'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Lý thuyết về thị hiếu theo thời gian (time preference theory) là lý thuyết cho rằng cá nhân có thể phân bổ luồng thu nhập dự kiến của mình cho các thời kỳ sao cho tối ưu hóa được sự đánh đổi giữa tiêu dùng hiện tại và tiêu dùng tương lai. Chúng ta có thể minh họa khái niệm này bằng hình ảnh nếu sử dụng đường bàng quan và đường ngân sách để xác định thị hiếu cá nhân về tiêu dùng hiện tại so với tiêu dùng tương lai. Khi chấp nhận từ bỏ tiêu dùng hiện tại, mọi người hy vọng có được mức tiêu dùng cao hơn trong tương lai
Trong hình , đường bàng quan I biểu thị sự đánh đổi cá nhân giữa tiêu dùng hiện tại và tương lai mà dọc theo nó, các cá nhân sẽ bàng quan (không quan tâm, dửng dưng) giữa các kết hợp khác nhau như vậy
Đường ab là đường ngân sách. Độ dốc của đường này quyết định tỷ lệ giữa tiêu dùng hiện tại và tương lai sao cho Oa/Ob = 1 + r, trong đó r là mức độ quan tâm cá nhân. Rõ ràng r sẽ khác nhau giữa các cá nhân, tùy thuộc vào sự sẵn sàng hy sinh tiêu dùng tương lai để đổi lấy tiêu dùng hiện tại
Điểm M trong hình là điểm cá nhân chi toàn bộ thu nhập hiện tại (Od) và bởi vậy anh ta không phải là người đi vay hay cho vay. Điểm N là điểm cá nhân tối ưu hóa sự đánh đổi giữa tiêu dùng hiện tại và tương lai (điểm trên đường bàng quan I và đường giới hạn ngân sách ab). Mức tối ưu đạt được khi đường giới hạn ngân sách tiếp tuyến với đường bàng quan. Bởi vậy, số tiền mà một cá nhân vay hoặc cho vay tỷ lệ thuận với nhau nếu tính từ điểm M tới điểm N - tiếp điểm của đường ngân sách với đường bàng quan cá nhân.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.