Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Lý do thu hồi được UBND tỉnh Hà Tĩnh đưa ra là dự án không triển khai thực hiện. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Thảo Nguyên đã có Văn bản số 08 ngày 14/1/2021 xin dừng khảo sát địa điểm xây dựng văn phòng, khách sạn nêu trên và đề nghị thu hồi Quyết định số 3490 ngày 1/12/2010 của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Lãnh đạo tỉnh giao giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải; chủ tịch UBND huyện Thạch Hà, chủ tịch UBND xã Thạch Long và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định trên.
Về Công ty Cổ phần Thảo Nguyên, doanh nghiệp được thành lập vào tháng 8/2009, có địa chỉ tại thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Tính đến cuối năm 2019, Công ty Thảo Nguyên có vốn điều lệ 6 tỷ đồng, tổng tài sản 57 tỷ đồng, do ông Nguyễn Thanh Tuấn làm chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc.
Tại doanh nghiệp này, ông Nguyễn Thanh Tuấn nắm giữ 83,33% vốn điều lệ, ông Đặng Thế Vinh nắm 13,33% và bà Đặng Thị Huệ nắm 3,33% vốn điều lệ, tính đến cuối năm 2019.
Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Thạch Hà đã có rất nhiều dự án lớn đã triển khai như: nhà máy Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh (xã Tân Lâm Hương) công suất 50 triệu lít/năm của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco); nhà máy bê tông thương phẩm và cấu kiện công nghệ cao của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ vận tải Viết Hải…
Ngoài những dự án đã hoàn thiện và đi vào hoạt động, một số dự án đang được “thai nghén” có thể kể đến như: dự án nông nghiệp công nghệ cao FLC - Hà Tĩnh (xã Thạch Văn và xã Thạch Trị) với quy mô 210,3ha; dự án xây dựng văn phòng điều hành, trưng bày giới thiệu sản phẩm công ty và tổng kho phân phối thương mại (xã Thạch Long) của Công ty Kim khí Bắc Miền Trung, tổng vốn 36,9 tỷ đồng…
Với lợi thế sở hữu đường bờ biển dài khoảng 23km với những bãi biển đẹp như Thạch Hải, Thạch Văn cùng chính sách mời gọi hấp dẫn, Thạch Hà đã dần định vị hình ảnh “miền đất hứa” trong mắt các nhà đầu tư.
Điển hình vào tháng 6/2020, Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Onsen Fuji (địa chỉ Hà Nội) đề xuất đầu tư dự án khu du lịch biển cao cấp Wyndham Costa Hà Tĩnh (nằm thôn Đông Văn, xã Thạch Văn và thôn Toàn Thắng, xã Thạch Trị) có tổng mức đầu tư 952 tỷ đồng. Dự án này có diện tích 66,15ha, dự kiến sẽ đầu tư xây dựng khu shoptel; khu khách sạn; khu biệt thự du lịch và khu thương mại dịch vụ tổng hợp cung cấp các dịch vị vui chơi, giải trí.
Hay cuối năm 2020, Tập đoàn Apec cũng có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh đề xuất chủ trương đầu tư dự án sân golf Apec Mandala và dự án khu du lịch nghỉ dưỡng thương mại dịch vụ Apec Mandala Grand tại huyện Thạch Hà.
Cụ thể, dự án sân golf Apec Mandala Thạch Hà được đề xuất đầu tư với tổng diện tích 403ha (tại các xã Thạch Trị, Thạch Văn, Thạch Hội), do Công ty Cổ phần Tập đoàn Apec Group (có địa chỉ Cầu Giấy, Hà Nội) làm chủ đầu tư. Còn dự án khu du lịch nghỉ dưỡng thương mại dịch vụ Apec Mandala Grand (tại các xã Thạch Trị, Thạch Văn, Thạch Hội) có tổng diện tích 293 ha do Công ty Cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam làm chủ.
Đặc biệt, cũng trong năm 2020, tỉnh Hà Tĩnh đã đề xuất quy hoạch cảng hàng không với tên gọi sân bay quốc tế Hà Tĩnh có diện tích từ 300ha vào năm 2030 đến 450ha vào năm 2050 tại xã Thạch Văn (huyện Thạch Hà), Cẩm Dương, Cẩm Hòa (huyện Cẩm Xuyên). Đây là sân bay dân dụng quốc tế cấp 4C có 2 đường băng với chiều dài lớn hơn 1.800m. Vị trí quy hoạch sân bay đã được tỉnh dành quỹ đất từ hơn 20 năm qua.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.