Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngày 28/6, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 70/2020/NĐ-CP để thông qua mức lệ phí trước bạ mới áp dụng đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ nay đến hết năm 2020.
Theo đó, chính phủ đã chính thức thông qua mức thu lệ phí trước bạ mới với toàn bộ ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự được sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% so với mức thu cũ quy định tại Nghị định 20/2019.
Sau năm 2021, mức thu lệ phí trước bạ với các dòng ô tô nói trên sẽ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định 20/2019.
Trước đó, tỷ lệ giảm 50% này được đưa ra trong nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trận tự an toàn xã hội, trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Theo đó, mục đích giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước nhằm kích thích tiêu dùng trong nước.
Sau khi lệ phí trước bạ chính thức giảm 50% tư ngày 28/6, ô tô sản xuất lắp ráp trong nước tiếp tục có cơ hội giảm giá bán, khi thuế suất thuế nhập khẩu nhiều loại linh kiện để lắp ráp ô tô mà trong nước chưa sản xuất được sẽ chính thức giảm về mức 0%.
Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Nghị định 57/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 10/7. Nghị định này gồm nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 122/2016/NĐ-CP về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định 125/2017.
Sua khi Chính phủ thông qua việc giảm 50% lệ phí trước bạ áp dụng cho các mẫu xe lắp ráp trong nước, nhiều hãng xe kinh doanh tại Việt Nam đã đổi hướng từ nhập khẩu sang lắp ráp để hưởng ưu đãi này.
Trong cùng một ngày, hai thương hiệu xe Nhật Bản là Honda và Mitsubishi đồng loạt xuất xưởng hai dòng SUV trọng điểm của mình, đồng thời đưa vào lắp ráp trong nước thay vì nhập khẩu như trước đây.
Nếu như Mitsubishi quyết định đưa vào lắp ráp Xpander ngay trong nước do thiếu hụt nguồn cung từ Indonesia thì Honda cũng “nội địa hoá” mẫu xe ăn khách của mình là CR-V. Điều đáng nói là cả hai thương hiệu này vẫn chưa công bố về tỷ lệ nội địa hoá của xe.
Không chỉ riêng hai liên doanh xe Nhật là Mitsubishi và Honda, một trong những “ông lớn” của thị trường ô tô tại Việt Nam là Thaco Trường Hải cũng đưa mẫu xe Kia Seltos vào lắp ráp ngay tại nhà máy Chu Lai, Quảng Nam để hưởng chính sách từ nhà nước.
Ngoài ra, một hãng xe đến từ Trung Quốc là MG cũng cho biết đang lên kế hoạch sẽ đưa vào lắp ráp hai mẫu xe MG HS và MG ZS ngay tại Việt Nam, cụ thể là tại nhà máy của Tan Chong ở Đà Nẵng.
Việc chuyển hướng nội địa hoá của các đại gia xe nhằm tận dụng các chính sách ưu đãi để giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh với các đối thủ trong nước được xem là một trong những động thái nổ lực để phục hồi thị trường sau dịch Covid-19.
Xem thêm: Cơ hội nào cho xe MG HS ‘made in China’ tại thị trường Việt Nam?
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.