'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hơn 1 tuần sau chuyến khảo sát nhà máy sản xuất đất hiếm ở thành phố Cám Châu, tỉnh Giang Tây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, truyền thông chính thức của nước này bắt đầu đề cập tới khả năng Bắc Kinh sử dụng “quân bài” đất hiếm để trả đũa Mỹ trong cuộc chiến thương mại. Tuy nhiên, đây không phải là phương án dễ chơi dù Trung Quốc chiếm hơn 90% sản lượng đất hiếm hàng năm trên thế giới.
Trưa 20/5, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc phát đi hình ảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tháp tùng có Phó Thủ tướng Lưu Hạc, đã đi thị sát tình hình phát triển của ngành đất hiếm ở tỉnh Giang Tây. Sở dĩ thông tin nêu trên được dư luận quan tâm chú ý rộng rãi chủ yếu là do gần đây không ngừng xuất hiện lời kêu gọi sử dụng đất hiếm như một quân bài mặc cả với Mỹ trong cuộc chiến thương mại.
Thống kê cho thấy Trung Quốc hiện đang chiếm khoảng 90% thị phần trên thị trường đất hiếm toàn cầu. Nhưng việc dùng đất hiếm để trả đũa Mỹ xem ra khó đáp ứng được kỳ vọng của phía Trung Quốc bởi một số lý do.
Thứ nhất, nhu cầu đối với các sản phẩm đất hiếm của các doanh nghiệp Mỹ quả thực rất lớn, nhưng vấn đề là rất nhiều doanh nghiệp ngành chế tạo của Mỹ đã chuyển cơ sở sản xuất ra ngoài nước Mỹ. Cho nên, Mỹ gần như không còn nhu cầu nhập khẩu các nguyên tố đất hiếm.
Thống kê của hải quan Trung Quốc cho thấy trong năm 2018, khối lượng nhập khẩu đất hiếm của Mỹ chỉ chiếm 3,8% tổng lượng xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc, thấp hơn Nhật Bản, Ấn Độ, Italy và Tây Ban Nha. Vì vậy, nếu muốn quân bài đất hiếm hiệu quả, Trung Quốc phải ngừng bán đất hiếm cho doanh nghiệp Mỹ.
Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa nước này cũng phải ngừng xuất khẩu đất hiếm cho các nước mà doanh nghiệp Mỹ đang đứng chân. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, mà còn dẫn tới phản ứng của nhiều nước. Đây là nhân tố bất lợi đối với Trung Quốc trong bối cảnh nước này đang muốn lôi kéo các quốc gia châu Âu, châu Á nhằm phá vỡ sự bao vây của Mỹ.
Thứ hai, Mỹ không thiếu mỏ đất hiếm. Thống kê cho thấy trữ lượng đất hiếm của Mỹ chiếm 15% tổng trữ lượng của thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc. Nếu khai thác tất cả 87 mỏ đất hiếm của mình, Mỹ có thể đáp ứng nhu cầu thương mại về đất hiếm của thế giới trong 280 năm. Vấn đề ở chỗ khai thác, phân tách và chuyển hóa đất hiếm ảnh hưởng lớn tới môi trường.
Vì lý do này, năm 2002, Mỹ đã dừng khai thác mỏ đất hiếm lớn nhất nước Mountain Pass, chuyển sang nhập khẩu các nguyên tố đất hiếm từ Trung Quốc. Năm 2017, một nhóm các nhà đầu tư do tập đoàn tài chính JHL đứng đầu đã mua lại mỏ Mountain Pass.
Sau khi mỏ này được đầu tư dây chuyền sản xuất mới, sản lượng chắc chắn sẽ được nâng cao. Đó là chưa nói tới việc mới đây tập đoàn Lynas của Australia - nhà sản xuất đất hiếm lớn duy nhất ngoài Trung Quốc - đã ký biên bản ghi nhớ với tập đoàn Blue Line ở bang Texas về việc xây dựng nhà máy phân tách đất hiếm ở Mỹ.
Theo tờ The Star của Malaysia, ngày 21/5, liên doanh giữa Lynas và Blue Lines sẽ đảm bảo các công ty Mỹ tiếp tục tiếp cận với những sản phẩm đất hiếm. Điều này có nghĩa Mỹ hoàn toàn có thể chủ động nguồn cung đất hiếm để bù đắp sự thiếu hụt từ Trung Quốc.
Thứ ba, trữ lượng đất hiếm hiện nay của Trung Quốc tuy vẫn đứng đầu thế giới, nhưng do Trung Quốc đang cung cấp khoảng 90% nhu cầu đất hiếm hằng năm của thế giới, cho nên trong những năm gần đây, trữ lượng đất hiếm của Trung Quốc đã giảm mạnh.
Vào thời kỳ đầu, Trung Quốc chiếm 71,1% trữ lượng đất hiếm toàn cầu, nhưng con số này đã giảm xuống còn 23% vào năm 2012 và 20% năm 2017. Điều đó có nghĩa sức mạnh của “quân bài” đất hiếm trong tay Trung Quốc ngày càng suy giảm. Ngay ở Trung Quốc cũng có học giả cho rằng đất hiếm khó có thể trở thành quân át chủ bài của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Theo Giáo sư Thời Ân Hoằng thuộc Viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho dù đất hiếm có thể trở thành một trong những quân bài trả đũa Mỹ của Trung Quốc, nhưng nó khó có thể đóng vai trò quyết định trong cuộc chiến thương mại.
Thứ nhất, Mỹ-Trung có một số đối lập lớn trong đàm phán thương mại, nhưng đất hiếm không nằm trong số đó.
Thứ hai, tuy nhiều năm trước Mỹ lệ thuộc vào nhập khẩu đất hiếm từ Trung Quốc, nhưng đây không phải là nước duy nhất cung cấp đất hiếm cho Mỹ. Mỹ có thể tìm nguồn cung cấp thay thế, cho nên, đất hiếm không có cửa để đóng vai trò “lá bài xoay vần” trong cuộc chiến thương mại. Nếu Trung Quốc quả thật muốn đánh quân bài đất hiếm, trong ngắn hạn có thể có chút tác dụng, nhưng về tổng thể chỉ khiến tình hình càng trở nên xấu thêm./.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.