‘Không nên nới thêm room tín dụng để hỗ trợ thị trường bất động sản’
Kỳ Thư -
23/11/2022 17:47 (GMT+7)
(VNF) - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp, Học viện Tài chính cho rằng đề xuất nới thêm room tín dụng không hợp lý, bởi thị trường bất động sản hiện nay có quá nhiều vấn đề.
HoREA cho biết, nhiều doanh nghiệp bất động sản đứng trước rủi ro mất thanh khoản.
Mới đây, Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp bất động sản.
Tại văn bản này, HoREA cho biết, nhiều doanh nghiệp bất động sản đứng trước rủi ro mất thanh khoản, buộc phải thực hiện các biện pháp dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO để tồn tại.
"Có trường hợp doanh nghiệp bất động sản tinh giản tối đa bộ máy, giảm 50% lực lượng lao động hoặc vay vốn ngoài xã hội với lãi suất rất cao hay thanh lý tài sản, dự án với chiết khấu tới 40% giá hợp đồng", văn bản từ HoREA cho biết.
Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu đã có văn bản kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét nới trần tín dụng thêm khoảng 1%, tương đương 100.000 tỷ đồng nguồn vốn tín dụng hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm. Đồng thời, tháo gỡ khó khăn về pháp lý, trái phiếu doanh nghiệp đối với ngành bất động sản.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp, Học viện Tài chính cho rằng đề xuất nới thêm room tín dụng không hợp lý, bởi thị trường bất động sản hiện nay có quá nhiều vấn đề. Việc tái cấu trúc, xem xét chặt chẽ nguồn vốn vào thị trường này rất quan trọng. Do vậy, việc tiếp tục nới room để hỗ trợ một ngành (trong khi đang cần hạn chế) là không nên.
Ông Thịnh nhấn mạnh động thái kiểm soát rủi ro tín dụng bất động sản là phù hợp ở thời điểm này, bởi lẽ nếu không siết chặt tình trạng ngân hàng cho vay sân sau, bắt tay với doanh nghiệp bất động sản mua trái phiếu doanh nghiệp của doanh nghiệp bất động sản để đảo nợ… thì đến một lúc nào đó mức độ nguy hiểm sẽ lan rộng.
“Hơn nữa, việc tăng giá bất động sản sẽ ngày càng hút dòng vốn của các nhà đầu tư và nhà đầu cơ vào thị trường này, cùng với nguồn cung hạn chế, lượng cung tiền lớn trên thị trường sẽ đẩy giá bất động sản tiếp tục tăng. Việc siết tín dụng cũng là một trong những biện pháp giảm lượng tiền vào lĩnh vực này, góp phần đưa bất động sản về giá trị thực, tránh xảy ra bong bóng bất động sản, gây khủng hoảng lan rộng sang khu vực tài chính - tiền tệ; đồng thời thanh lọc nhà đầu tư yếu kém”, ông Thịnh nói.
Tuy nhiên, ông Thịnh cho rằng cũng cần xem xét mức độ tín dụng bất động sản một cách linh hoạt, phù hợp với từng ngân hàng và từng dự án, cần cung cấp vốn vay cho người có nhu cầu ở thực…
Trước đó, trả lời báo chí, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup cũng cho rằng, việc cấp thêm room tín dụng cho bất động sản là một giải pháp đáng xem xét, song nên ưu tiên giải ngân cho người mua nhà và có sự giám sát chặt chẽ. Cách thức thực hiện nên là khi tiền bán nhà được chuyển đến tài khoản chủ đầu tư, thì ngân hàng giám sát và thu tiền lại ngay.
“Ngân hàng giải ngân đến đâu, thu nợ đến đó. Làm được như vậy thì rủi ro ngân hàng thấp hơn và kiểm soát được thu nợ và tránh rủi ro từ việc chủ đầu tư mang tiền đi thực hiện dự án khác hoặc mục đích khác. Để thực hiện điều này, NHNN nên có hướng dẫn tiêu chí về đối tượng là người mua nhà để tránh đầu cơ”, ông Thuân nói.
Mặc dù vậy, trong bối cảnh rất nhiều ngân hàng có sở hữu chéo phức tạp, ông chủ ngân hàng có mối liên hệ tinh vi với các doanh nghiệp bất động sản sân sau như hiện nay, thì việc đảm bảo dòng vốn chảy đúng địa chỉ là một thách thức với cơ quan quản lý.
(VNF) - Ông Lê Khánh Lâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam cho rằng, 10 - 12% mức thuế suất hợp lý để ngay cả công ty Mỹ tại Việt Nam cũng vận hành một cách hiệu quả
(VNF) - Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cho rằng, việc phát triển kinh tế tư nhân không thể là bài toán tách rời từng nhóm chủ thể, mà phải là chiến lược toàn diện dựa trên cấu trúc hệ sinh thái liên kết đa tầng. Để kiến tạo một hệ sinh thái như vậy, điều kiện tiên quyết là phải dỡ bỏ “trần thể chế” và thiết kế lại chính sách theo “số đo riêng” cho từng tầng doanh nghiệp, thay vì “may đồng phục” như hiện nay.
(VNF) - GS-TS. Vũ Minh Khương - Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh, cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn từ nay đến năm 2030 – 2045 nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững. Hiện nay, việc quản lý chủ yếu thiên về kiểm soát tuân thủ quy định, trong khi nhiều quy định này chưa thực sự tạo động lực cho tăng trưởng trong tương lai.
(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đang đặt ra mục tiêu đầy “tham vọng” là tăng trưởng GDP trên 8% trong năm 2025 và xa hơn là đạt mức tăng trưởng hai con số (10% trở lên) trong những năm tiếp theo. Để hiện thực hóa tham vọng này, theo các chuyên gia, cải cách mô hình quản lý kinh tế sẽ giúp bộ máy phát triển một cách trơn tru, có thể giúp cải thiện tăng trưởng GDP lên 1 - 2%, thêm cơ hội tăng trưởng 2 con số.
(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên, việc lấn biển phải đặt trong câu chuyện muốn phát triển thì phải đánh đổi. Định hướng lấn biển để có không gian phát triển phải nghĩ một cách tích cực, đừng để mất cơ hội của Đà Nẵng và cũng là cơ hội của đất nước.
(VNF) - Theo ông Võ Hoàng Hải - Phó Tổng Giám đốc Nam Á Bank, sự tăng trưởng trong GDP có lan tỏa được đến người dân không khi họ vẫn thắt chặt chi tiêu, tỷ lệ nợ đối với tiêu dùng cá nhân còn rất hạn chế?
(VNF) - PGS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp phát triển doanh nghiệp dân tộc.Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho".
(VNF) - Bình luận về mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số trong tương lai, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính ngân hàng, Kinh tế trưởng BIDV, khẳng định hiện nay Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện.
(VNF) - Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica
Việt Nam, khẳng định mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số là hoàn toàn khả thi
nếu như có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.
(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.
(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm
trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.
(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.
(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.
(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết:
Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.
(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.
(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.
(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.
(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.
(VNF) - Để có được mức tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: Thể chế là yếu tố mang tính quyết định việc chúng ta tiến hay lùi và vươn mình đến đâu.
(VNF) - Để nền kinh tế có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số nếu có điều kiện thuận lợi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, chúng ta cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và theo diễn biến của thị trường, kèm theo đó là cần có những công cụ dự báo tốt, việc điều hành chính sách mang tính kịp thời hơn, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra chúng ta mới tìm cách ứng phó thì sẽ không kịp bởi chính sách tiền tệ thường có độ trễ.
(VNF) - Về mục tiêu tăng trưởng 8%, thậm chí đạt hai con số nếu điều kiện thuận lợi, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đây là mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.
(VNF) - Ông Lê Khánh Lâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam cho rằng, 10 - 12% mức thuế suất hợp lý để ngay cả công ty Mỹ tại Việt Nam cũng vận hành một cách hiệu quả
(VNF) - Dự án Xây dựng Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Văn Phú Seoul do Công ty TNHH Seoul Việt Nam đầu tư được cấp phép từ 2008 và gần đây mới khởi động xây dựng.