Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ngân TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa có thông báo về việc tổ chức ĐHCĐ bất thường và ĐHCĐ thường niên năm 2021 lần thứ hai.
Theo đó, ĐHCĐ thường niên năm 2021 dự kiến tiến hành vào ngày 29/7 tới đây tại Trung tâm hội nghị quốc tế, số 11 Lê Hồng Phong, phường Điện Biên, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Đối tượng tham dự là tất cả cổ đông có tên trong danh sách chốt ngày 22/3/2021.
Tại phiên họp này, HĐQT Eximbank dự kiến trình các nội dung thuộc thẩm quyền ĐHCĐ thường niên năm 2021 theo quy định, các nội dung đã dự kiến trình ĐHCĐ thường niên năm 2020 và các nội dung khác thuộc thẩm quyền ĐHCĐ.
ĐHCĐ bất thường sẽ được tổ chức vào ngay ngày hôm sau (30/7) tại cùng địa điểm, giải quyết các nội dung theo văn bản kiến nghị, yêu cầu triệu tập ĐHCĐ bất thường của nhóm cổ đông ngày 12/3/2021 và các nội dung khác thuộc thẩm quyền. Đối tượng tham dự là tất cả cổ đông có tên trong danh sách chốt ngày 14/5/2021.
Trước đó, vào ngày 27/4, ĐHCĐ thường niên năm 2021 của Eximbank đã tổ chức bất thành do tỷ lệ tham dự của cổ đông chỉ đạt 41,65%, thấp hơn tỷ lệ theo quy định để tiến hành phiên họp thường niên lần 1 là 65%.
Mặt khác, phiên họp thường niên năm 2020 diễn ra trước đó 1 ngày (26/4) có số lượng cổ đông tham dự đại diện cho hơn 94% số cổ phần có quyền biểu quyết, tuy nhiên lại không thể tiếp tục do đa số cổ đông không thông qua quy chế đại hội.
>>> Xem thêm: Eximbank triệu tập ĐHCĐ thường niên và bất thường trong 2 ngày liên tiếp
HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) mới đây đã thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ. Đây là lần thứ 3 trong năm 2021 ngân hàng này huy động vốn qua kênh trái phiếu.
Theo đó, ACB có kế hoạch phát hành tối đa 3.000 trái phiếu, kỳ hạn ba năm với mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, tương ứng với tổng mệnh giá phát hành tối đa là 3.000 tỷ đồng. Lần phát hành này được chia ra tối đa làm 6 đợt.
Trái phiếu trên là loại không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không phải nợ thứ cấp của ACB và không được bảo đảm bằng tài sản.
Lãi suất trái phiếu sẽ cố định trong suốt thời hạn, mức lãi suất cụ thể sẽ được quyết định tùy theo điều kiện thị trường, nhu cầu của nhà đầu tư và phương án phát hành.
Về mục đích sử dụng vốn, ACB cho biết đợt huy động trái phiếu này nhằm tăng quy mô nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, phục vụ nhu cầu cấp tín dụng và đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu an toàn.
Như vậy, trong vòng 1 tháng qua, ACB đã lên kế hoạch huy động tổng 12.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu. Theo phương án được thông qua vào tháng 4, quy mô hai đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ lần 1 và 2 lần lượt là 5.000 tỷ đồng và 4.000 tỷ đồng.
>>> Xem thêm: ACB dồn dập gọi vốn qua kênh trái phiếu
Suốt từ đầu năm tới nay, cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chỉ tăng vỏn vẹn 3%, thị giá thường xuyên dao động quanh ngưỡng 100.000 đồng/cổ phiếu với biên độ tăng, giảm cỡ khoảng 10%.
Trong khi đó, chỉ số VN-Index đã tăng tới 19% và chỉ số VN30-Index đã tăng tới 36%.
Thị giá VCB đã có những nhịp tăng rất mạnh từ nửa cuối năm 2017 đến đầu năm 2020 với mức tăng tổng cộng cỡ khoảng 150%. Điều này đã đẩy mức định giá theo cả P/B và P/E của Vietcombank vượt xa so với các ngân hàng khác, qua đó làm giảm sức hấp dẫn so với các cổ phiếu ngân hàng khác.
Thêm vào đó, Vietcombank được cho là đang "để dành" lợi nhuận thông qua các nghiệp vụ kế toán (thuật ngữ kinh tế thường được gọi là Cookie Jar Reserve) với tín hiệu là tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao ngất ngưởng, lên đến khoảng 380%.
Đây là nguyên nhân quan trọng khiến lợi nhuận năm 2020 của Vietcombank chỉ đi ngang, trong khi kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận năm 2021 khá khiêm tốn, chỉ tăng 11% so với năm 2020. Do vậy, tăng trưởng lợi nhuận không trở thành chất xúc tác cho giá cổ phiếu VCB.
Bên cạnh đó, "game" tăng vốn ở Vietcombank vẫn chưa phát đi tín hiệu gì mới, do đó không hỗ trợ cho giá cổ phiếu.
Báo cáo phân tích công bố mới đây của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho thấy sức hấp dẫn của cổ phiếu này ở thời điểm hiên tại vẫn còn bỏ ngỏ khi mà VCSC nâng giá mục tiêu của VCB từ 98.000 đồng/cổ phiếu lên 108.900 đồng/cổ phiếu nhưng so với phiên đóng cửa mới đây thì mức giá mục tiêu sau khi nâng cũng cao hơn chưa đến 10%.
VCSC còn nêu giả định Vietcombank sẽ phát hành 307,6 triệu cổ phiếu thông qua phát hành công khai/riêng lẻ vào năm 2022 với giá 95.000 đồng/cổ phiếu, tức là thấp hơn thị giá hiện tại.
>>> Xem thêm: Vì sao cổ phiếu VCB 'dậm chân tại chỗ' suốt từ đầu năm dù thị trường liên tiếp phá đỉnh?
Trong những ngày qua, dư luận rất quan tâm đến những thông tin liên quan đến công tác từ thiện của nghệ sĩ Hoài Linh, đặc biệt là việc sao kê tài khoản nhận tiền từ thiện của nghệ sĩ này được cho là bị phát tán lên mạng xã hội.
Theo nguồn tin từ Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, HoSE: MBB), ngân hàng này "đã tìm ra được người gây sai phạm, xử lý kỷ luật nghiêm và gửi hồ sơ sang cơ quan điều tra".
"Ngân hàng đã kiểm tra, và xác minh sự việc trên, phát hiện một cá nhân làm việc tại ngân hàng để lộ lọt thông tin của khách hàng, cá nhân này đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Ngân hàng", phía MB cho biết.
"Trên tinh thần thượng tôn pháp luật, Ngân hàng cam kết sẽ có các biện pháp nghiêm khắc đảm bảo tuyệt đối tuân thủ các Quy định của pháp luật về bảo vệ thông tin của khách hàng. Ngân hàng sẽ có biện pháp kỷ luật thỏa đáng cá nhân để lộ/lọt thông tin, không tuân thủ quy định đạo đức nghề nghiệp, không tuân thủ Quy định của Pháp luật, Quy định của ngân hàng", phía MB nhấn mạnh.
MB khẳng định đã đình chỉ công việc cá nhân vi phạm và sẽ tổ chức thi hành kỷ luật với hình thức cao nhất, đồng thời ngân hàng đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xử lý.
Ngân hàng này khẳng định sự việc lộ thông tin trên không do hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng bị sự cố hay bị hacker tấn công.
>>> Xem thêm: MB: Đã tìm ra người phát tán sao kê tài khoản của Hoài Linh, kỷ luật và gửi hồ sơ sang công an
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HoSE: VIB) thông báo sẽ phát hành hơn 443 triệu cổ phiếu thưởng, với tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là hơn 4.430 tỷ đồng.
Theo đó, tỷ lệ được nhận cổ phiếu thưởng của cổ đông VIB là 40%, tương đương sở hữu 10 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 4 cổ phiếu mới. Nguồn vốn phát hành từ quỹ dự trữ bổ sung vốn và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm cuối năm 2020.
Sau khi thương vụ phát hành kết thúc như kỳ vọng, vốn điều lệ của VIB sẽ tăng từ 11.093 tỷ lên mức 15.530 tỷ đồng, tức gần 40%.
Đồng thời, VIB cũng có quyết định chốt ngày đăng ký cuối cùng cho danh sách cổ đông được hưởng quyền nhận cổ phiếu thưởng là ngày 10/6/2021.
Đây là một trong những đợt tăng vốn theo kế hoạch của năm 2021, đã được cổ đông VIB thông qua tại đại hội thường niên mới đây. Theo đó, ngoài phương án phát hành thêm cổ phiếu thưởng từ nguồn vốn chủ sở hữu, ngân hàng còn dự kiến chào bán tối đa hơn 46 triệu cổ phiếu, qua đó nâng vốn điều lệ lên khoảng 16.000 tỷ đồng.
>>> Xem thêm: VIB phát hành hơn 440 triệu cổ phiếu thưởng, nâng vốn lên 15.530 tỷ đồng
Ông Trần Phi Hạnh, anh trai của chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HoSE: MSB) Trần Anh Tuấn, vừa đăng ký bán toàn bộ hơn 5,88 triệu cổ phiếu MSB trong thời gian từ ngày 4/6 đến ngày 2/7.
Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh trên sàn và bán cổ phiếu lẻ cho công ty chứng khoán, nhằm nhu cầu tài chính cá nhân.
Được biết, người nhà của chủ tịch MSB đăng ký bán cổ phiếu trong bối cảnh MSB đang ở vùng giá tốt. Cụ thể, cổ phiếu này đóng cửa phiên 28/5 ở mức giá 26.700 đồng/cổ phiếu, mức giá cao nhất kể từ khi ngân hàng này niêm yết vào cuối năm 2020.
Chiếu theo mức giá trên thì ông Trần Phi Hạnh có thể thu về khoảng 157 tỷ đồng từ việc thoái toàn bộ cổ phiếu MSB đang nắm giữ. Về phía chủ tịch HĐQT MSB, ông Trần Anh Tuấn đang nắm giữ hơn 2 triệu cổ phiếu MSB.
>>> Xem thêm: MSB lập đỉnh, người nhà chủ tịch đăng ký bán 5,8 triệu cổ phiếu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.