Khởi động lại chương trình phát triển điện hạt nhân
Chính phủ đã giao Bộ Công thương nghiên cứu điện hạt nhân của các nước, đề xuất phát triển loại năng lượng này tại VN. Như vậy, sau hơn 1 thập niên, trước nhu cầu về nguồn điện, VN có thể khởi động lại phát triển điện hạt nhân trong tương lai.
Giúp bổ sung nguồn điện nền, giảm thiểu rủi ro về môi trường
Tại thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ mới đây về tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện khí, gió ngoài khơi, Thường trực Chính phủ đã giao Bộ Công thương rà soát tổng thể các nguồn điện trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đến 2030 (Quy hoạch điện 8); định hướng chuyển nguồn năng lượng nền từ điện than sang điện khí, ưu tiên sản xuất trong nước để tăng trưởng đạt 12 - 15% mỗi năm, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Đặc biệt, ngoài các nguồn năng lượng hiện nay, Thường trực Chính phủ yêu cầu nghiên cứu kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân (ĐHN) của các nước để đề xuất phát triển loại năng lượng này tại VN trong thời gian tới. Và việc nghiên cứu phát triển ĐHN có thể giúp bổ sung nguồn điện nền, giảm thiểu rủi ro về môi trường…
![Nghiên cứu lại phát triển điện hạt nhân- Ảnh 1.](https://i.ex-cdn.com/vietnamfinance.vn/files/content/2024/09/18/dien-hat-nhan-dong-vai-tro-quan-trong-bao-dam-an-ninh-nang-luong-trong-tuong-laianh-reuters-1726585212248385081091-105700.jpg)
Trong Quy hoạch điện 8, ĐHN không được đề cập nhưng báo cáo đề nghị sửa đổi Quy hoạch điện 8, Bộ Công thương đã đề cập các nhà máy ĐHN cỡ nhỏ, công suất khoảng 300 MW cho mỗi tổ máy, chỉ bằng 1/3 công suất phát của các lò truyền thống. Các nhà máy này sản xuất lượng điện có hàm lượng carbon thấp, thời gian xây dựng ngắn, chỉ khoảng 2 - 3 năm.
Thực tế, từ sau sự cố nhà máy ĐHN Fukushima xảy ra năm 2011 tại Nhật, ngành ĐHN toàn cầu có sự chững lại. Đến nay, có 32 quốc gia đang dùng năng lượng hạt nhân để phát điện, với trên 437 lò phản ứng, tổng công suất khoảng 390.000 MWe, chiếm khoảng 10% tổng lượng điện năng toàn cầu. Dự kiến đến năm 2035, ĐHN sẽ tăng hơn 30% so với hiện nay, thêm khoảng 10 - 12 quốc gia tham gia. Do đó, Bộ Công thương cho rằng có thể xem xét nghiên cứu phát triển năng lượng hạt nhân lò phản ứng cỡ nhỏ, gồm nhà máy ĐHN nổi trong tương lai tại VN.
Trước đó vào năm 2009, VN đã phê duyệt kế hoạch phát triển 2 nhà máy ĐHN đầu tiên, nhưng các kế hoạch này đã bị gác lại vào năm 2016 theo Nghị quyết 31 của Quốc hội, sau thảm họa hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản. Dự thảo luật Điện lực (sửa đổi) đang lấy ý kiến cũng có đề cập tới phát triển loại hình điện này và xác định ĐHN là một trong những loại năng lượng mới.
Điện hạt nhân là lựa chọn tốt trong tương lai
Chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình cho rằng muốn tiến đến net zero, bắt buộc phải làm ĐHN. Giờ mới khởi động, chỉ là nghiên cứu để đưa vào luật thì 10 năm sau có thể vẫn chưa có ĐHN. Dù vậy theo ông Đình, đây là việc bắt buộc phải làm bởi chúng ta không còn nguồn nào nữa. "Than và khí không đủ, phải nhập khẩu, phụ thuộc hoàn toàn giá thế giới; thủy điện phát triển hết mức rồi, nhiệt điện than tiến tới không đầu tư thêm nữa và giảm phụ thuộc dần; điện mặt trời và gió không ổn định. Thế nên, nguồn điện nền ngoài điện khí, có nguồn ĐHN trong tương lai khi điện than giảm mạnh là cần thiết", ông Đình phân tích.
Dù vậy theo chuyên gia này, đề xuất làm lò ĐHN nhỏ nhằm rút ngắn thời gian đầu tư và sớm đưa vào vận hành không khả thi. Mô hình này hiện các quốc gia phát triển ĐHN vẫn còn nghiên cứu và chưa đưa vào áp dụng phổ biến, chủ yếu dùng trên tàu ngầm, tàu sân bay. "Lò nhỏ trên mặt đất có Nga và Trung Quốc làm, nhưng không phổ biến. Nhật và Mỹ cũng đang nghiên cứu và khá dè dặt với loại hình lò nhỏ này. Thế nên, đã đi sau và rất chậm thì ta không nên mạo hiểm làm ĐHN lò nhỏ. Chúng ta có thể tham khảo lò ĐHN do Argentina vay vốn, mua kỹ thuật từ Trung Quốc cách đây chục năm với nguồn vốn đầu tư 8 tỉ USD, công suất 1.200 MW, là quy mô nhà máy mà VN có thể tham khảo, hướng đến trong thu hút đầu tư", ông Đào Nhật Đình gợi ý và cho rằng nếu nghiên cứu và tham khảo ĐHN các nước, thì nên tham khảo lò hạt nhân mà các nước đã làm khá phổ biến, an toàn và độ tin cậy cao.
TS Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử VN, cũng bày tỏ sự ủng hộ việc VN cần sớm khởi động lại chương trình ĐHN và cho biết tại COP28, nhiều nước ủng hộ ĐHN nhằm giúp cân bằng giữa việc khử carbon chống sự nóng lên của trái đất và vấn đề an ninh năng lượng. Biến đổi khí hậu với xu thế nóng ấm toàn cầu và ô nhiễm môi trường đang làm thay đổi cơ cấu nguồn điện. Năng lượng tái tạo được ưu tiên, nhiệt điện than đang giảm dần và bị hạn chế mạnh, đặc biệt ở các nước tiên tiến. Thậm chí ngay cả Trung Quốc, Ấn Độ..., ĐHN vận hành an toàn là nguồn điện không phát thải khí CO2, không gây ô nhiễm môi trường. Vì thế, đây là một lựa chọn tốt trong thời gian tới, song song với năng lượng tái tạo.
TS Trần Chí Thành dẫn chứng, Nhật Bản sau khi có sự cố Fukushima đã đóng cửa 54 tổ máy ĐHN để kiểm tra về an toàn, sau đó cấp phép hoạt động trở lại. Nhật Bản không bỏ ĐHN và hiện họ đã tái khởi động, đang vận hành 12 lò hạt nhân. Kế hoạch của đất nước này là ĐHN sẽ duy trì ở mức 20 - 22%, hạn chế tối đa nhiệt điện than, đến năm 2030 sẽ đóng cửa khoảng 100 tổ máy nhiệt điện than. Điện tái tạo, điện khí hóa lỏng (LNG) và ĐHN sẽ là thành phần chính trong hệ thống điện. Bên cạnh đó, hiện Mỹ là quốc gia có nhiều tổ máy ĐHN nhất thế giới, đóng góp khoảng 20% sản lượng điện toàn quốc và vẫn tiếp tục phát triển nguồn điện này.
"VN đã đầu tư phát triển nhiều nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, nhưng số sử dụng công suất thấp, có đặc tính không ổn định, nên sản lượng điện sản xuất ra từ các nguồn này ít hơn khoảng 4 lần so với các nguồn điện ổn định nói trên. Tính không ổn định sẽ làm cho hệ thống điện mất cân bằng và có thể dẫn đến sự cố, nếu mất điện sẽ làm các cơ sở cần dùng điện ổn định bị thiệt hại nhiều. Trong khi đó, một số ngành như sản xuất chip là ngành mà VN đang hướng tới, khi sản xuất cần điện năng ổn định trong thời gian dài. Nếu điện không ổn định, các mẻ sản xuất sẽ bị hỏng và thiệt hại là rất lớn, đến hàng chục triệu USD. ĐHN là nguồn điện ổn định, công suất lớn. Theo tôi, phát triển ĐHN là cần thiết cho một hệ thống điện ổn định. Và trong tương lai, đó không chỉ là điện năng, mà là tiềm lực của một đất nước", TS Trần Chí Thành nêu quan điểm.
Góp ý dự thảo luật Điện lực sửa đổi, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội cũng cho rằng VN có tiềm năng về phát triển ĐHN và thời gian qua đã chuẩn bị bước đầu tư cơ bản. Trong bối cảnh thế giới đang quay trở lại đầu tư, việc phát triển nguồn năng lượng này trở nên quan trọng. Đặc biệt, ĐHN được xem là một phương án quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng và đạt mục tiêu net zero vào năm 2050, như cam kết của Chính phủ.
Trung Quốc phê duyệt kỷ lục 11 dự án điện hạt nhân, tổng vốn 31 tỷ USD
- Nhà nước độc quyền xây dựng nhà máy điện hạt nhân 20/08/2024 07:15
- Tỷ phú Bill Gates khởi công nhà máy điện hạt nhân 4 tỷ USD 12/06/2024 08:45
- Nga – Trung tham vọng xây nhà máy điện hạt nhân trên Mặt trăng 06/03/2024 12:02
Hà Nội: Xây nhà hát và công viên nghệ thuật 12.000 tỷ tại Tây Hồ
(VNF) - Dự án xây dựng nhà hát Ngọc Trai và công viên văn hóa nghệ thuật có diện tích hơn 19ha tại phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Tổng vốn đầu tư dự kiến 12.756 tỷ đồng.
Cần 22 tỷ USD cho điện hạt nhân, nhà máy ở Ninh Thuận khó vận hành trước 2035
(VNF) - Tại dự thảo điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương đánh giá dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có thể sẽ được vận hành vào năm 2035. Đồng thời, Bộ này mong muốn nâng công suất điện hạt nhân lên trên 4.000MW
Toàn cảnh nút giao 3 tầng hiện đại nhất TP.HCM sau 2 năm thi công
(VNF) - Nút giao An Phú là dự án giao thông trọng điểm tại TP Thủ Đức, TP.HCM, được khởi công vào tháng 12/2022 với tổng vốn đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng. Công trình gồm 3 tầng, bao gồm các hầm chui và cầu vượt, nhằm giảm ùn tắc giao thông cửa ngõ phía Đông thành phố.
Amkor Technology: 'Ông lớn' bán dẫn và tham vọng tỷ USD tại Việt Nam
(VNF) - Là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn, Amkor Technology đã có mặt tại Việt Nam với khoản đầu tư cam kết 1,6 tỷ USD đến năm 2035. Amkor Technology đã đưa vào vận hành nhà máy tại Bắc Ninh vào năm 2023 và đang lên kế hoạch mở rộng đầu tư trị giá tỷ USD ở Việt Nam
Thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành đóng tàu và cảng biển Việt Nam
(VNF) - Mới đây, Công ty Van der Leun Việt Nam đã ký kết thoả thuận chiến lược với Schneider Electric góp phần chuyển đổi xanh trong ngành tàu biển.
Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Thủ tướng yêu cầu làm nhanh, trình Quốc hội tháng 4/2025
(VNF) - Tối 9/2, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, Thủ tướng Phạm Minh Chính ủng hộ chủ trương xây dựng, bổ sung thêm một số chính sách vượt trội để thu hút nhà đầu tư vào Khu thương mại tự do, phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng.
Thủ tướng: Nghiên cứu kỹ chủ trương xây dựng sân bay Lý Sơn
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tỉnh Quảng Ngãi nghiên cứu kỹ chủ trương xây dựng sân bay Lý Sơn. Nếu có lợi, giao tỉnh làm cơ quan có thẩm quyền để kêu gọi hợp tác công tư.
Hoàn thành cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn trong năm 2025
(VNF) - Đó là yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn sáng 9/2.
Bình Định: Đầu tư hàng nghìn tỷ phát triển hạ tầng kinh tế biển
(VNF) - Bình Định đầu lớn cho hàng loạt dự án để khai thác kinh tế biển với các khu đô thị, đường ven biển và cảng cá quy mô lớn.
Hoàn thành thủ tục đầu tư Sân bay Chu Lai 11.000 tỷ đồng trước tháng 6/2025
(VNF) - Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với tỉnh Quảng Nam ngày 8/2. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu chọn doanh nghiệp đầu tư sân bay Chu Lai, hoàn thành thủ tục trong 6 tháng đầu năm 2025
Tháng đầu năm 2025, 4,34 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam
(VNF) - Trong tháng 1/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 4,34 tỷ USD, tăng 48,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đồng Nai trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 14 dự án lớn
(VNF) - Các dự án được trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc ngành sản xuất chất bán dẫn; linh kiện điện, điện tử; cơ khí chế tạo; dệt; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn.
Thái Bình: Chi gần 5.000 tỷ làm 25km đường nối với Hưng Yên
(VNF) - Tỉnh Thái Bình đã quyết định đầu tư Dự án xây dựng tuyến đường từ thành phố Thái Bình đi huyện Hưng Hà kết nối với tỉnh Hưng Yên, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 4.928 tỷ đồng.
Thông xe đoạn cao tốc gần 30.000 tỷ Bến Lức - Long Thành
(VNF) - Ngày 7/2, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tổ chức Lễ thông xe đưa vào khai thác 2 đoạn tuyến thuộc dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành
Bình Định: Đấu thầu chọn nhà đầu tư nhà máy điện rác 1.500 tỷ đồng
(VNF) - UBND tỉnh Bình Định vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Long Mỹ sử dụng công nghệ đốt rác phát điện, theo hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Sóc Trăng 'xin' TW 19.400 tỷ đồng đầu tư hạ tầng Cảng Trần Đề
(VNF) - UBND tỉnh Sóc Trăng đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải nhu cầu vốn đối với các dự án đầu tư hạ tầng chiến lược trong giai đoạn 2025 - 20. Trong đó có các hạng mục thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng Trần Đề.
Hà Nam: Gọi đầu tư khu đô thị mới 13.600 tỷ tại Thị xã Kim Bảng
(VNF) - UBND tỉnh Hà Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Tượng Lĩnh với tổng vốn đầu tư trên 13.600 tỷ đồng.
TP.HCM: Gọi vốn 800.000 tỷ đầu tư vào 535 dự án ở TP.Thủ Đức
(VNF) - Ngày 6/2, UBND TP. HCM đã tổ chức hội nghị công bố đồ án quy hoạch chung TP. Thủ Đức đến năm 2040 và xúc tiến, giới thiệu mời gọi đầu tư 535 dự án với 5 loại hình đầu tư, tổng nguồn vốn dự kiến trên 800.000 tỷ đồng.
'Bản đồ' đầu tư của các tập đoàn công nghệ Hàn Quốc tại Việt Nam
(VNF) - Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc. Những khoản đầu tư hàng tỷ USD từ các DN này đã thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ cao tại Việt Nam, tạo ra hàng trăm nghìn việc làm, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế.
Hà Nội: Đầu tư gần 12.000 tỷ làm cầu Ngọc Hồi vượt sông Hồng
(VNF) - Hà Nội đã kiến nghị giao cho địa phương này là cơ quan chủ quản thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi bắc qua sông Hồng nối với Hưng Yên.
Bộ Công Thương cảnh báo: ‘Nguy cơ thiếu điện tăng cao’
(VNF) - Bộ Công Thương đã có cảnh báo: Nhiều dự án nguồn và lưới điện theo Quy hoạch điện VIII đang gặp khó khăn trong triển khai, làm tăng nguy cơ thiếu điện.
Đồng Nai: Nhà máy nhiệt điện 1,4 tỷ USD lên lưới, mang về nguồn thu về 18.000 tỷ/năm
(VNF) - Ngày 5/2, nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 (tỉnh Đồng Nai) đã hòa lưới thành công trên lưới điện quốc gia. Dự kiến vào tháng 7, nhà máy điện Nhơn Trạch 3 được đưa vào vận hành thương mại.
Bí thư Đà Nẵng: Thông tuyến chính cao tốc Hòa Liên – Túy Loan trước 30/8/2025
(VNF) - Trong buổi kiểm tra tiến độ dự án cao tốc Hòa Liên - Túy Loan mới đây, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu 30/8/2025 hoàn thành tuyến chính và 30/12/2025 hoàn thành toàn tuyến.
Các mốc tiến độ tới ngày khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cuối 2027
(VNF) - Từ 2025 giải phóng mặt bằng, tái định cư sẽ được tiến hành, song song với các thủ tục chuẩn bị về mặt đầu tư để kịp khởi công dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào quý IV/2027.
Bộ Tài chính đề xuất miễn tiền thuê đất 15 năm cho dự án nông nghiệp
(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn từ 5 tới 15 năm. Sau đó, tiếp tục giảm 50% tiền thuê đất trong các năm tiếp theo.
Hà Nội: Xây nhà hát và công viên nghệ thuật 12.000 tỷ tại Tây Hồ
(VNF) - Dự án xây dựng nhà hát Ngọc Trai và công viên văn hóa nghệ thuật có diện tích hơn 19ha tại phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Tổng vốn đầu tư dự kiến 12.756 tỷ đồng.
Khu đất vàng 900 tỷ bên sông Hàn - Đà Nẵng chờ sang tay cho đại gia
(VNF) - Khu đất tại 250 - 252 - 254 Bạch Đằng, nằm bên bờ sông Hàn, là trụ sở cũ của Cục Hải quan Đà Nẵng được đấu giá gần 900 tỷ đồng.