'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tháng 12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Giao thông Vận tải, trong đó có việc cổ phần hóa Tổng công ty Vận tải thủy (VIVASO). Theo hồ sơ cổ phần hóa, cảng Hà Nội thuộc VIVASO là mảnh “đất vàng” có diện tích hơn 14ha tại vị trí đắc địa trung tâm Hà Nội.
Từ tháng 6/2014 đến tháng 3/2016, Bộ Giao thông Vận tải thực hiện 2 lần thoái vốn tại VIVASO. Từ tháng 4/2016 đến nay, Tổng công ty Vận tải thủy - CTCP không còn vốn nhà nước và 77% cổ phần thuộc về Công ty Liên hợp xây dựng Vạn Cường.
Những tưởng hậu cổ phần hóa, cảng Hà Nội, một đơn vị thuộc VIVASO, từng là điểm giao nhận hàng hóa quan trọng, sầm uất giữa Thủ đô, sẽ khang trang hơn, phát huy vị thế của mình, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Nhưng thực tế thật trái ngược!
Có mặt tại Cảng Hà Nội vào những ngày đầu tháng 6/2023, cũng là thời điểm các đại biểu Quốc hội đang cho ý kiến dự thảo Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản nhằm quản lý chặt chẽ tài sản công và phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lực đất đai, thật xót xa khi PV ghi nhận Cảng Hà Nội - khu “đất vàng” có diện tích hơn 14ha tại vị trí đắc địa trung tâm Hà Nội - hậu cổ phần hóa bị “xẻ thịt” cho thuê, cơ sở vật chất hoang tàn, với hàng loạt công trình xây dựng trái phép mọc lên rồi bị bỏ hoang.
Có thể nói, lĩnh vực kinh doanh chính của VIVASO càng ngày càng xấu đi khi hoạt động vận tải thủy teo tóp, cầu cảng hoạt động cầm chừng trong khi cho thuê mặt bằng và xây dựng không phép lại nở rộ.
Hiện nhiều cầu cảng để hoang hóa, không thể sử dụng vì các cần cẩu đều đã được tháo dỡ. Hạ tầng hư hỏng, cây dại mọc khắp nơi, cao quá đầu người. Mùi xú uế nồng nặc cùng rác thải, xà bần vương vãi.
Xe cộ, phương tiện giao thông gây ách tắc con đường vào cảng chủ yếu phục vụ các dịch vụ cho thuê kho bãi tại đây. Nhiều dãy nhà kho được chia nhỏ làm trụ sở, nơi sản xuất của doanh nghiệp tư nhân, làm bãi đỗ xe tải, xe khách, gara sửa chữa ô tô… Nhiều nơi còn là hàng quán xập xệ, bát nháo.
Nhiều công trình xây dựng, “biệt phủ” không phép tại khu vực Cảng Hà Nội được xây dựng ken đặc trên đất thuộc phạm vi cảng. Các công trình này nằm rải rác hai bên đường Bạch Đằng đoạn từ ngã 3 phố Lãng Yên - Bạch Đằng đến giáp chân cầu Vĩnh Tuy. Được biết, những công trình này được xây dựng trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2015. Mãi đến năm 2017, Thanh tra xây dựng quận Hai Bà Trưng mới lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư Công ty Sao Nam Sông Hồng do đã có hành vi xây dựng công trình không được cấp phép tại Cảng Hà Nội.
Tại hiện trường, PV ghi nhận, đa số công trình không phép tại Cảng Hà Nội đều được xây dựng theo kiểu “biệt phủ”, trong tình trạng hoang tàn xuống cấp nghiêm trọng. Được biết, trước đây báo chí cũng đã không ít lần thông tin về việc cảng Hà Nội bị doanh nghiệp tư nhân mua lại nhằm “thâu tóm” “giữ” đất vàng. Và cho đến nay, câu chuyện diện tích đất vàng của Cảng Hà Nội được quản lý, sử dụng như thế nào vẫn là điều khiến dư luận hết sức quan tâm.
Ngày 2/3/2023, TTCP đã có thông báo kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật trong cổ phần hóa, thoái vốn tại Tổng công ty Vận tải thủy (VIVASO). Theo đó, thanh tra cho biết, trước khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, VIVASO phải thực hiện xác nhận, đối chiếu công nợ và phải được khách nợ, chủ nợ ký biên bản. Nhưng trong hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp, VIVASO xác nhận, đối chiếu cả những khoản công nợ khi chưa được khách nợ, chủ nợ ký biên bản đối chiếu. Điều này là vi phạm quy định của Bộ Tài chính.
Cảng Hà Nội không theo dõi khoản công nợ phải thu của Công ty TNHH Sao Nam Sông Hồng trên sổ sách kế toán với số tiền trên 16 tỷ đồng, vi phạm Luật Kế toán; dẫn đến việc xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, thoái vốn sai mất vốn nhà nước với số tiền trên 16 tỷ đồng, cần phải được xử lý theo quy định.
TTCP khẳng định, việc xác định đối chiếu cả những khoản công nợ khi chưa được khách nợ, chủ nợ ký biên bản đối chiếu thuộc trách nhiệm VIVASO; xác định giá trị doanh nghiệp thiếu vốn, mất vốn nhà nước trên 16 tỷ đồng thuộc trách nhiệm Cảng Hà Nội, VIVASO.
Về xử lý trách nhiệm, Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét xử lý cá nhân, tổ chức đã không kiểm tra, xử lý tình trạng xây dựng trái phép, không phép trên khu đất Cảng Hà Nội, thuộc Tổng công ty vận tải thủy -CTCP, xử lý dứt điểm các vi pham nêu trên.
Có thể nói, thực tế diễn biến hiện nay cho thấy, hoạt động tại Cảng Hà Nội của VIVASO sau cổ phần hóa chủ yếu là cho thuê mặt bằng và xây dựng công trình không phép. Dư luận bức xúc về hiệu quả hậu cổ phần hóa khiến Cảng Hà Nội khiến cảng ngày càng xập xệ hơn, đồng thời đặt ra nghi vấn có hay không việc chủ sở hữu cảng chỉ muốn giữ “đất vàng” để trục lợi?
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.