Hết kiên nhẫn với MTIP, Quảng Trị quyết tìm nhà đầu tư mới làm dự án bến cảng 14.200 tỷ

Nghi Xuân - 26/08/2021 18:18 (GMT+7)

(VNF) - Sự chậm trễ tiến độ kéo dài thể hiện năng lực tài chính, kinh nghiệm của nhà đầu tư (Công ty Cổ phần Liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy - MTIP), buộc tỉnh Quảng Trị phải chủ trì, điều phối dự án khu bến cảng Mỹ Thủy theo hướng kêu gọi thêm các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm tham gia.

VNF
Phối cảnh dự án khu bến cảng biển Mỹ Thuỷ (Quảng Trị).

Báo cáo về tình hình triển khai thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tại cuộc họp mới đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến cho biết đến thời điểm này, nhà đầu tư dự án khu bến cảng Mỹ Thủy là Công ty cổ phần Liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy - MTIP chưa thực hiện được những nội dung như đã cam kết với UBND tỉnh Quảng Trị.

Đặc biệt, từ khi có quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ (ngày 4/1/2019) đến nay, MTIP chưa hoàn thành các thủ tục liên quan theo quy định để triển khai dự án (thiết kế cơ sở, báo cáo đánh giá tác động môi trường; phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án; quyết định cho thuê đất…).

Công ty cổ phần Liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy cũng nhiều lần thay đổi cam kết về mốc thời gian thi công dự án nhưng không thực hiện theo đúng cam kết.

Trước tình trạng này, ngày 3/8 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Trị đã có văn bản cảnh báo việc chậm trễ tiến độ cam kết thi công xây dựng dự án gửi nhà đầu tư.

Trong văn bản này, Quảng Trị khẳng định không chấp nhận việc chậm trễ tiến độ thi công dự án và yêu cầu MTIP chịu trách nhiệm về những thiệt hại như đã cam kết với UBND tỉnh Quảng Trị.

Tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Quang Tùng một lần nữa khẳng định dự án khu bến cảng Mỹ Thủy là một trong những cơ sở quan trọng để phát triển khu kinh tế Đông Nam. Do đó, các ngành, các cấp đã tập trung mọi nổ lực để hỗ trợ nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án. 

Tuy nhiên, sự chậm trễ tiến độ kéo dài đã thể hiện năng lực tài chính, kinh nghiệm của nhà đầu tư. Điều này buộc tỉnh Quảng Trị phải chủ trì, điều phối dự án theo hướng kêu gọi thêm các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm tham gia.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Quang Tùng cũng đề nghị lãnh đạo tỉnh kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực tài chính, năng lực chuyên môn để triển khai dự án kịp thời.

Trước đó, dự án khu bến cảng Mỹ Thủy được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án năm 2019. Nhà đầu tư thực hiện dự án là Công ty Cổ phần Liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy, tổng vốn đầu tư của dự án là 14.234 tỷ đồng, trong đó, vốn góp của nhà đầu tư để thực hiện dự án là 2.143 tỷ đồng.

Tiến độ thực hiện dự án đầu tư gồm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 từ năm 2018 - 2025, sẽ đầu tư 4 bến cảng, tổng vốn đầu tư 4.946 tỷ đồng; giai đoạn 2 từ năm 2026 – 2031, sẽ đầu tư 3 bến cảng, tổng vốn đầu tư 4.980 tỷ đồng; giai đoạn 3 từ năm 2032 - 2036, sẽ đầu tư 3 bến, tổng vốn đầu tư 4.308 tỷ đồng.

Nhà đầu tư đã tổ chức lễ khởi công xây dựng giai đoạn 1 vào ngày 27/2/2020, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai thi công xây dựng công trình.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị hồi tháng 4 vừa qua, đại diện Công ty Cổ phần Liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy thừa nhận khó khăn lớn nhất của dự án là vấn đề huy động vốn. Bên cạnh đó, một số thủ tục pháp lý vẫn chưa hoàn thiện do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Thời điểm đó, nhà đầu tư dự án này khẳng định đã thu xếp được nguồn vốn và cam kết sẽ nỗ lực giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, quyết tâm triển khai dự án vào cuối quý II/2021; đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của lãnh đạo và chính quyền tỉnh Quảng Trị để dự án được triển khai thuận lợi và đạt kết quả tốt nhất trong thời gian sớm nhất.

Chủ đầu tư làm ăn "bết bát", chìm trong thua lỗ

Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy được thành lập năm 2015 với số vốn điều lệ là 500 tỷ đồng. Trụ sở doanh nghiệp nằm tại số 169 quốc lộ 9, phường 5, TP. Đông Hà, Quảng Trị. Ông Cho Gilhyung (sinh năm 1967) là người đại diện pháp luật và là tổng giám đốc của công ty.

Cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp này diễn biến khá phức tạp. Từ lúc thành thành lập, cổ đông của Công ty Cổ phần liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy bao gồm: Công ty TNHH Đầu tư phát triển dịch vụ xây dựng Việt Nam (70%), Công ty TNHH Phát triển khoáng sản Duy Tân (25%) và cá nhân ông Trần Hưng Khánh.

Đến thời điểm 31/12/2020, Công ty TNHH Đầu tư phát triển dịch vụ xây dựng Việt Nam vẫn sở hữu 75% cổ phần, Công ty Duy Tân không còn nắm giữ vốn và ông Trần Hưng Khánh đã chuyển nhượng 100.000 cổ phần cho bà Trần Mai Chi (chỉ còn nắm khoảng 0,67%).

Dữ liệu của VietnamFinance cho thấy giai đoạn 2016-2019, Công ty Cổ phần Liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy chìm trong thua lỗ.

Cụ thể, trong khoảng thời gian này, Công ty Cổ phần Liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy không ghi nhận doanh thu thuần và liên lục báo lỗ. Năm 2016, doanh nghiệp này báo lỗ 1,7 tỷ đồng, đến năm 2017 số lỗ giảm xuống còn 238 triệu đồng.

Đặc biệt, năm 2018, Công ty Cổ phần Liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy lỗ sau thuế hơn 100 tỷ đồng và năm 2019 lỗ tiếp 77,6 tỷ đồng.

Tổng tài sản của Công ty Cổ phần Liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy trong giai đoạn 2016 – 2019 cũng đã tăng trưởng hơn 200 lần, từ mức 1,3 tỷ đồng trong năm 2016 lên 354 tỷ đồng vào năm 2019. Toàn bộ tài sản này được hình thành từ việc tăng vốn chủ sở hữu của công ty.

Với Công ty TNHH Đầu tư phát triển dịch vụ xây dựng Việt Nam (doanh nghiệp nắm giữ 75% cổ phần của Công ty Cổ phần Liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy), doanh nghiệp này cũng do ông Cho Gilhyung làm người đại diện pháp luật và là tổng giám đốc. 

Tương tự như Mỹ Thủy, bức tranh tài chính của doanh nghiệp này cũng không mấy khả quan. Giai đoạn 2016 – 2019, Công ty TNHH Đầu tư phát triển dịch vụ xây dựng Việt Nam cũng không ghi nhận doanh thu thuần. Doanh nghiệp này cũng chìm trong thua lỗ với các khoản lỗ cụ thể như sau: năm 2016 lỗ gần 2 tỷ; năm 2017 lỗ 1,1 tỷ; năm 2018 lỗ 821 triệu và năm 2019 lỗ 1,3 tỷ đồng.

Đến năm 2019, tổng tài sản của Công ty TNHH Đầu tư phát triển dịch vụ xây dựng Việt Nam là 315 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả chiếm đến 271 tỷ đồng, 44 tỷ còn lại là vốn chủ sở hữu.

Xem thêm >>> Dự án bến cảng Mỹ Thuỷ 14.200 tỷ đồng tại Quảng Trị tiếp tục 'trễ hẹn'

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

(VNF) - Dự án xây dựng tổ hợp khách sạn cao cấp tiêu chuẩn 5 sao Tam Cốc - Bích Động ở Ninh Bình hiện vẫn dở dang, "đắp chiếu" sau 15 năm xây dựng

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

(VNF) - UBND tỉnh Bình Dương có thể thu về 18.525 tỷ đồng nếu thoái bớt 30,44% cổ phần tại Becamex IDC theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

(VNF) - Theo chuyên gia, vấn đề an toàn thông tin và quản trị rủi ro luôn được tính đến khi xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, một số cách làm chưa đúng đã dẫn tới sự kém hiệu quả dù đã bỏ ra không ít vốn.

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

(VNF) - Theo luật mới, Quảng Ninh sắp tới sẽ có 6 khu vực bị cấm phân lô, bán nền. Trước những quy định mang tính ràng buộc, diễn biến phân khúc đất nền tại đây đang cho thấy có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi lượng tin đăng bán đất nền, đất dự án tăng mạnh.

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/5 cho biết một đường ống dẫn dầu thô có thể được bổ sung vào dự án Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2) đã được lên kế hoạch để vận chuyển khí đốt tới Trung Quốc.