (đợt 3).
Theo đó, đối với đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị, có 36 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với 10 dự án đang triển khai dự kiến hoàn thành giai đoạn 2021 - 2025 và 26 dự án dự kiến hoàn thành giai đoạn sau 2025. Ngoài ra, có 85 các dự án đang thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư.
Bên cạnh đó, có 6 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội gồm: dự án Khu nhà ở giãn dân quận Hoàn Kiếm (nhà ở xã hội) tại Khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên; xây dựng nhà ở để bán cho đối tượng thu nhập thấp Công an quận Ba Đình tại Xứ đồng Bảo Vân, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình; nhà ở xã hội để bán cho cán bộ chiến sĩ Bộ Công an tại thôn Thượng, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì;
Dự án nhà ở xã hội tại khu dân dụng Bắc Phú Cát tại xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất; dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại ô đất CT thuộc ô quy hoạch CT1 thuộc dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất để đấu giá quyền sử dụng đất tại phường Long Biên, quận Long Biên; dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại ô quy hoạch C14/NO1 phường Phúc Đồng, quận Long Biên.
Ngoài ra, có 3 dự án nhà ở thương mại, khu đô thị đề nghị điều chỉnh tên đề án. Trong đó, dự án Khu đô thị mới Long Biên điều chỉnh thành dự án Đầu tư xây dựng Khu nhà ở mới Sông Hồng; dự án Giải phóng mặt bằng phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng khu đô thị mới, chỉnh trang đô thị tại xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm điều chỉnh thành dự án xây dựng khu nhà ở thấp tầng để bán và xây dựng bãi đỗ xe, công viên cây xanh, hạ tầng kỹ thuật tại khu đất xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm.
Và dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật để đấu giá quyền sử dụng đất thôn Từ Vân, xã Lê Lợi điều chỉnh thành dự án Đầu tư xây dựng Khu nhà ở mới liền kề tại thôn Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
Phát triển nhà ở xã hội là một trong những chính sách quan trọng nhằm giải quyết nhu cầu về nhà ở cho các nhóm đối tượng có thu nhập thấp, công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời được Thủ tướng nhấn mạnh là một trong 6 định hướng lớn trong thời gian tới.
Mới đây, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng gói 30.000 tỷ đồng , trong đó 15.000 tỷ từ nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ và 15.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương và giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện.
Gói tín dụng mới dành cho các đối tượng vay mua, thuê, thuê mua, xây dựng hoặc cải tạo sữa chữa nhà ở để thực hiện chính sách xã hội. Nguồn vốn của gói 30.000 tỷ đồng sẽ lấy từ ngân sách nhà nước, khác với gói 120.000 tỷ đồng đang triển khai lấy từ các ngân hàng thương mại.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, sau hơn một năm triển khai, kết quả giải ngân gói 120.000 tỷ đồng vẫn rất thấp. Gói này mới giải ngân được hơn 1%, tức khoảng 1.234 tỷ đồng. Trong số này khoảng 1.202 tỷ cho chủ đầu tư tại 12 dự án, còn lại là người mua nhà.
Ngoài 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước, hiện có thêm TPBank và VPBank tham gia gói này, với số tiền 5.000 tỷ đồng mỗi ngân hàng.
Việc chậm giải ngân gói 120.000 tỷ đồng được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành đề án xây một triệu căn nhà xã hội. Trong giai đoạn 2021-2025, cả nước mới hoàn thành hơn 40.000 căn, đạt gần 10% kế hoạch.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.