Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Dự án Khu đô thị sinh thái biển Đông Á được UBND tỉnh Thanh Hóa điều chỉnh chủ trương đầu tư ngày 14/05/2018.
Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đồng ý điều chỉnh chủ trương Dự án Khu du lịch sinh thái, kinh doanh biệt thự nghỉ mát và khách sạn cao cấp xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương đã được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận ngày 19/05/2004 và Dự án khu du lịch sinh thái cao cấp cửa Trường Lệ, phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn được UBND tỉnh chấp thuận ngày 14/02/2015, thành Dự án Khu đô thị sinh thái biển Đông Á, TP. Sầm Sơn. Chủ đầu tư là Công ty TNHH Tập đoàn Bất động sản Đông Á (Tập đoàn Đông Á).
Dự án được thực hiện tại phường Trường Sơn và phường Quảng Vinh, TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa với quy mô sử dụng đất khoảng 60,46 ha. Trước đó, dự án này được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 vào ngày 08/4/2017.
Dự án có quy mô xây dựng gồm khoảng 256 căn nhà biệt thự, 1.000 phòng khách sạn, khu dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí phục vụ cho khoảng gần 10.000 người, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP. Sầm Sơn.
Tổng vốn đầu tư 3.800 tỷ đồng, tiến độ thi công dự án gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: thi công hạ tầng kỹ thuật trong 04 năm (từ Quý I/2018 đến Quý IV/2021) với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1.200 tỷ đồng; Giai đoạn 2: thi công công trình kiến trúc trong 6 năm (từ năm 2020 đến năm 2026) với tổng mức đầu tư 2.600 tỷ đồng.
Ngày 25/07/2018, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao 125.577m2 đất đợt 1 và đến ngày 27/11/2018, UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục giao 45.151,5m2 đất đợt 2 cho Tập đoàn Đông Á tại phường Trường Sơn và phường Quảng Vinh, TP. Sầm Sơn để thực hiện dự án trên.
Trái ngược với những lời giới thiệu rầm rộ, hoành tráng cách đây nhiều năm, mục sở thị tại dự án này cho thấy, hiện chủ đầu tư mới chỉ tiến hành xong việc san lấp hạ tầng, ép cọc bê tông ngăn sóng, chống sạt lở tại những khu vực đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.
Sau nhiều năm chậm tiến độ, mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phải có văn bản yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến diện tích, loại đất tính pháp lý của hồ sơ thỏa thuận, bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án Khu đô thị sinh thái biển Đông Á.
Theo tìm hiểu của Vietnamfinance, Tập đoàn Đông Á được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 2800327086 (đăng ký lần đầu ngày 26/10/1996, đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 28/03/2017) trong đó ông Cao Tiến Đoan là người có cổ phần lớn nhất, trụ sở chính đặt tại Tòa nhà Đông Á, 11A1 Tân Hương, TP. Thanh Hoá; Ngành nghề chủ yếu là xây dựng hạ tầng và kinh doanh bất động sản phù hợp với quy định hiện hành.
Tháng 3/2017, Tập đoàn Đông Á tăng vốn điều lệ từ 262 tỷ đồng lên 583 tỷ đồng và đến tháng 4/2020 tiếp tục tăng lên 689 tỷ đồng, gồm 4 cổ đông: Cao Tiến Đoan (57,771%); Nguyễn Thị Điệp (13,676%); Cao Văn Phú (6,776%) và Cao Đức Thiện (21,777%).
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.