Không có chuyện LG bán nhà máy tại Hải Phòng, tiếp tục chơi lớn tại Việt Nam
Nguyên Đức - Thu Lê -
18/04/2021 13:11 (GMT+7)
Kinh doanh thua lỗ khiến Tập đoàn LG phải đóng cửa mảng kinh doanh smartphone, nhưng điều đó không ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư của “ông lớn” này ở Việt Nam.
Tổ hợp LG Electronics Việt Nam tại Hải Phòng. Ảnh: Thanh Tân
Không bán nhà máy ở Hải Phòng
Thông tin trong những ngày gần đây, ngay sau khi Tập đoàn LG (Hàn Quốc) tuyên bố ngừng kinh doanh mảng smartphone, “ông lớn” này đang rao bán các nhà máy sản xuất smartphone trên toàn cầu, bao gồm cả nhà máy LG Electronics Việt Nam, đặt tại Khu công nghiệp Tràng Duệ (Hải Phòng).
Thậm chí, thông tin từ các tờ báo Hàn Quốc còn cho biết, LG đã rao bán nhà máy ở Hải Phòng, nơi đang sản xuất khoảng 10 triệu smartphone/năm, chiếm một nửa sản lượng của hãng này, với giá 100 tỷ won (tương đương 2.067 tỷ đồng). Các hãng tin dự báo, rất khó để LG tìm được một đối tác thích hợp, bởi các hãng sản xuất smartphone Việt Nam đều đã có nhà máy riêng. Do đó, LG đang cân nhắc việc chỉ bán đất nhà máy.
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cho biết: “Không có việc LG rao bán nhà máy. Thông tin này chỉ là tin đồn”. Theo khẳng định của ông Kiên, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng chưa nghe được thông tin LG rao bán nhà máy ở Hải Phòng và cũng chưa nhận được các đề xuất giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến nội dung này, nếu đó là sự thực.
“Hiện tại, tất cả các nhà máy ở LG vẫn hoạt động bình thường”, ông Lê Trung Kiên khẳng định.
Thông tin này đã một lần nữa được bà Lương Thị Minh Thu, Giám đốc Nhân sự của LG Electronics Việt Nam xác nhận. Bà Thu là người được lãnh đạo của LG Electronics Việt Nam trao quyền trả lời phóng viên Báo Đầu tư liên quan đến vấn đề trên.
“LG không bán nhà máy sản xuất smartphone tại Hải Phòng, mà chỉ dừng sản xuất. Việc dừng sản xuất mảng smartphone tại nhà máy Hải Phòng không ảnh hưởng đến hoạt động của LG Electronics Hải Phòng, vì tại nhà máy này còn sản xuất các sản phẩm khác. Lao động sẽ được điều chuyển sang các bộ phận khác trong nhà máy, dây chuyền cũng sẽ được sử dụng lại một phần, số còn lại sẽ tiêu hủy”, bà Thu cho biết.
Cũng theo bà Thu, khu vực sản xuất smartphone nằm trên tầng 2 của một tòa nhà, nằm trong Tổ hợp LG Electronics Việt Nam tại Hải Phòng và chỉ chiếm một phần nhà máy. “Do vậy, việc thanh lý mặt bằng như như báo chí đưa tin là không đúng”, bà Thu khẳng định.
Theo nguồn tin của Báo Đầu tư, hiện tại, dây chuyền sản xuất smartphone của nhà máy LG Hải Phòng đã ngừng hoạt động. Nhiều khả năng, khu vực sản xuất này sẽ sớm được tái cơ cấu và chuyển sang sản xuất tủ lạnh, một trong những sản phẩm điện tử gia dụng mà LG có thế mạnh. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng liên quan đến việc sẽ sản xuất sản phẩm nào tại khu vực nhà máy smartphone vẫn chưa được LG đưa ra.
Cú “bước hụt” của LG
Chuyện LG phải bán nhà máy, như tin đồn, hay ngừng sản xuất smartphone để chuyển sang sản phẩm khác, như thông tin đã được xác nhận, là xuất phát từ một cú “bước hụt” của tập đoàn này, khi mảng kinh doanh smartphone đã liên tục thua lỗ trong 24 quý liên tiếp, kể từ năm 2015. Mức lỗ tổng cộng của LG ở mảng này đã lên tới 5.000 tỷ won (tương đương 4,5 tỷ USD), một con số không nhỏ.
Có rất nhiều lý do để lý giải cho việc vì sao LG “tục dốc không phanh” ở mảng smartphone, dù đã từng có thời điểm đứng ở vị trí thứ ba các nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, chỉ xếp sau Samsung và Apple. Không những chậm chạp hơn các đối thủ, như Samsung, Apple, và đặc biệt là các tên tuổi mới nổi của Trung Quốc, như Oppo, Huawei, Xiaomi…, ở phần cứng, mà LG cũng gặp nhiều vấn đề khi ra mắt thị trường.
Để cứu mảng kinh doanh này, tháng 4/2019, LG đã quyết định đóng cửa nhà máy tại Hàn Quốc và chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam. Khi đó, nhiều thông tin cho rằng, việc LG đưa ra quyết định này xuất phát từ việc chi phí nhân sự ở Việt Nam chỉ bằng 1/8 so với ở Hàn Quốc. Nhờ thế, LG có thể cắt giảm chi phí, cải thiện lợi nhuận.
Sau khi chuyển sản xuất sang Việt Nam, công suất sản xuất của nhà máy LG Electronics Hải Phòng sẽ tăng tới 83%, lên mức 11 triệu sản phẩm/năm. Tuy nhiên, có lẽ tình hình không được cải thiện, LG buộc phải ngừng mảng kinh doanh này.
Trước đó, LG cũng đã từng rao bán mảng kinh doanh smartphone và cũng đã từng có tin đồn rằng, Tập đoàn Vingroup đã ngỏ ý mua lại mảng kinh doanh này từ LG. Một vài công ty khác cũng đã có thương thảo với LG, nhưng cuối cùng, mọi việc bất thành. Đầu tháng 4/2021, LG buộc phải đưa ra quyết định ngừng kinh doanh smartphone.
Mặc dù việc LG rút khỏi lĩnh vực smartphone để lại không ít sự tiếc nuối, giống như Nokia đã từng, song theo giới chuyên gia, đây là một quyết định đúng đắn, bởi thực tế, nhiều năm qua, LG liên tục thua lỗ ở mảng này. Sớm rút lui, LG sẽ giảm bớt thiệt hại và tập trung vào những mảng kinh doanh có thể mang lại lợi nhuận lớn, như thiết bị gia dụng, hoặc tập trung vào mảng kinh doanh mới là linh kiện ô tô điện và robot. Thậm chí, theo một số ước tính, việc khai tử mảng smartphone có thể cải thiện lợi nhuận hàng năm của LG lên tới 800 tỷ won (tương đương 708 triệu USD).
Điều này có vẻ là hiện thực, khi LG cũng vừa công bố kết quả kinh doanh sơ bộ quý I/2021, với doanh thu 18.800 tỷ won (tương đương 16,8 tỷ USD), lợi nhuận 1.500 tỷ won (1,3 tỷ USD). Đáng chú ý là, trong khi mảng smartphone kinh doanh thua lỗ, thì mảng điện tử gia dụng đã đạt doanh thu tới 6.000 tỷ won (5,37 tỷ USD), đạt lợi nhuận trên 800 tỷ won (716,4 triệu USD).
Và con đường không đổi ở Việt Nam
Tháng 9/2013, LG chính thức nhận giấy chứng nhận đầu tư cho Dự án LG Electronics Việt Nam ở Khu công nghiệp Tràng Duệ, với vốn đầu tư 1,5 tỷ USD và rất nhanh chóng sau đó được xây dựng, để đưa vào hoạt động từ tháng 10/2014, cho dù tới tháng 3/2015 mới chính thức làm lễ khánh thành. Đó là lúc LG bắt đầu đại kế hoạch đầu tư tại Việt Nam, dù trên thực tế, LG có nhà máy tại Việt Nam đầu tiên từ năm 1995.
Sau khi nhà máy LG Hải Phòng khánh thành, LG đã chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất các thiết bị điện tử gia dụng, như TV, tủ lạnh, máy lạnh, máy hút bụi… từ Hưng Yên về đây. Khi đó, trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu, tuy điện thoại di động cũng được đăng ký sản xuất, song với quy mô rất nhỏ. Sau này, khi LG chuyển việc sản xuất smartphone sang nhà máy LG Hải Phòng, công suất tăng mạnh so với trước, song trên thực tế, tỷ trọng sản xuất smartphone tại đây chỉ chiếm một phần khiêm tốn trong tổng sản lượng của toàn Tổ hợp.
Thế nên, dù chỉ là suy đoán, thì việc bán nhà máy hoặc thậm chí chỉ là chuyển nhượng đất cũng khó có thể xảy ra, trừ phi nhà máy đó chỉ sản xuất riêng smartphone.
Còn nhớ, tại lễ khánh thành nhà máy LG Electronics Hải Phòng, ông Bon-joon Koo, Phó chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn LG đã khẳng định, nhà máy mới của LG tại Hải Phòng sẽ “đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược sản xuất toàn cầu của LG”.
Sau đó, LG - cũng giống như người đồng hương Samsung - đã biến Việt Nam trở thành một cứ điểm sản xuất toàn cầu của mình. Năm 2016, LG tiếp tục đầu tư dự án LG Innotek, vốn đầu tư 550 triệu USD, để sản xuất các loại module camera và các loại linh kiện điện tử. Đến tháng 3/2018, LG Innotek tiếp tục tăng vốn thêm 501 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư của dự án này lên 1,051 tỷ USD.
Cùng với dự án LG Innotek, vào tháng 4/2016, LG Display đã chốt khoản vốn đầu tư đầu tiên tại Việt Nam, với 1,5 tỷ USD. Dự án này chuyên sản xuất và gia công sản phẩm màn hình OLED nhựa cho các thiết bị di động như điện thoại di động, đồng hồ thông minh, máy tính bảng...
Không phải là dự án đầu tiên, nhưng LG Display mới là dự án nhận được nguồn vốn “khủng” nhất từ Tập đoàn LG. Đầu năm nay, LG đã quyết định đầu tư thêm 750 triệu USD cho dự án này và sau nhiều lần điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đến nay, LG Display đã có tổng vốn đầu tư 3,25 tỷ USD. Việc LG Display không ngừng mở rộng đầu tư nhà máy sản xuất các loại màn hình được cho là để đáp ứng nhu cầu đang ngày càng gia tăng đối với các loại màn hình thế hệ mới của Apple.
Không chỉ đầu tư lớn, đến nay đã đạt 5,8 tỷ USD, LG cũng đạt kết quả kinh doanh khá tốt tại thị trường Việt Nam. Cụ thể, theo con số được công bố mới đây, năm 2020, nhà máy LG Electronics Việt Nam đạt 5.556 tỷ won (trên 118.000 tỷ đồng), lợi nhuận ròng 197 tỷ won (4.200 tỷ đồng). Trong khi đó, nhà máy LG Innotek đạt doanh thu 1.743 tỷ won (37.100 tỷ đồng), lợi nhuận ròng 99 tỷ won (2.100 tỷ đồng). Còn LG Display đạt doanh thu 1.830 tỷ won (3.512 tỷ đồng), lãi sau thuế 165 tỷ won (3.512 tỷ đồng).
Kết quả kinh doanh tốt như vậy, LG sẽ “không dại” rời bỏ Việt Nam. Thậm chí, theo nguồn tin riêng của Báo Đầu tư, LG còn đang tiếp tục xem xét mở rộng đầu tư. Khoản vốn đầu tư mới có thể lên tới cả tỷ USD.
Như vậy, cũng giống như các “đại gia” công nghệ khác đang chọn Việt Nam là điểm đến, LG sẽ “chơi” đường dài ở Việt Nam và sẽ không thay đổi chiến lược đầu tư tại đây. Phần còn lại là liệu Việt Nam sẽ tận dụng cơ hội này như thế nào, để không chỉ LG tiếp tục đầu tư lớn tại Việt Nam, mà phải làm sao để các doanh nghiệp Việt có thể kết nối và tham gia được vào chuỗi sản xuất toàn cầu của tập đoàn này.
(VNF) - Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, đặc biệt là IPO, đóng vai trò quan trọng giúp startup công nghệ mở rộng quy mô. Tuy nhiên, tại Việt Nam, con đường này vẫn gặp nhiều rào cản từ chính sách.
(VNF) - Ngày 26/3, UBND tỉnh An Giang và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030. Cũng trong khuôn khổ sự kiện, hai bên đã tổ chức lễ ra mắt bệnh án điện tử (VNPT EMR), đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình chuyển đổi số lĩnh vực y tế của tỉnh An Giang.
(VNF) - MMO (Make Money Online) không chỉ là xu hướng kiếm tiền thời đại số mà còn là cơ hội để tạo dựng thu nhập bền vững. Tuy nhiên, với hàng loạt hình thức khác nhau, người mới rất dễ bị lạc lối hoặc mắc phải những sai lầm khiến công sức đổ sông đổ bể.
(VNF) - Tập đoàn Space Exploration Technologies (SpaceX) của Hoa Kỳ, đơn vị cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh được phép thí điểm có kiểm soát dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp (Starlink) tại Việt Nam.
(VNF) - Starlink, dự án Internet vệ tinh của SpaceX do tỷ phú Elon Musk sáng lập, sắp được triển khai thí điểm tại Việt Nam. Đây là bước đi quan trọng trong việc mở rộng hạ tầng viễn thông, giúp cải thiện khả năng kết nối Internet ở vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, SpaceX cũng đang lên kế hoạch đầu tư mạnh vào Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ này.
(VNF) - Ngày 26/3, Tổng công ty Viễn thông MobiFone công bố chính thức cung cấp dịch vụ 5G. Đây là hoạt động mới nhất của nhà mạng này sau khi được chuyển về Bộ Công an.
(VNF) - Nhờ các công ty như DeepSeek đã tìm ra cách sử dụng chip và áp dụng thuật toán hiệu quả hơn, Trung Quốc đã thu hẹp khoảng cách phát triển AI với Mỹ xuống chỉ còn 3 tháng trong một số lĩnh vực, theo nhận định của CEO công ty khởi nghiệp Trung Quốc 01.AI Lee Kai-fu.
(VNF) - Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã mở đường cho rất nhiều công nghệ tại Việt Nam. Trong đó, giới công nghệ và kinh doanh dựa trên blockchain đang kỳ vọng đây sẽ là bước đột phá chính sách để đưa công nghệ này bùng nổ.
(VNF) - Đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế đang trên đà phát triển tại khu vực Đông Nam Á, lãnh đạo Mastercard cho rằng Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển thanh toán kỹ thuật số.
(VNF) - Theo khảo sát của CPA Australia, các khoản đầu tư vào công nghệ tiếp tục mang lại lợi nhuận cao và nhanh chóng, 88% doanh nghiệp nhỏ cải thiện lợi nhuận trong năm qua nhờ vào đầu tư công nghệ. Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) trong 2024 tăng gấp đôi so với 2023, đạt mức 44%
(VNF) - Huawei vừa ra mắt dòng điện thoại thông minh Pura X với trợ lý AI tiên tiến được nâng cấp bởi DeepSeek, có khả năng tương tác theo cảm xúc và nhận diện tâm trạng người dùng. Thiết bị này chạy hoàn toàn trên hệ điều hành HarmonyOS Next, đánh dấu bước tiến lớn trong việc giảm phụ thuộc vào hệ điều hành Android của phương Tây.
(VNF) - Trường THCS và THPT Đinh Thiện Lý (Đinh Thiện Lý) đã xuất sắc giành tấm vé mơ ước để tham dự Giải Vô địch Thế giới - VEX Robotics World Championship 2025 tại Dallas, Texas, Hoa Kỳ.
(VNF) - TS Chu Thanh Tuấn cho rằng Việt Nam nên áp dụng chính sách thuế cân bằng giữa việc thu hút đầu tư và đảm bảo nguồn thu ngân sách. Thay vì áp thuế giao dịch cao, nên tập trung vào thuế lợi nhuận vốn hợp lý, miễn VAT, thu thuế doanh nghiệp từ các sàn giao dịch và xây dựng khung pháp lý rõ ràng.
(VNF) - Các sàn giao dịch tiền số nên được yêu cầu báo cáo các giao dịch và sự kiện chịu thuế cho cơ quan thuế, có thể theo thời gian thực hoặc thông qua hồ sơ định kỳ.
(VNF) - Ông Sarim Aziz, Giám đốc Chính sách công tại Meta nói: "AI là thành tố quan trọng đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình. Để phát triển được AI cần sự bao trùm, thu hút sự quan tâm của mọi người dù đó là người giàu hay người nghèo, đa dạng về giới, về văn hóa...
(VNF) - Theo ông Trương Gia Bình, nếu nhiều năm trước, Việt Nam gần như vô danh trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới thì ngày nay, Việt Nam trở thành cái nôi nguồn nhân lực chất lượng cao.
(VNF) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trước ngày 13/3, Bộ Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan, sớm hoàn thiện hồ sơ Nghị quyết thí điểm để quản lý các hoạt động liên quan đến tiền ảo
(VNF) - Theo LS Lê Minh Phiếu, thay vì Nhà nước đứng ra lập sàn, cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân triển khai sàn giao dịch “made in Vietnam”, qua đó hình thành hệ sinh thái giao dịch tiền kỹ thuật số trong nước.
(VNF) - Theo công bố mới nhất từ nền tảng đo lường tốc độ Internet i-Speed (Trung tâm Internet Việt nam - VNNIC), VNPT là nhà mạng có tốc độ internet nhanh nhất Việt Nam trong liên tục các tháng 12/2024 và tháng 1/2025, với tốc độ trung bình cao hơn các nhà mạng khác gần 1,5 lần.
(VNF) - Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, đặc biệt là IPO, đóng vai trò quan trọng giúp startup công nghệ mở rộng quy mô. Tuy nhiên, tại Việt Nam, con đường này vẫn gặp nhiều rào cản từ chính sách.