Những lần 'bén duyên' với bóng đá quốc tế của doanh nghiệp Việt
(VNF) - FPT, VinFast hay Wake-Up 247 là những thương hiệu Việt Nam vừa công bố hợp tác và đầu tư vào các câu lạc bộ (CLB) bóng đá nước ngoài.
Quý IV/2024, lãi ròng hầu hết doanh nghiệp kinh doanh mủ cao su tăng trưởng hàng chục, thậm chí hàng trăm phần trăm so với cùng kỳ. Động lực chính đến từ giá bán mủ cao su tiếp tục ở mức cao.
Tổng lợi nhuận ròng cả ngành theo đó tăng đến 58%, đạt 2.875 tỷ đồng với nhiều công ty lập đỉnh lợi nhuận 10 năm, dù tổng doanh thu chỉ tăng hơn 15%, ghi nhận hơn 14.678 tỷ đồng.
Là doanh nghiệp đầu ngành, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HoSE: GVR) ghi nhận doanh thu đạt hơn 9.300 tỷ đồng, tăng 23%; trong khi lợi nhuận ròng đạt gần 2.000 tỷ đồng, tăng đến 70%. GVR cho biết, mức tăng trưởng này đến từ việc giá bán cao su tăng cao, cũng như phần lợi nhuận từ các công ty liên doanh, liên kết gia tăng.
Với kết quả này, lợi nhuận "ông lớn" ngành cao su Việt Nam lên cao nhất 12 năm, kể từ năm 2012.
Các đơn vị thành viên cũng không nằm ngoài xu hướng như: Cao su Phước Hoà (HoSE: PHR) và Cao su Đồng Phú (HoSE: DPR) đều tăng trưởng mạnh. Cụ thể: PHR ghi nhận 233 tỷ đồng lợi nhuận ròng, tăng 57%; còn DPR lãi 110 tỷ đồng, tăng 25%. Cả 2 doanh nghiệp này đều hưởng lợi nhờ giá bán cao su bình quân lên cao gấp rưỡi cùng kỳ.
Mức tăng giá mủ cao su bình quân từ 40 - 50% giúp lợi nhuận nhiều công ty tăng trưởng 3 con số. Điển hình Cao su Hoà Bình (HoSE: HRC) lãi ròng gần 59 tỷ đồng, tăng tới 371%. Công ty cho biết, giá bán trong quý IV/2024 đạt khoảng 54 triệu đồng/tấn, cao hơn đáng kể so với 35 triệu đồng/tấn của quý IV/2023. Ngoài ra, lợi nhuận còn được hỗ trợ từ hoạt động tài chính và thanh lý cây cao su.
Tương tự, Cao su Tây Ninh (HoSE: TRC) lãi ròng 120 tỷ đồng, tăng 154% nhờ giá bán mủ cao su tăng ở cả thị trường nội địa và Campuchia, qua đó ghi nhận lãi ròng cao nhất trong vòng 10 năm qua.
Cao su Tân Biên (UPCoM: RTB) cũng tăng trưởng ấn tượng 333% đạt 102 tỷ đồng lợi nhuận ròng. Giá bán mủ bình quân tăng thêm 19 triệu đồng/tấn và thu nhập từ thanh lý cây cao su giúp công ty đạt kết quả tích cực.
Trái ngược với bức tranh tích cực ở trên, các công ty sản xuất, kinh doanh săm lốp xe đều giảm lợi nhuận do nguyên vật liệu đầu vào tăng cao.
Chịu tác động mạnh nhất là Cao su Sao Vàng (HoSE: SRC) khi lợi nhuận ròng giảm đến 83%, chỉ còn hơn 2.1 tỷ đồng. Doanh thu giảm hơn nửa, nguyên nhân chính đến từ sự sụt giảm mạnh trong mảng kinh doanh thương mại.
Công nghiệp Cao su Miền Nam (HoSE: CSM) cũng không nằm ngoài xu hướng khi lợi nhuận giảm 42%, còn khoảng 13 tỷ đồng. Không ngoại lệ, Cao su Đà Nẵng (HoSE: DRC) dù duy trì doanh thu hơn 1100 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận ròng lại giảm 37%. Công ty cho biết, giá nguyên vật liệu tăng cao khiến hiệu quả sản xuất kinh doanh sụt giảm, tác động trực tiếp đến biên lợi nhuận.
Một doanh nghiệp kinh doanh băng tải cao su cũng không khá hơn là Cao su Bến Thành (HoSE: BRC) khi lợi nhuận giảm 24%, đạt 4 tỷ đồng bất chấp doanh thu tăng mạnh.
Đánh giá về triển vọng của ngành cao su thiên nhiên trong năm 2025, Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cũng nhận định, giá bán cao su SVR10 khả năng cao sẽ duy trì trên 1,8 USD/kg đến hết quý II/2025 từ đó tiếp tục tạo mức tăng trưởng về giá bán cho các doanh nghiệp cao su của Việt Nam, nhờ các yếu tố hỗ trợ sau:
Thứ nhất, nguồn cung cao su toàn cầu bị ảnh hưởng trong mùa khai thác cao điểm cuối 2024 và khó có thể cải thiện lập tức làm cho tình trạng thiếu hụt sẽ kéo dài đến mùa vụ khai thác mới từ tháng 06/2025 trở đi. Theo đó, 03 nông trường cao su lớn là Thái Lan, Indonesia, Bờ Biển Ngà (Đóng góp 61% nguồn cung cao su toàn cầu năm 2023) bị suy giảm sản lượng nghiêm trọng từ tháng 12/2024 – 01/2025 do thời tiết mưa bão lớn, dịch bệnh lá và giảm diện tích trồng.
Bên cạnh đó, theo chu kỳ sinh trưởng tự nhiên, cây cao su thường được khai thác đến tháng 01 hàng năm, sau đó ngừng cạo mủ từ 04 - 05 tháng để thay lá trước khi vào vụ khai thác mới. Vì vậy sản lượng mủ chỉ có thể dần được bổ sung trở lại từ tháng 06/2025 trở đi.
Thứ hai, nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu cao su duy trì ổn định nhờ các yếu tố sau: Ngành công nghiệp ô tô tại 03 thị trường lớn là Mỹ, châu Âu và Trung Quốc tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng với cả lĩnh vực tiêu thụ, sản xuất xe ô tô và lĩnh vực săm lốp;
Bên cạnh đó, thị trường ô tô toàn cầu dự báo tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025, theo S&P Global Mobility, doanh số bán xe dự kiến đạt 89,6 triệu xe, tăng 1,7% so với năm trước, tương đương mức tăng trưởng năm 2024;
Ngoài ra, sự kiện căng thẳng thương mại về việc Mỹ áp thuế nhập khẩu 25% hàng hóa từ Canada, Mexico và tăng thêm 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc từ ngày 04/02/2025 dự kiến sẽ không gây gián đoạn đến nhu cầu tiêu thụ mà chỉ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.
"Căng thẳng thương mại sẽ giúp thị trường tiêu thụ cao su nội địa Việt Nam hưởng lợi từ làn sóng chuyển dịch đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất lốp xe hàng đầu. Trong hai tháng cuối năm 2024, tiếp tục có 02 dự án (Haohua Tire giai đoạn 2 tại tỉnh Bình Phước và Kumho Tire mở rộng tại tỉnh Bình Dương) mở rộng lớn được thông báo với tổng công suất lốp xe tăng thêm 15 triệu lốp, tương ứng 39% sản lượng lốp ô tô sản xuất tại Việt Nam năm 2023", PHS đánh giá.
(VNF) - FPT, VinFast hay Wake-Up 247 là những thương hiệu Việt Nam vừa công bố hợp tác và đầu tư vào các câu lạc bộ (CLB) bóng đá nước ngoài.
(VNF) - Tài khoản ngân hàng của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) bị phong tỏa sau khi công ty này bị HoSE huỷ niêm yết bắt buộc.
(VNF) - Lotteria - chuỗi gà rán lớn nhất Việt Nam - lỗ ròng hơn 6.903 triệu won và 5.616 triệu won trong năm 2024 và 2023, tương đương lỗ gần 200 tỷ đồng trong 2 năm.
(VNF) - Bảo Tín Minh Châu báo lãi sau thuế 4,5 tỷ đồng trong năm 2023, số tiền này không đủ mua 50 lượng vàng SJC (tính theo giá vàng ngày 1/4 mà Bảo Tín Minh Châu đang niêm yết).
(VNF) - Tính đến hết năm 2024, Công ty TNHH Phát triển kinh doanh xây dựng 3 đã lỗ luỹ kế gần 500 tỷ đồng, khoản lỗ này khiến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp âm 245 tỷ đồng.
(VNF) - Vietnam Airlines đề xuất mua thêm 50 máy bay thân hẹp Airbus A320NEO hoặc Boeing B737MAX và 10 động cơ dự phòng, với tổng trị giá dự kiến khoảng 92.800 tỷ đồng (khoảng 3,7 tỷ USD).
(VNF) - Chi cục Thuế khu vực II đã ban hành văn bản ngừng sử dụng hóa đơn đối với Công ty cổ phần Điện máy Thành phố Hồ Chí Minh (TODIMAX).
(VNF) - Dù kinh doanh có lãi nhưng theo báo cáo tài chính của CTCP Dây cáp điện Việt Thái từ năm 2021 đến 2024, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty luôn âm. Bên cạnh đó, nợ vay của công ty cũng tăng nhanh qua từng năm.
(VNF) - CapitaLand, một trong những tập đoàn bất động sản hàng đầu tại châu Á, đã hoạt động tại Việt Nam hơn 30 năm, trở thành một trong những nhà đầu tư chiến lược, đóng góp vào việc phát triển hạ tầng đô thị và kinh tế của Việt Nam.
(VNF) - Ngoài Công ty Chị Em Rọt, Lê Thành Công còn góp vốn thành lập khoảng 7 doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực như quảng cáo, bất động sản, công nghệ thông tin, bán lẻ... tại Hà Nội và TP. HCM.
(VNF) - Công ty TNHH TĐH do ông Phạm Văn Mẹo làm người đại diện theo pháp luật vừa bị phát hiện có nhiều vi phạm về thuế và bị xử phạt, truy thu cả tỷ đồng.
(VNF) - Các nền tảng mạng xã hội hiện nay như TikTok, Facebook, YouTube và Instagram, đã trở thành công cụ quảng bá không thể thiếu của các KOL và Influencer. Tuy nhiên, tình trạng quảng cáo sai sự thật ngày càng phổ biến, đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của các nền tảng này trong việc kiểm soát nội dung.
(VNF) - Dù là người sáng lập và giữ vị trí Tổng Giám đốc, ông Lê Hồng Minh tại VNG lại có thu nhập thấp hơn các Phó Tổng Giám đốc, với mức lương 592 triệu đồng/tháng.
(VNF) - Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực đổi tên thành Công ty Tài chính Tổng hợp Cổ phần Điện lực và đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 960 tỷ đồng trong năm 2025.
(VNF) - Keppel Land là một trong những nhà đầu tư bất động sản nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam với hàng loạt dự án quy mô lớn và các khu đô thị tích hợp giải pháp thông minh, bền vững.
(VNF) - Công ty cổ phần Bông Sen - doanh nghiệp liên quan đến bà Trương Mỹ Lan, sở hữu khách sạn Daewoo - lỗ lũy kế hơn 2.700 tỷ đồng tính đến cuối năm 2024.
(VNF) - Bkav Pro tiếp tục bị VNDirect báo cáo về việc vi phạm nghĩa vụ đối với người sở hữu trái phiếu.
(VNF) - Một doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đặt mục tiêu khai thác hơn 4,6 tấn vàng trong giai đoạn 2026 - 2030
(VNF) - Các doanh nghiệp logistics chuyên làm dịch vụ hàng xuất sang thị trường Mỹ đang lo lắng chờ phản ứng khi Mỹ áp mức thuế nhập khẩu 46% đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
(VNF) - Chia sẻ với VietnamFinance, các doanh nghiệp cho biết, nếu mức thuế như công bố của TT Trump được áp dụng, DN sẽ rất khó khăn nhưng tin rằng Chính phủ sẽ có bước đi ứng phó và bình tĩnh tìm cách ứng phó.
(VNF) - Giảng viên Đại học RMIT Tiến sĩ Scott McDonald cho rằng doanh nghiệp Việt phải nhanh chóng xem xét lại thị trường, chuỗi cung ứng và chiến lược của mình.
(VNF) - Bình luận về tác động của việc Mỹ áp thuế 46% đối với 90% hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế khẳng định, đây sẽ là cú sốc lớn với thương mại Việt Nam. Với quyết định này, hàng hoá Việt Nam sẽ phải chịu nhiều mức cao hơn khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
(VNF) - Các chuyên gia cho rằng, rất nhiều mặt hàng của Việt Nam sẽ chịu “thiệt hại nặng” từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ và sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam với các đối thủ trong khu vực
(VNF) - Trong năm 2024, Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Đô thị UDIC – Công ty TNHH MTV từng nhận án phạt về thuế hơn 14 tỷ đồng và bị xử phạt vì chậm khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhưng vẫn được bình chọn vào top 10 công ty xây dựng uy tín năm 2025.
(VNF) - Đây là năm thứ 8 mà HAGL nhận được ý kiến của kiểm toán về khả năng hoạt động liên tục, bắt đầu từ năm 2017 với nguyên nhân nợ ngắn hạn của doanh nghiệp vượt quá tài sản ngắn hạn, đồng thời vi phạm một số điều khoản của các khoản vay và trái phiếu.
(VNF) - FPT, VinFast hay Wake-Up 247 là những thương hiệu Việt Nam vừa công bố hợp tác và đầu tư vào các câu lạc bộ (CLB) bóng đá nước ngoài.
(VNF) - Làm văn hoá thực sự không có lợi nhuận nhiều về kinh tế, nhưng lợi ích nó mang lại vô cùng to lớn không thể đong đếm được bằng tiền, đó là tâm sự của ông Cao Văn Tuấn - Giám đốc Bảo tàng văn hoá nghệ thuật Đông Dương - Hải Phòng.