Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Năng suất (productivity) là mối quan hệ giữa sản lượng của một đơn vị kinh tế và đầu vào được sử dụng để sản xuất ra sản lượng đó.
Năng suất thường được tính bằng sản lượng/giờ công hoặc ngày công. Việc tính toán như vậy tạo điều kiện cho chúng ta so sánh năng suất giữa các doanh nghiệp, các ngành và các nước khác nhau.
Năng suất tăng khi sản lượng mỗi giờ công tăng. Những yếu tố làm tăng năng suất là việc sử dụng công nhân một cách có hiệu quả hơn, khối lượng tư bản lớn hơn, đất đai nhiều hơn và tốt hơn.
Giả sử ban đầu một dây chuyền lắp ráp ô tô là hoạt động sản xuất sử dụng nhiều lao động. Nó sử dụng 10 công nhân với số lượng máy móc tối thiểu, chẳng hạn chỉ có cờ lê và mỏ lết, và họ cần 1 ngày để lắp ráp thêm được một chiếc ô tô
Bây giờ giả sử doanh nghiệp đầu tư vón để mua thêm một bộ gá thủy lực (đầu tư chiều sâu) cho phép tiết kiệm đáng kể thời gian cần thiết để dỡ và nâng các cấu kiện cần lắp ráp, qua đó giảm được thời gian lắp ráp xuống chỉ còn 1/10 ngày. Như vậy, đội ngũ công nhân như trước giờ đây có thể lắp ráp 10 chiếc ô tô mỗi ngày và năng suất lao động của họ tăng gấp 10 lần.
Nếu doanh nghiệp không dừng ở đây mà tiếp tục đầu tư để mua thêm dây chuyện lắp ráp liên tục, sử dụng máy móc điều khiển tự động (tiếp tục đầu tư chiều sâu) và chỉ cần 1 công nhân vận hành. Sản lượng ô tô có thể tăng lên đến 50 chiếc mỗi ngày và năng suất của người công nhân duy nhất còn lại tăng từ 1 lên đến 50 chiếc ô tô mỗi ngày. Những công nhân được giải phóng khỏi dây chuyền này cũng có thể được điều động đến những dây chuyền lắp ráp tự động tương tự (đầu tư chiều rộng).
Trong ví dụ của chúng ta, 9 người được giải phóng sẽ vận hành 9 dây chuyền tự động khác và tổng sản lượng của 10 người bây giờ là 500 ô tô mỗi ngày. Nếu không tiếp tục sản xuất ô tô vì nhu cầu bị giới hạn ở mức 50 ô tô mỗi ngày, họ có thể chuyển sang làm việc ở các ngành khác và làm tăng sản lượng của nền kinh tế
Tuy nhiên, để làm chủ được dây chuyền tự động hoặc dễ dàng chuyển sang làm việc ở các ngành khác, người công nhân phải được đào tạo và có trình độ giáo dục cao. Điều này hàm ý các khoản đầu tư vào vốn hiện vật phải luôn đi kèm với các khoản đầu tư vào vốn nhân lực, và cả hai khoản đầu tư này đều góp phần làm tăng năng suất
Sự gia tăng năng suất là yếu tố quan trọng của quá trình tăng trưởng kinh tế, đặc biệt khi nền kinh tế chuyển sang giai đoạn phát triển chiều sâu
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.