Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
"Áp lực lạm phát sẽ có xu hướng gia tăng trong năm 2019 tuy nhiên nhiều khả năng sẽ không vượt quá xa mức 4%. Các nguyên nhân chủ yếu của việc lạm phát gia tăng đến cả từ các tác nhân bên ngoài và nguyên nhân tiền tệ", Công ty Chứng khoán MB (MBS) nhận định trong báo cáo "Dự báo kinh tế vĩ mô năm 2019" vừa công bố.
Các nguyên nhân khiến lạm phát sẽ gia tăng, theo MBS, xuất phát từ lượng cung tiền dư tiềm ẩn trong nền kinh tế và giá các mặt hàng dịch vụ công sẽ tăng. Cùng với đó, rủi ro tỷ giá cũng tạo áp lực lên lạm phát.
Cụ thể, theo MBS, mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động giảm tăng trưởng cung tiền trong năm 2018 song mức gia tăng cung tiền trong 3 năm 2016-2018 là khá cao (quanh mức 16%), cao hơn đang kể so với mức tăng GDP danh nghĩa là từ 10 -11%. MBS cho rằng, lượng cung tiền dư tiềm ẩn trong nền kinh tế là rủi ro khiến lạm phát có thể tăng lên trong 2019.
Các mặt hàng dịch vụ công sẽ gia tăng như xăng dầu (do tăng thuế bảo vệ môi trường 1000 VND/lít), y tế (tăng theo lộ trình), điện (do đã kìm giữ không tăng trong 2017) sẽ khiến cho áp lực lạm phát gia tăng đáng kể, theo quan điểm của MBS.
Thêm vào đó, đồng USD có xu hướng tiếp tục tăng giá trên thị trường tài chính thế giới do kinh tế Mỹ khả quan và FED tiếp tục lộ trình tăng lãi suất để bình thường hóa chính sách.
"Do đó, áp lực giảm giá lên VND tiếp tục cao. Việt Nam là quốc gia nhập khẩu lớn (kim ngạch nhập khẩu 2017 là 211 tỷ USD) do đó việc VND giảm giá sẽ gây áp lực lên lạm phát của Việt Nam", MBS đánh giá.
Mặc dù có các yếu tố bất lợi song theo MBS, lạm phát Việt Nam năm 2019 nhiều khả năng vẫn trong tầm kiểm soát. Một mặt do NHNN đã có nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm soát lạm phát trong các năm trước nên đã chủ động thận trọng hơn trong công tác điều hành chính sách tiền tệ. "Không loại trừ khả năng NHNN sẽ tiến hành tăng lãi suất trong năm 2019 để gia tăng sự ổn định nền kinh tế vĩ mô", MBS cho hay.
Mặt khác, giá một số mặt hàng tác động mạnh lên lạm phát bao gồm giá xăng dầu và giá lương thực có xu hướng hạ nhiệt mạnh vào các tháng cuối năm 2018. Đây cũng là yếu tố thuận lợi cho Việt Nam trong việc kìm chế lạm phát năm 2019, theo nhìn nhận của MBS.
Về diễn biến tỷ giá VND/USD năm 2019, theo MBS, tỷ giá VND/USD nhiều khả năng tiếp tục điều chỉnh tăng trong năm 2019, tức là VND vẫn tiếp tục giảm giá so với USD.
"Xét về yếu tố cơ bản so sánh chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia (Mỹ là 2% và Việt Nam là 4%) thì mức giảm giá hợp lý của VND so với USD năm 2019 khoảng 2% là hợp lý. Tuy nhiên, do năm 2016 và 2017 VND chỉ giảm rất nhẹ so với USD nên đã tích tụ khả năng giảm giá cao hơn cho năm 2019", MBS nêu góc nhìn.
Bên cạnh đó, MBS cho rằng NHNN trong năm 2019 sẽ có ít dư địa hỗ trợ của VND hơn là năm 2017 và 2018 khi thặng dư thương mại giảm (do ảnh hưởng của các xung đột thương mại trên toàn cầu) và nguồn cung ngoại tệ không còn dồi dào. Năm 2017 và 2018, Việt Nam có nguồn cung ngoại tệ rất lớn từ các thương vụ bán vốn nhà nước của các công ty lớn như Sabeco, PV Power,...
"Nhìn chung, tỷ giá VND/USD sẽ tăng dưới 3% trong năm 2019", MBS kết luận.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.