Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Quý IV/2020, doanh thu thuần của Lilama đạt 1.786 tỷ đồng, giảm hơn 24% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần tăng lên hơn 96%, trong khi cùng là 90,6%.
Lợi nhuận gộp của Lilama thu về 67 tỷ đồng trong quý IV, giảm mạnh gần 70% so với cùng kỳ năm 2019. Biên lãi gộp co từ 9,3 % (quý IV/2019) về 3,75%.
Lilama đã giảm mạnh chi phí quản lý doanh nghiệp xuống còn hơn 32,6 tỷ đồng trong quý IV, chỉ bằng hơn 14% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, sau khi trừ đi khoản lỗ hơn 28,7 tỷ đồng từ hoạt động tài chính, Lilama vẫn báo lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh là hơn 974 triệu đồng.
Lilama thoát lỗ trước thuế nhờ khoản lợi nhuận khác hơn 3,7 tỷ đồng. Dẫu vậy, sau khi khấu trừ đi chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại, công ty này vẫn báo lỗ sau thuế hơn 2,8 tỷ đồng.
Lũy kế năm 2020, doanh thu thuần của Lilama đạt 6.102 tỷ đồng, giảm 13% so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế của Lilama là 20,3 tỷ đồng, trong khi năm 2018 lỗ sau thuế hơn 189 tỷ đồng, năm 2019 lỗ sau thuế hơn 86 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là hơn 55,5 tỷ đồng.
Theo giải trình của Lilama, trong quý IV/2020, dù công ty mẹ vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi nhưng các công ty con của Lilama đều gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhiều công ty có kết quả kinh doanh thua lỗ, dẫn đến việc doanh thu hợp nhất giảm đáng kể so với kỳ trước. Tính đến ngày 31/12/2020, Lilama có 5 công ty con và 11 công ty liên kết.
Lilama cho biết tổng công ty và các công ty con đã cắt giảm mạnh chi phí quản lý doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn không tránh được thua lỗ trong quý IV.
Như vậy, sau 2 năm liên tiếp báo lỗ, Lilama cuối cùng đã có lãi trở lại, dù lợi nhuận năm 2020 so với các khoản lợi nhuận trên trăm tỷ đồng của Lilama trong giai đoạn năm 2014-2017 chỉ là con số khiêm tốn, nhưng trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19 thì đây có thể coi là một tín hiệu tích cực đối với Lilama.
Tổng tài sản của Lilama tính đến cuối năm 2020 là gần 7.615 tỷ đồng, giảm gần 7% so với thời điểm đầu năm. Tiền và các khoản tương đương tiền rơi khỏi giá trị trên 1.000 tỷ đồng (đầu năm) về 897 tỷ đồng.
Các khoản phải thu ngắn hạn là hơn 4.967 tỷ đồng, trong đó phải thu ngắn hạn của khách hàng là hơn 4.415 tỷ đồng. Báo cáo tài chính quý IV/2020 của Lilama không thuyết minh về khoản mục này, nhưng theo báo cáo tài chính bán niên soát xét thì khoản phải thu khách hàng có số dư lớn nhất của Lilama tính đến cuối tháng 6/2020 là của ban quản lý dự án Điện lực Dầu khí Sông Hậu 1 – PVN với giá trị tại thời điểm đó là 2.707 tỷ đồng.
Hàng tồn kho giảm mạnh về 626 tỷ đồng, trong khi đầu năm là hơn 1.126 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tổng nợ phải trả của Lilama tại thời điểm cuối năm 2020 là 6.514 tỷ đồng, cao gấp 5,9 lần vốn chủ sở hữu của tổng công ty.
Trong đó, chiếm hơn nửa tổng nợ phải trả của Lilama là hơn 3.833 tỷ đồng phải trả người bán ngắn hạn. Tổng nợ vay dài hạn và ngắn hạn của Lilama là hơn 1.605 tỷ đồng.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.