Ngân hàng thanh toán là gì? Ngân hàng thanh toán Quốc tế là gì?
Thanh Hằng -
31/07/2018 17:35 (GMT+7)
(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Ngân hàng thanh toán (clearing bank) là gì? Ngân hàng thanh toán Quốc tế (Bank for International Settlements - BIS) là gì?
Ngân hàng thanh toán (clearing bank) ở Anh, khái niệm này được dùng để chỉ các ngân hàng thương mại tham gia vào một phòng thanh toán nhằm thanh toán với nhau những tờ séc mà khách hàng của họ phát hành.
Ngân hàng thanh toán Quốc tế (Bank for International Settlements - BIS) là định chế tài chính liên chính phủ được thành lập năm 1930 để hỗ trợ và phối hợp quá trình chuyển các khoản bồi thường chiến tranh trong thế chiến I giữa các ngân hàng trung ương. Mặc dù thời hạn bồi thường bắt đầu ngay sau khi ngân hàng này đi vào hoạt động, nhưng sau đó nó tiếp tục cung cấp phương tiện thanh toán cho các giao dịch tài chính quốc tế và dần dần phát triển thành một ngân hàng phục vụ cho các ngân hàng trung ương, nhưng việc thành lập Quỹ tiền tệ Quốc tế vào năm 1994 đã hạn chế sự mở rộng vai trò và hoạt động tiền tệ quốc tế của nó. Song việc Mỹ đưa ngày càng nhiều vào các hợp đồng hoán đổi (swap) để tài trợ cho các khoản thâm hụt cán cân thanh toán và sự tăng trưởng của thị trường đồng tiền châu Âu lại làm tăng tầm quan trọng của nó với tư cách một định chế tài chính quốc tế.
Hiện nay, ngoài vai trò truyền thống là ngân hàng hỗ trợ cho các ngân hàng trung ương trong việc quản lý và đầu tư dự trữ tiền tệ của họ, nó còn làm đại lý cho quỹ hợp tác tiền tệ châu Âu và ủy ban thống đốc ngân hàng trung ương của các nước thành viên cộng đồng kinh tế châu Âu.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Với tư cách là tổ chức của các ngân hàng trung ương, hàng năm BIS tổ chức các hội nghị thống đốc ngân hàng trung ương để thảo luận về các vấn đề tiền tệ quốc tế và điều chỉnh vĩ mô. BIS tìm cách làm cho chính sách tiền tệ của 55 ngân hàng trung ương thành viên trở nên dễ dự báo hơn và minh bạch hơn.
Mặc dù chính sách tiền tệ là đối tượng thuộc về chủ quyền quốc gia, song nó là điều kiện chế ước đối với các hoạt động ngân hàng trung ương và tư nhân và cả đối với hoat động đầu cơ ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái đặc biệt là tới vận mệnh của các nền kinh tế xuất khẩu.
Nếu không làm cho chính sách tiền tệ phù hợp với thực tế và thực hiện cải cách tiền tệ đúng thời điểm (55 ngân hàng trung ương thành viên và Quỹ Tiền tệ Quốc tế thường gọi đây là chính sách đồng thời), thì sẽ dẫn tới những tổn thất to lớn cho nền kinh tế của nhiều nước. Phối hợp chính sách chặt chẽ để làm gì? Để đảm bảo rằng việc can thiệp của ngân hàng trung ương khi cố gắng đạt được các mục tiêu đã đề ra sẽ không quá tốn kém và thực sự có hiệu quả. Ngoài ra, còn để cho cơ hội khu vực tư nhân lợi dụng sự thay đổi chính sách hay khác biệt về chính sách mà đầu cơ là rất ít và mau qua.
BIS có hai mục tiêu cụ thể: quy định về tỷ lệ vốn tự có và minh bạch về tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone