Ông Trump bỏ ngỏ khả năng ‘dùng vũ lực quân sự hoặc kinh tế’ để mở rộng nước Mỹ
(VNF) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 7/1 đã từ chối loại trừ khả năng sử dụng biện pháp cưỡng chế về quân sự hoặc kinh tế để mở rộng nước Mỹ.
- Năm thách thức hàng đầu cho kinh tế toàn cầu 2025 02/01/2025 07:00
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã từ chối loại trừ khả năng sử dụng quân đội Mỹ để kiểm soát Kênh đào Panama và Greenland, mở rộng thêm một loạt phát biểu gần đây của ông về việc giành thêm lãnh thổ cho Mỹ trong nhiệm kỳ thứ hai của mình.
“Chúng ta cần những khu vực này vì an ninh kinh tế”, ông Trump nói về cả tuyến đường thương mại Trung Mỹ và vùng lãnh thổ tự trị Đan Mạch, trong một cuộc họp báo tại nhà riêng của ông ở Florida, Mar-a-Lago.
Trong buổi họp bao, một phóng viên hỏi ông Trump rằng liệu ông có thể đảm bảo với công chúng rằng ông sẽ không sử dụng biện pháp cưỡng chế quân sự hoặc kinh tế để theo đuổi bất kỳ vùng đất nào hay không.
Tổng thống đắc cử Mỹ đã trả lời dứt khoát rằng: “Không, tôi không thể đảm bảo với bạn về cả hai điều đó. Kênh đào Panama được xây dựng cho quân đội của chúng tôi. Tôi sẽ không cam kết điều đó".
Ông Trump cũng bày tỏ quan ngại và thất vọng về hoạt động của Trung Quốc ở cả Kênh đào Panama và Greenland, có thể gửi một tín hiệu tới đối thủ hùng mạnh của Mỹ về những nỗ lực của chính họ nhằm mở rộng phạm vi hoạt động toàn cầu.
Ông nói rằng kênh đào này ”đang được Trung Quốc điều hành. Chúng tôi không trao nó cho Trung Quốc, và họ đã lạm dụng nó”.
Kể từ khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm ngoái, ông Trump đã nhiều lần suy ngẫm về việc sáp nhập các vùng lãnh thổ, đặc biệt là Kênh đào Panama.
Ông đã chỉ trích cựu Tổng thống Jimmy Carter (người đã qua đời vào ngày 29/12/2024) vì đã đàm phán hiệp ước cuối cùng trao cho Panama quyền kiểm soát hoàn toàn tuyến đường thủy dài 51 dặm này.
Các chuyên gia cho biết mục tiêu thực sự của ông Trump có thể là đe dọa nhằm mục đích đảm bảo sự đối xử thuận lợi từ chính phủ Panama đối với các tàu của Mỹ sử dụng tuyến đường này.
Nói rộng hơn, họ cho biết, ông có thể đang cố gắng gửi một thông điệp đến một khu vực sẽ rất quan trọng đối với mục tiêu kiểm soát dòng người di cư đến biên giới Mỹ.
Đáp lại những tuyên bố gần đây của ông Trump, Bộ trưởng Ngoại giao Panama, ông Javier Martínez-Acha, đã nêu rõ lập trường của nước mình rằng:
“Chủ quyền của kênh đào của chúng tôi là không thể thương lượng và là một phần trong lịch sử đấu tranh và chinh phục không thể đảo ngược của chúng tôi. Hãy nói rõ ràng: Kênh đào thuộc về người Panama và sẽ tiếp tục như vậy".
Cũng tại buổi họp báo tại Mar-a-Lago, ông Trump tuyên bố chính quyền của ông sẽ tìm cách đổi tên Vịnh Mexico thành “Vịnh châu Mỹ”.
“Thật là một cái tên đẹp. Và nó rất phù hợp”, ông khẳng định thêm.
Vùng nước giàu dầu mỏ này là vùng nước lớn thứ 9 trên thế giới và đã được xác định trên bản đồ là Vịnh Mexico kể từ những năm 1500.
Đảng Cộng hòa cũng đã bày tỏ sự quan tâm đến việc biến Canada thành “Tiểu bang thứ 51” của Mỹ.
Nhưng cũng trong ngày 7/1, ông cho biết ông đang cân nhắc chỉ sử dụng sức ép kinh tế chứ không phải quân sự đối với đồng minh và đối tác thương mại lớn của Mỹ.
Ông Trump cũng phàn nàn về thâm hụt thương mại của Mỹ với Canada rằng: ”Sẽ không sao nếu đó là một tiểu bang, nhưng nếu đó là một quốc gia khác, chúng tôi không muốn có điều đó”.
Vị tổng thống đắc cử Mỹ đã đe dọa sẽ áp đặt mức thuế quan lớn đối với hàng nhập khẩu từ Canada, đối tác thương mại lớn thứ hai của Mỹ.
Nhưng “sẽ không có thuế quan” đối với Canada nếu nước này trở thành một tiểu bang của Mỹ, ông Trump nói trong bài đăng trên Truth Social ngày 6/1. Ông đăng bình luận đó sau khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuyên bố sẽ từ chức lãnh đạo đất nước.
Đáp lại, ông Trudeau đã viết trên X rằng: “Không có một cơ hội nào để Canada trở thành một phần của Mỹ”.
Trong những tuần gần đây, khi chuẩn bị nhậm chức, ông Trump đã nhiều lần nói về việc không chỉ tiếp quản Kênh đào Panama, nơi Hoa Kỳ đã nhượng lại quyền kiểm soát cho Panama theo hiệp ước vào cuối những năm 1990, mà còn mua Greenland từ Đan Mạch (mặc dù thực tế là nó không được bán).
Đề cập tới Greenland, ông Trump nói “đó là một nơi tuyệt vời và người dân sẽ được hưởng lợi rất nhiều nếu nơi này trở thành một phần của Mỹ”.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen trước đó đã thẳng thắn tuyên bố rằng hòn đảo này “ không phải để bán và sẽ không bao giờ được bán”.
Trung Quốc ‘giáng đòn’ lên Mỹ sát thềm ông Trump nhậm chức tổng thống
- Tai nạn máy bay khiến 179 người tử vong: Bộ trưởng giao thông Hàn Quốc xin từ chức 08/01/2025 07:45
- Hậu thảm kịch 179 người tử vong, Jeju Air cắt giảm 1.900 chuyến bay để kiểm tra an toàn 04/01/2025 03:06
- Hàn Quốc: Kiểm tra khẩn cấp toàn bộ hệ thống khai thác máy bay sau thảm kịch 179 người tử vong 30/12/2024 11:30
Vào công trường thi công 600 căn nhà ở xã hội tại Long Biên - Hà Nội
(VNF) - Chung cư cao tầng CT1 thuộc khu nhà ở xã hội Thượng Thanh sẽ cung cấp khoảng 600 căn hộ cho người thu nhập thấp, dự kiến mở bán trong năm 2025.