Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chấp thuận ranh giới, diện tích thu hồi đất, giao cho Sở Giao thông Vận tải để triển khai dự án xây dựng đường vành đai TP. Đà Lạt tại các phường 3,4,5 với tổng tiện tích 177.511,8 m2.
Trước đó, ngày 8/9/2020, UBND tỉnh Lâm Đồng đã quyết định phê duyệt dự toán lập dự án đầu tư dự án xây dựng đường vành đai TP. Đà Lạt và cơ sở hạ tầng khu dân cư.
Cụ thể, tên công trình: lập dự án đầu tư, thuộc dự án đường vành đai TP. Đà Lạt và cơ sở hạ tầng các khu dân cư do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư. Đơn vị lập dự toán là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Lâm Đồng. Giá trị dự toán công trình (hạng mục) là hơn 964 triệu đồng.
Ngày 17/4/2018, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành thông báo kết luận của ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, tại buổi làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Truyền thông 18 về đầu tư xây dựng đường vành đai TP. Đà Lạt theo hình thức BT.
Tại thông báo này, ông S cho rằng, do điều kiện ngân sách địa phương có khó khăn nên việc đầu tư các tuyến đường giao thông theo hình thức BT và hoàn trả bằng quỹ đất là rất cần thiết và phù hợp. UBND tỉnh Lâm Đồng hoan nghênh và ủng hộ việc đề xuất đầu tư đường vành đai TP. Đà Lạt (tên gọi cũ là đường tránh Quốc lộ 20 qua TP. Đà Lạt) của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, do dự án có tổng mức đầu tư tương đối lớn (khoảng 1.300 tỷ đồng) mà việc đề xuất quỹ đất để hoàn trả cho nhà đầu tư chưa tính toán cụ thể để đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Vì vậy, để dự án đảm bảo tính khả thi, sớm triển khai thực hiện, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định, UBND tỉnh giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố mạnh dạn nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh theo các hình thức đầu tư PPP để tạo bức đột phá trong việc phát triển hạ tầng giao thông.
Trước mắt, Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp chặt chẽ với UBND TP. Đà Lạt, huyện Đức Trọng xây dựng đề xuất dự án mới (tên dự án đầu tư đường vành đai TP. Đà Lạt theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao BT) và hoàn trả bằng quỹ đất trên địa bàn tỉnh, trong đó xác định cụ thể phương án đầu tư, lộ trình đầu tư phù hợp; phương án hoàn trả bằng quỹ đất phù hợp, đảm bảo thu hồi vốn cho nhà đầu tư (như quỹ đẩ bao nhiêu lô, diện tích bao nhiêu, giá trị dự kiến của từng lô đất…), báo cáo UBND tỉnh trong tháng 5/2018.
Tại thông báo trên, ông S cũng giao UBND TP. Đà Lạt, huyện Đức Trọng rà soát tình hình quỹ đất; nghiên cứu bổ sung quỹ đất, khu dân cư trong quá trình xây dựng quy hoạch các khu đô thị trên địa bàn, nhằm tạo quỹ đất để phối hợp với Sở Giao thông Vận tải xây dựng đề xuất dự án đường vành đai TP. Đà Lạt theo hình thức hợp đồng BT làm cơ sở kêu gọi đầu tư.
Đường vành đai TP. Đà Lạt theo quy hoạch được phê duyệt dài 19 km với quy mô nền đường rộng từ 10 - 24 m. Đường nối từ cao tốc Liên Khương - chân đèo Prenn đến Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm dài 7,8 km, tiêu chuẩn đường cấp 4 miền núi. Yêu cầu đặt ra đối với dự án này là hạn chế tối đa đào đắp, có phương án trồng cây xanh hai bên đường, để không phá vỡ cảnh quan môi trường trong khu du lịch.
Liên quan đến dự án này, ngày 21/4, UBND TP. Đà Lạt có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh lâm Đồng ý kiến rằng, dự án đường vành đai TP. Đà Lạt được đầu tư xây dựng sẽ tiết kiệm chi phí lưu thông của người dân trong vùng dự án. Việc vận chuyển hàng hóa của người dân từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ được nhanh chóng và thuận lợi, thông thương hàng hóa giữa TP. Đà Lạt và các vùng lân cận cũng dễ dàng hơn.
"Dự án cũng góp phần chống ùn tắc giao thông trên địa bàn TP. Đà Lạt, mở rộng quỹ đất và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và các tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Việc tác động môi trường trong quá trình triển khai dự án như ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí khu vực dự án; chất lượng nước sông cũng bị ảnh hưởng bởi các tác động môi trường; tiếng ồn do máy móc tập trung thi công trong thời gian xây dựng công trình tương đối lớn; đất bị ô nhiễm về mặt hóa học do nhiều tác nhân và một số ảnh hưởng khác là không tránh khỏi.
Do đó, khi thi công công trình, chủ đầu tư cần có các biện pháp nhằm hạn chế tới mức tối thiểu các tác động môi trường, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân khu vực dự án và vùng lân cận", UBND TP. Đà Lạt cho hay.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.