'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nghiệp vụ tái xuất hay trung tâm tái xuất (entrepôt trade) là nghiệp vụ bảo quản thương mại, trong đó hàng hóa được nhập khẩu vào một nước và tái xuất mà không đưa vào nước nhập khẩu. Nghiệp vụ tái xuất chỉ giới hạn vào những nguyên liệu, hàng hóa nhất định và người môi giới tại một sở giao dịch tổ chức bán hàng và vận chuyển tới mọi nước khách hàng trên thế giới.
Phương thức này khác với phương thức đối lưu ở chỗ là không quan tâm đến nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tham gia vào phương thức giao dịch tái xuất luôn có 3 nước Đó là nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, và nước tái xuất. Vì vậy phương thức này còn được gọi là phương thức giao dịch 3 bên hay giao dịch tam giác.( Triangular transaction).
Để có thể làm tái xuất, hàng hoá phải có cung cầu lớn và giá cả hàng hoá đó phải có biến động lớn. Do vậy trong phương thức buôn bán này người nào nắm được sự biến động của giá nhanh chớp được thời cơ thuận thì sẽ có lãi lớn, còn ngược lại thì sẽ bị lỗ vốn và có thể bị phá sản.
1) Tạm nhập tái xuất
Tạm nhập tái xuất là việc thương nhân Việt Nam mua hàng của một nước để bán cho một nước khác, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
Tạm nhập tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.
Hàng hoá được nhập khẩu vào trong nước tái xuất được lưu tại kho ngoại quan sau đó được xuất khẩu ra nước ngoài không thông qua chế biến, hoạt động này ở Việt Nam được điều chỉnh bằng quy chế kho ngoại quan số 212/1998.
Trường hợp người tái xuất muốn giấu xuất xứ hàng hoá (thường thì phải thoả thuận trước với người mua) thì người tái xuất phải thay đổi bao bì, vẽ lại mẫu mã và như vậy có nghĩa là hàng hoá đã được gia công chế biến một phần cho nên khi tái xuất phải nộp thuế xuất khẩu cho phần giá trị gia tăng đó, nếu pháp luật quy định.
Thực tế để giảm chi phí lưu kho người ta thường đưa hàng hoá thẳng từ nước người bán sang nước nước người mua mà không thông qua nước tái xuất và trên đường vận chuyển người ta làm lại bộ chứng từ hàng hoá khác.
2) Chuyển khẩu
Chuyển khẩu được quy định trong Quy chế này là việc thương nhân Việt Nam mua hàng của một nước để bán cho một nước khác mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Phương thức chuyển khẩu được thực hiện dưới các hình thức:
- Hàng hoá được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam.
- Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
- Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Chuyển khẩu được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.
Hàng hoá đi từ nước người bán sang nước người mua, nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu.
Trên thực tế phương thức chuyển khẩu thường được thực hiện bằng hai cách:
+ Công khai: Các chứng từ hàng hoá từ người bán ban đầu giữ nguyên chỉ các chứng từ làm thủ tục chuyển khẩu.
+ Bí mật: Thay lại toàn bộ chứng từ hàng hoá kể cả tên và địa chỉ người bán .
Người kinh doanh tái xuất thường ký một hợp đồng nhập khẩu và một hợp đồng xuất khẩu. Hai hợp đồng này phải phù hợp với nhau về hàng hoá bao bì, mã hiệu v.v. Việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu phải tạo cơ sở đầy đủ và chắc chắn cho việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Để thực hiện các hợp đồng một cách nghiêm chỉnh người ta thường áp dụng các biện pháp:
- Đặt cọc (deposit) tức là một khoản tiền mà một bên có nghĩa vụ phải giao cho bên kia để đảm bảo thực hiện hợp đồng, nếu vi phạm sẽ mất khoản tiền đặt cọc đó.
Trên thực tế đây là một vấn đề rất phức tạp và rắc rối ngay cả khi đã có đặt cọc thì khả năng vi phạm hợp đồng vẫn có thể xảy ra. Cho nên khi tiến hành giao dịch cần phải chọn kỹ đối tác, phải cảnh giác cao.
Để tránh rủi ro người ta thường hay yêu cầu ngân hàng bảo lãnh số tiền gửi hoặc tiền ứng trước. Tuy nhiên nếu yêu cầu ngân hàng bảo lãnh thì phải trả phí bảo lãnh ngân hàng .
- Chế tài – phạt tiền là biện pháp thường được áp dụng theo các hình thức:
+ Trả một khoản tiền quy định trong hợp đồng ( có thể là ngoại tệ có thể là nội tệ).
+ Mua hàng trên thị trường và người vi phạm phải trả tiền chênh lệch so với giá hợp đồng.
- Phương thức tín dụng giáp lưng (back to back L/C) tức là sau khi nhận được L/C của người nhập khẩu mở cho mình người kinh doanh tái xuất ( hoặc chuyển khẩu) dùng L/C này để thế chấp mở L/C thứ hai cho người xuất khẩu hưởng lợi với nội dung gần giống L/C mà người nhập khẩu mở cho mình. L/C thứ nhất gọi là L/C gốc, còn L/C thứ hai gọi là L/C giáp lưng.
Một vấn đề rất quan trọng cần phải lưu ý trong kinh doanh theo phương thức tái xuất là công tác khách hàng, phải chú ý tìm được khách hàng đứng đắn, có khả năng thanh toán cao. Thực tế ở Việt Nam cho thấy có nhiều doanh nghiệp đã phá sản do công tác này lỏng lẻo(nhập khẩu hàng hoá rồi nhưng không biết bán cho ai vì đối tác từ chối nhận hàng – không tái xuất được).
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.