'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo thống kê của VietnamFinance đối với 27 ngân hàng thương mại (*), tổng nợ xấu nội bảng tính đến hết tháng 9/2020 ở mức 106.710 tỷ đồng, tăng tới 31% so với cuối năm 2019.
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của 27 ngân hàng ở mức 1,72%, tăng đáng kể so với mức 1,4% cuối năm 2019 (theo tính toán của VietnamFinance).
Song song, tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng suy giảm từ 89% xuống 86% trong 9 tháng, phản ánh "bộ đệm" dự phòng cho nợ xấu nội bảng của các ngân hàng nhìn chung đã mỏng hơn.
Tựu trung, cả 3 tín hiệu (quy mô nợ xấu tăng mạnh, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh và tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm) cho thấy nợ xấu nội bảng của các ngân hàng đang diễn biến theo chiều hướng xấu hơn rõ rệt.
Tuy nhiên, nếu tính đến cả nợ xấu tại VAMC, tình hình có sự khác biệt.
Trong số 27 ngân hàng thương mại trong diện thống kê, có tới 6 ngân hàng đã sạch nợ VAMC trong năm nay, gồm: BIDV, HDBank, LienVietPostBank, MSB, VietCapitalBank và VietBank. Trước năm nay, đã có 11 ngân hàng sạch nợ tại VAMC.
Ước tính của VietnamFinance đối với 27 ngân hàng thương mại chỉ ra rằng quy mô tổng nợ xấu (bao gồm nợ xấu nội bảng và giá trị trái phiếu VAMC) chỉ tăng 0,7% trong 9 tháng năm nay. Con số này kém xa mức tăng 31% nếu chỉ tính riêng nợ xấu nội bảng.
Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu (bao gồm nợ xấu nội bảng và giá trị trái phiếu VAMC) thậm chí còn giảm từ 3,2% xuống 3,06%. Song song, tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng từ 53% lên 58% sau 9 tháng, cho thấy "bộ đệm" dự phòng đã được gia tăng.
Như vậy, nếu nhìn toàn cảnh hơn, diễn biến nợ xấu phô bày trên báo cáo tài chính của các ngân hàng chưa hẳn đã tiêu cực.
(*) 27 ngân hàng thương mại bao gồm: ABBank, ACB, BacABank, BIDV, Eximbank, HDBank, Kienlongbank, LienVietPostBank, MB, MSB, NamABank, NCB, OCB, PGBank, Sacombank, Saigonbank, SCB, SeABank, SHB, Techcombank, TPBank, VIB, VietCapitalBank, VietBank, Vietcombank, VietinBank, VPBank; trong đó, riêng HDBank và VPBank là số liệu báo cáo tài chính riêng lẻ (do tỷ lệ nợ xấu hợp nhất chịu tác động lớn của công ty tài chính tiêu dùng trực thuộc), còn lại là số liệu báo cáo tài chính hợp nhất.
>>> Xem thêm: Thực hư chuyện nợ xấu ngân hàng tăng mạnh
Báo cáo phân tích công bố mới đây của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) dự báo trong năm 2020, lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HoSE: STB) sẽ tăng 5,1% so với năm ngoái.
Năm 2021, mức tăng lợi nhuận dự báo đạt 18,2% và đạt 17,8% trong năm 2022.
Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2020 - 2022 dự báo lần lượt ở mức 2,1%, 2% và 1,92%.
VCSC kỳ vọng rằng tất cả số dư trái phiếu đặc biệt tại VAMC của Sacombank sẽ được xử lý và dự phòng vào cuối năm 2022. Trong khi đó, lãi dự thu tồn đọng sẽ được xử lý trong năm 2024. Trong đó, khoản nợ gốc từ việc thanh lý lô đất Cần Đước trả chậm dự báo sẽ được nhận trong năm 2023, còn lô đất Phong Phú sẽ được thanh lý trong năm 2021.
Được biết, Sacombank đã tất toán 2,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu tại VAMC từ đầu năm đến hết tháng 9/2020, đồng thời trích lập thêm 322 tỷ đồng dự phòng cho các khoản nợ xấu này.
Ước tính, Sacombank đang còn khoảng 26.700 tỷ đồng nợ xấu chưa dự phòng tại VAMC. Tỷ lệ nợ xấu (bao gồm nợ xấu nội bảng và nợ xấu chưa dự phòng tại VAMC) ở mức khoảng 9,67%.
>>> Xem thêm: Sacombank sẽ xử lý xong nợ xấu VAMC trong năm 2022 và lãi dự thu tồn đọng trong năm 2024?
Số liệu nợ xấu 9 tháng năm 2020 cho thấy tổng nợ xấu nội bảng của 27 ngân hàng thương mại (*) tăng tới 31%, tương đương tăng gần 25.100 tỷ; nợ tái cơ cấu theo Thông tư Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày càng tăng, đến ngày 28/9/2020 đã chiếm tới 3,8% tổng dư nợ toàn hệ thống.
Trong số 27 ngân hàng thương mại trong diện thống kê, có tới 8 ngân hàng lựa chọn cùng một phương án mang tính đánh đổi: chấp nhận tăng tỷ lệ nợ xấu, giảm tỷ lệ bao phủ nợ xấu để gia tăng lợi nhuận (trong đó, nợ xấu bao gồm cả nợ xấu nội bảng và giá trị trái phiếu đặc biệt tại VAMC). Nói cách khác, các ngân hàng này "lỏng tay" hơn trong xử lý và dự phòng nợ xấu để chạy theo tăng trưởng lợi nhuận.
Một số ngân hàng thì thận trọng hơn khi chỉ giữ lợi nhuận đi ngang hoặc tăng nhẹ, thay vào đó, ưu tiên giảm tỷ lệ nợ xấu (như Eximbank và LietVietPostBank), hoặc tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu (như MB), hoặc tích cực hơn là đồng thời giảm tỷ lệ nợ xấu và tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu (như BIDV).
Thận trọng hơn nữa thì có Vietcombank và BacABank. Đây là 2 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp, tỷ lệ bao phủ nợ xấu rất cao, nghĩa là có nhiều dư địa để chạy theo tăng trưởng lợi nhuận mà vẫn kiểm soát tốt mức độ an toàn.
Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng có nhiều sự lựa chọn, điển hình là các ngân hàng như Kienlongbank, Saigonbank, VietBank... 9 tháng năm nay, không những lợi nhuận giảm mà tỷ lệ nợ xấu của 4 ngân hàng này còn tăng, thêm vào đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm.
Ở SCB, Sacombank và PGBank, tỷ lệ nợ xấu quá cao khiến các ngân hàng này buộc phải hy sinh lợi nhuận để mạnh tay giảm nợ xấu.
(*) 27 ngân hàng thương mại bao gồm: ABBank, ACB, BacABank, BIDV, Eximbank, HDBank, Kienlongbank, LienVietPostBank, MB, MSB, NamABank, NCB, OCB, PGBank, Sacombank, Saigonbank, SCB, SeABank, SHB, Techcombank, TPBank, VIB, VietCapitalBank, VietBank, Vietcombank, VietinBank, VPBank; trong đó, riêng HDBank và VPBank là số liệu báo cáo tài chính riêng lẻ (do tỷ lệ nợ xấu hợp nhất chịu tác động lớn của công ty tài chính tiêu dùng trực thuộc), còn lại là số liệu báo cáo tài chính hợp nhất.
>>> Xem thêm: Ngân hàng xoay xở ra sao trong vòng xoáy nợ xấu?
Sáng ngày 12/11, Trưởng ban kiểm phiếu Bùi Văn Cường báo cáo Quốc hội kết quả kiểm phiếu phê chuẩn bổ nhiệm 3 thành viên Chính phủ.
Kết quả, đã có 467 đại biểu Quốc hội (chiếm 97,08%) tán thành phê chuẩn bà Nguyễn Thị Hồng giữ chức thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Được biết, bà Hồng là cựu học viên khóa 4 trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bà có gần 30 năm công tác trong ngành ngân hàng. Vào tháng 1/1991, bà bắt đầu làm việc tại Vụ Quản lý Ngoại hối.
Sau đó, bà chuyển công tác sang Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước. Tại đây, bà từng đảm nhiệm các chức vụ như trưởng Phòng Cán cân thanh toán quốc tế, phó vụ trưởng rồi vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước .
Sự nghiệp của bà Hồng bắt đầu có sự thay đổi lớn khi Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định bổ nhiệm bà giữ chức phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước vào ngày 16/8/2014.
Sau 5 năm tròn giữ chức vụ phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ngày 16/8/2019, bà đã được Thủ tướng tái bổ nhiệm chức vụ này.
Việc Quốc hội bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Hồng giữ chức thống đốc Ngân hàng Nhà nước là sự kiện gây chú ý bởi bà là nữ thống đốc đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước.
>>> Xem thêm: Chân dung bà Nguyễn Thị Hồng, nữ thống đốc đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho hay tính đến hết tháng 9/2020, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế chỉ tăng 6,09% so với đầu năm, thấp hơn nhiều mức tăng 9,4% cùng kỳ năm 2019.
Ngân hàng Nhà nước đang kỳ vọng dư nợ tín dụng đến hết năm sẽ tăng khoảng 8-10%, nghĩa là tăng thêm khoảng 2-4 điểm% trong quý IV. So với mức bình quân khoảng 2 điểm% mỗi quý kể từ đầu năm, nhìn chung cơ quan quản lý nghiêng về quan điểm tăng trưởng tín dụng sẽ mạnh mẽ hơn trong quý IV, nhưng vẫn tỏ ra khá thận trọng.
Xét trên bình diện vi mô, nhiều ngân hàng khá tự tin vào khả năng tín dụng bật tăng vào những tháng cuối năm.
Trong báo cáo phân tích công bố mới đây, Công ty Chứng khoán SSI dẫn lời ban lãnh đạo HDBank rằng tăng trưởng tín dụng tại thời điểm cuối tháng 10/2020 của ngân hàng đã đạt 20% và đang xin Ngân hàng Nhà nước nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng lên khoảng 27-28% trong cả năm nay.
Tương tự HDBank, TPBank cũng đang xin Ngân hàng Nhà nước nâng trần tín dụng thêm 5-6 nghìn tỷ đồng, qua đó nâng hạng mức tăng trưởng tín dụng từ mức 23% như hiện tại lên gần 29% cho cả năm 2020.
MB cũng là ngân hàng đang kỳ vọng sẽ bứt phá về tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm nay. Cập nhật mới đây từ SSI cho thấy tại thời điểm cuối tháng 10/2020, tăng trưởng tín dụng đã đạt 16% so với đầu năm.
>>> Xem thêm: Ngân hàng kỳ vọng tín dụng bật tăng cuối năm
Trong báo cáo công bố mới đây, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo trong quý IV/2020, lãi suất liên ngân hàng sẽ duy trì ở mặt bằng thấp và thị trường không ghi nhận áp lực thanh khoản cuối năm khi xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ của các quốc gia trên thế giới vẫn được duy trì. Cùng với đó, tỷ giá diễn biến thuận lợi. Ngoài ra, số dư tiền gửi Kho bạc Nhà nước tại hệ thống ngân hàng dù giảm nhưng nguồn lực này có thể sớm trở lại hệ thống.
Tuy nhiên, VCBS cho rằng vẫn tồn tại rủi ro khi cuối năm thường là thời điểm tăng tốc cho tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần chuẩn bị thanh khoản đáp ứng nhu cầu khách hàng cuối năm.
Dù vậy, công ty chứng khoán này tái khẳng định quan điểm mặt bằng lãi suất liên ngân hàng sẽ tiếp tục duy trì tại mức thấp như hiện nay.
Trên thị trường 1 (thị trường tổ chức kinh tế và dân cư), mặt bằng lãi suất huy động ghi nhận mức giảm nhẹ 0,2 điểm% trong tháng, trong bối cảnh cuối tháng 10, nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay với nhiều đối tượng khách hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong các tháng cao điểm cuối năm. Trong đó, đối tượng được nhiều ngân hàng lựa chọn là các khoản vay cá nhân và các khoan vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong báo cáo, VCBS duy trì dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam quý IV sẽ tiếp tục cải thiện đáng kể, đạt mức 4%-5%. Tăng trưởng GDP cả năm 2020 dự báo đạt 2,73%-3,06%. Theo đó, Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong tăng trưởng so với các nước trong khu vực.
Trong khi đó, lạm phát dự báo sẽ ở mức 3-3,5% trong cả năm 2020, dù các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu có thể ghi nhận mức tăng nhẹ do ảnh hưởng từ thiên tai.
>>> Xem thêm: 'Tiền nhiều' triệt tiêu áp lực thanh khoản ngân hàng cuối năm
"Kết quả quý III/2020 của các ngân hàng Việt Nam cho thấy áp lực đè nén lên chất lượng tài sản và khả năng sinh lời đã giảm bớt nhờ triển vọng kinh tế cải thiện", hãng xếp hạng Fitch Ratings cho biết trong một báo cáo công bố mới đây.
Tỷ lệ hình thành khoản vay có vấn đề đã giảm kể từ quý II/2020. Fitch kỳ vọng các chỉ số liên quan đến chất lượng tài sản sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ các quy định về phân loại khoản nợ bị ảnh hưởng bởi đại dịch - có khả năng vẫn có hiệu lực cho đến nửa cuối năm 2021. Tuy nhiên, hãng xếp hạng tín nhiệm này cũng lưu ý cần phải nhìn xa hơn đối với các khoản nợ xấu khi đánh giá chất lượng tài sản của các ngân hàng.
Fitch cho biết các ngân hàng Việt Nam đã trích lập dự phòng tín dụng cao hơn trong 9 tháng năm 2020 để phản ánh căng thẳng về chất lượng tài sản. Cho đến nay, việc kiểm soát chi phí hoạt động tốt hơn đã giảm thiểu sự bào mòn của các khoản dự phòng tăng thêm, giúp hỗ trợ lợi nhuận.
Fitch nhấn mạnh "bộ đệm" an toàn vốn của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn mỏng trước những rủi ro nhất định trong môi trường hoạt động trong nước. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế phục hồi và khả năng sinh lời của các ngân hàng sẽ tạo ra lợi nhuận giữ lại đủ lớn để hỗ trợ tăng trưởng trong ngắn hạn nhằm giữ ổn định tỷ lệ an toàn vốn.
>>> Xem thêm: Fitch: "Bộ đệm" vốn của ngân hàng Việt vẫn mỏng nhưng sẽ ổn định trong ngắn hạn
Thực hiện theo phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã bán 13.427 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt vào tháng 12/2018. Thời hạn trái phiếu là 5 năm, đáo hạn vào tháng 12/2023.
Với việc tất toàn được toàn bộ trái phiếu đặc biệt VAMC, VietinBank đã mua lại trước hạn hơn 3 năm toàn bộ nợ xấu từ VAMC.
Ông Lê Đức Thọ - chủ tịch HĐQT VietinBank, cho biết sau khi tất toán toàn bộ khoản nợ VAMC, hiện tỷ lệ nợ xấu của VietinBank vào cuối tháng 10/2020 là khoảng 1,8%.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục quản trị chặt chẽ chất lượng tăng trưởng tín dụng của VietinBank. Mục tiêu là cuối quý IV/2020, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank nội bảng sẽ ở mức khoảng 1,5%”, ông Lê Đức Thọ cho biết thêm.
>>> Xem thêm: VietinBank mua lại trước hạn toàn bộ nợ xấu từ VAMC
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.