Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Keppel Land Việt Nam – công ty thuộc Tập đoàn Keppel (Singapore) là một trong những nhà đầu tư bất động sản nước ngoài lớn mạnh nhất trên thị trường bất động sản Việt Nam.
Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây (2021 – 2022), kết quả kinh doanh của công ty này khá tệ khi liên tục lỗ trước thuế với mức lỗ lần lượt là 82 tỷ đồng và 31 tỷ đồng.
Xem thêm: Bất ngờ kết quả kinh doanh của Keppel Land Việt Nam
Không chỉ đi xuống về kinh doanh, chất lượng tài sản của Keppel Land Việt Nam cũng trở xấu rất nhanh kể từ năm 2020. Biểu hiện rõ nét nhất là sự gia tăng liên tục, nhanh chóng của các khoản phải thu, cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong cơ cấu tổng tài sản.
Cụ thể, nếu như năm 2018, các khoản phải thu mới chỉ là 95 tỷ đồng, chiếm 34% tổng tài sản thì sang năm 2019, con số tuyệt đối đã tăng lên 133 tỷ đồng (tương đương tăng 40%) và chiếm tới 70% tổng tài sản.
Năm 2020, giá trị các khoản phải thu tiếp tục tăng thêm 77%, lên 236 tỷ đồng, chiếm 79% tổng tài sản. Năm 2021, mức tăng là 46% và chiếm tới 92% tổng tài sản.
Đà tăng tiếp diễn ở năm 2022, với mức tăng 33%, đạt 462 tỷ đồng và chiếm 91,3% tổng tài sản.
Cùng với sự gia tăng của các khoản phải thu là sự suy giảm rất mạnh về quy mô vốn bằng tiền của Keppel Land Việt Nam. Từ năm 2018 đến 2021, tiền và tương đương tiền của công ty đã giảm một mạch từ 179 tỷ đồng xuống chỉ còn chưa đầy 11 tỷ đồng, tương đương giảm 94%. Năm 2022, lượng tiền và tương đương tiền có sự phục hồi, tăng 2,5 lần, nhưng giá trị tuyệt đối cũng chỉ là 27 tỷ đồng.
Song, điều đáng nói hơn cả là tài sản của Keppel Land Việt Nam đều được tài trợ từ nợ phải trả, bởi suốt từ năm 2018 đến năm 2022, Keppel Land Việt Nam luôn trong tình trạng âm vốn chủ sở hữu.
Cụ thể, năm 2018, tài sản của công ty là 279 tỷ đồng, song nợ phải trả lên tới 450 tỷ đồng, đồng nghĩa vốn chủ âm 171 tỷ đồng. Mức âm vốn chủ trong năm 2019 là 145 tỷ đồng, năm 2020 là 31 tỷ đồng, năm 2021 là 114 tỷ đồng và 2022 là 145 tỷ đồng.
Trong cơ cấu nợ phải trả, nợ vay luôn chiếm một tỷ trọng lớn, lần lượt các năm từ 2018 đến 2022 là: 75%, 54%, 53%, 51%, 53% với giá trị tuyệt đối dao động từ 170 tỷ đồng đến 350 tỷ đồng.
Tính đến năm 2022, lỗ lũy kế của Keppel Land Việt Nam đã lên tới 164 tỷ đồng, cho thấy tình trạng rất căng thẳng của doanh nghiệp này.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.