Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty Chứng khoán SSI vừa công bố báo cáo cập nhật về ngành nước, nhấn mạnh ngành nước đã tăng trưởng mạnh trong năm 2022 nhờ tích cực mua bán và sáp nhập (M&A).
SSI dẫn chứng trong năm vừa qua, DNP Water tiếp tục mở rộng các nhà máy nước trên địa bàn với kỳ vọng dòng tiền ổn định khi đi vào hoạt động. Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (HoSE: REE) duy trì đầu tư vào các nhà máy nước tại TP. HCM, nơi có nhu cầu dồi dào, mức tiêu thụ cao và hoạt động ổn định.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương (HoSE: BWE) mua lại Công ty Cổ phần Cấp nước Cần Thơ với kỳ vọng mở rộng mạng lưới cấp nước liên vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời mua lại nhà máy nước Gia Tân để mở rộng mạng lưới cấp nước tới vùng sâu, vùng xa của Đồng Nai, lấy nguồn nước từ sông Đồng Nai.
Với nhu cầu tiêu thụ nước tăng trưởng ổn định ở mức 5 – 8% so với cùng kỳ hàng năm, SSI cho rằng công ty có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm trong ngành nước có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn trung bình ngành thông qua giao dịch M&A.
Về triển vọng năm 2023, với các công ty sở hữu và vận hành mạng lưới phân phối nước, dưới sự quản lý của UBND tỉnh, các công ty này độc quyền phân phối. Hiệu quả hoạt động của các công ty cấp nước phụ thuộc vào tỷ lệ thất thoát nước cũng như mật độ dân số trên địa bàn phân phối.
Đối với những công ty này, SSI ước tính doanh thu tăng 8% so với cùng kỳ vào năm 2023. Cụ thể, lượng nước tiêu thụ trung bình tăng 6% so với cùng kỳ, trong khi giá nước bán lẻ bình quân tăng 3% so với cùng kỳ.
“Hiệu quả hoạt động của các công ty phân phối nước tiếp tục được cải thiện. Chúng tôi kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục được duy trì trong trung hạn. Tỷ lệ thất thoát nước trung bình dự kiến sẽ giảm từ 17,5% vào năm 2022 xuống còn 16,5% vào năm 2023, khi các công ty cấp nước áp dụng hệ thống phát hiện rò rỉ nước cải tiến, bên cạnh việc cải thiện mạng lưới đường ống dẫn nước cho người tiêu dùng cuối”, báo cáo của SSI nêu rõ.
Theo SSI, việc xử lý ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty cấp nước. Cụ thể, Luật Tài nguyên nước và Môi trường sẽ được thông qua vào năm 2023, trong đó quy định rõ nguồn nước có thể khai thác, và chi phí thuế tài nguyên môi trường sẽ được tính theo sản lượng khai thác thay vì theo công suất.
SSI dự báo các công ty cấp nước sẽ ghi nhận mức phí cao hơn. Chi phí nguyên vật liệu chiếm 30~35% chi phí hoạt động của các doanh nghiệp nước. Hóa chất chiếm 21% chi phí nguyên vật liệu.
Ngoài ra, thuế tài nguyên tại các tỉnh dao động trong khoảng 48 - 50 đồng/m3 vào năm 2023. Tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty cấp nước có thể giảm 0,2 - 0,4% do chi phí nguyên vật liệu và thuế tài nguyên nước tăng.
Đối với các doanh nghiệp sở hữu nhà máy nước, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của nhà máy xử lý nước bao gồm khoản đầu tư nhà máy nước; khoảng cách từ nhà máy đến nguồn nguyên liệu (nước mặt hoặc nước ngầm); sản lượng và giá bán cho các công ty phân phối.
Theo SSI, suất vốn đầu tư các nhà máy xử lý nước sạch đang tăng theo thời gian. Các công ty nước niêm yết cho biết, suất vốn đầu tư nhà máy xử lý nước sạch tại một số công ty nước niêm yết giai đoạn 2022-2023 sẽ đạt 5.300 đồng/m3, cao hơn mức 4.600 đồng/m3 bình quân giai đoạn 2020-2021.
Hiện tỷ suất lợi nhuận ròng của các nhà máy nước đang đạt mức 35 - 40%, theo số liệu từ SSI.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.