Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng dù cố gắng tới đâu, các gói hỗ trợ của Chính phủ cũng chỉ hữu hạn, không thấm tháp gì với nhu cầu của nền kinh tế. Không có cách nào hay hơn là để nền kinh tế tự cứu lấy nó. Chính phủ chỉ cần mở cửa sản xuất là doanh nghiệp tự sinh tồn được, đóng góp giá trị gia tăng và đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.
Quý III/2021 chứng kiến mức tăng trưởng thấp nhất trong lịch sử tính và công bố GDP của Việt Nam, phản ánh sự thiệt hại kinh tế do dịch bệnh đã ở mức đặc biệt nghiêm trọng. Để có cái nhìn sâu về bức tranh kinh tế 9 tháng và dự báo cho tương lai, Tạp chí Đầu tư Tài chính đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng Bộ môn Kinh tế vĩ mô, Đại học Kinh tế Quốc dân:
GDP quý III tăng trưởng âm 6,17%. Kết quả này có lẽ không phải là điều quá bất ngờ đối với giới quan sát kinh tế?
PGS.TS Phạm Thế Anh: Thực ra cũng có một chút bất ngờ, vì với thông tin cập nhật về các biện pháp phòng chống bệnh dịch và diễn biến kinh tế trong thời gian gần đây, chúng tôi dự đoán mức sụt giảm còn sâu hơn thế. Thẳng thắn mà nói, mức tăng trưởng âm 6,17% vẫn còn là nhẹ nếu nhìn vào sự đứt gãy sản xuất, sự đình trệ của hoạt động kinh doanh diễn ra trên quy mô lớn trong suốt quý III vừa qua. Kết quả này cho thấy chúng ta không thể tiếp tục sử dụng các biện pháp chống dịch cực đoan được nữa, phải “mở cửa” để sản xuất, kinh doanh. Nếu quý IV tăng trưởng âm nữa, nền kinh tế sẽ bị định danh là suy thoái.
Tức là Chính phủ cần làm mọi thứ để nền kinh tế tăng trưởng dương trở lại trong quý IV?
PGS.TS Phạm Thế Anh: Mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay đã không đạt được, do đó cũng không nặng nề chuyện con số. Điều chúng ta cần thấy là doanh nghiệp và người dân đã kiệt sức rồi, nhiệm vụ của chính quyền là phải khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, khôi phục lại tiêu dùng và đầu tư, đảm bảo sinh kế cho hàng triệu người lao động và cứu lấy hàng vạn doanh nghiệp đang đứng bên bờ vực đóng cửa.
Điều ông lo ngại nhất hiện nay là gì?
PGS.TS Phạm Thế Anh: Có quá nhiều vấn đề khiến chúng ta lo lắng: sức chống chịu của doanh nghiệp đã bị ăn mòn dữ dội; các mô hình “1 cung đường – 2 điểm đến”, “3 tại chỗ” không cứu vãn được sản xuất; hơn 90.000 doanh nghiệp đã bị đánh bật khỏi thị trường; số lao động thất nghiệp lên tới hàng triệu người; làn sóng người lao động rời bỏ TP. HCM và các tỉnh công nghiệp phía Nam diễn ra ồ ạt thời gian trước và đang tái diễn những ngày qua, đe dọa trực tiếp tới khả năng phục hồi sản xuất trong quý IV, vì Việt Nam là nền kinh tế thâm dụng lao động.
Việc người lao động ồ ạt rời bỏ các thủ phủ sản xuất công nghiệp cũng là hiện tượng rất nghiêm trọng đối với hoạt động kinh tế, vừa khiến doanh nghiệp thiếu hụt nhân lực, vừa làm giảm sức cầu của các địa phương, tức gây nên sự suy giảm cả về phía cung lẫn phía cầu. Có thể nói để đến tình cảnh như hôm nay, giải pháp nào cũng là quá muộn, có làm tốt cũng không thể cứu vãn nữa, chỉ có tìm cách hạn chế ảnh hưởng tiêu cực thôi. Điều các địa phương có thể làm bây giờ là nhanh chóng cho các doanh nghiệp hoạt động trở lại. Chính quyền cũng cần đưa ra cam kết cho một tương lai chắc chắn về việc mở cửa và các biện pháp chống dịch nếu tái bùng phát. Niềm tin của doanh nghiệp và người dân là yếu tố then chốt, phải làm cho họ tin rằng việc mở cửa là thực chất, bền vững chứ không phập phù kiểu mở ra đóng vào.
Một điều đáng lo ngại nữa là doanh nghiệp FDI đã bắt đầu chuyển đơn hàng sản xuất khỏi Việt Nam. Từ mất đơn đến mất khách là quãng đường rất ngắn. Ông nhìn nhận như thế nào về nguy cơ này?
PGS.TS Phạm Thế Anh: Việc chuyển đơn hàng khỏi Việt Nam có thể là một giải pháp tạm thời của các doanh nghiệp FDI trong bối cảnh nước ta thắt chặt các biện pháp chống dịch. Dù là tạm thời nhưng nếu tình trạng tại Việt Nam không được cải thiện, việc khối ngoại rời đi là hoàn toàn có thể xảy ra, nhẹ thì giảm công suất của các nhà máy tại Việt Nam, nặng thì dời hẳn nhà máy. Như vậy, có thể thấy, việc đi hay ở của khối ngoại đang phụ thuộc hoàn toàn vào quyết sách của Chính phủ.
Cũng cần nói thêm rằng, doanh nghiệp FDI chỉ sử dụng khoảng 7 triệu lao động Việt Nam thôi, còn khoảng 50 triệu lao động khác đang nằm ở các doanh nghiệp nội. Doanh nghiệp ngoại gặp bất lợi có thể chuyển đi chứ doanh nghiệp nội thì biết chuyển đi đâu. Vì vậy, không nên hiểu việc mở cửa sản xuất là vì sức ép của doanh nghiệp ngoại mà cái chính là để cứu lấy hàng vạn doanh nghiệp của chúng ta.
Để mở cửa sản xuất thì “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch bệnh Covid-19” là yếu tố tiên quyết. Ông có quan điểm như thế nào về chủ trương này?
PGS.TS Phạm Thế Anh: Chủ trương này là chính xác, vấn đề là hướng dẫn cụ thể như thế nào. Chúng tôi cho rằng các biện pháp thích ứng, chung sống an toàn với virus phải hài hòa, hợp lí, tăng quyền tự chủ và tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp. Điều quan trọng nữa là phải ban hành sớm, vì hiện giờ đã là quý IV rồi. Càng chậm ban hành bao nhiêu, nền kinh tế càng chịu thiệt hại bấy nhiêu. Và trong bối cảnh hướng dẫn chính thức chưa có, cần cho phép doanh nghiệp tự chủ. Chúng ta không thể bắt doanh nghiệp ngồi chờ tiếp được.
Chúng ta đã nói nhiều về việc mở cửa sản xuất để phục hồi trong quý IV. Nhưng với rất nhiều vấn đề và rủi ro, ông đánh giá thế nào về triển vọng phục hồi?
PGS.TS Phạm Thế Anh: Nền kinh tế 3 – 4 tháng qua như chiếc lò xo bị nén hết cỡ, khi được giải phóng, kỳ vọng sức bật có thể khá tốt. Người ta vẫn thường tin rằng sự hỗ trợ của Chính phủ đóng vai trò then chốt trong việc hồi phục kinh tế nhưng không phải. Thực tế, dù cố gắng tới đâu, các gói hỗ trợ của Chính phủ vẫn là hữu hạn, không thấm tháp gì với nhu cầu của nền kinh tế. Không có cách nào hay hơn là để nền kinh tế tự cứu lấy nó. Chính phủ chỉ cần mở cửa sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp tự sinh tồn được, đóng góp giá trị gia tăng và đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng. Tất nhiên, chúng tôi không phủ nhận vai trò của các gói hỗ trợ, nhất là hỗ trợ tài khóa, vì đó là điều rất cần thiết.
CPI bình quân 9 tháng chỉ tăng 1,82% so với cùng kỳ, là mức thấp nhất trong 5 năm qua, vậy chúng ta có thể an tâm về lạm phát không?
PGS.TS Phạm Thế Anh: CPI 9 tháng rất bất thường, lần đầu tiên tỷ lệ lạm phát của Việt Nam thấp hơn cả EU và Mỹ. Về mặt khách quan, đúng là sự đứt gãy sản xuất và lệnh giãn cách nghiêm ngặt đã làm giảm sức mua của người dân. Nhưng về chủ quan, chúng tôi cho rằng phương pháp thống kê chưa được tốt, có nhiều vấn đề, chưa phản ánh đúng diễn biến giá của nền kinh tế.
CPI 9 tháng thấp hoàn toàn không phải là tín hiệu tích cực, vì như trên đã nói, nó cho thấy sức mua của dân rất yếu ớt, còn áp lực lạm phát đang bị che mờ đi. Chúng ta thấy khi EU, Mỹ mở cửa, nhu cầu mua sắm tăng trở lại, lạm phát leo thang ngay. Nguồn cung bị đứt gãy mà nhu cầu tăng cao thì hàng hóa tất yếu tăng giá. Việt Nam cũng sẽ như vậy thôi. Đó là chưa nói các chi phí đầu vào sản xuất đang leo thang trong một thời gian dài. Ngân hàng Nhà nước rất tỉnh táo khi phát đi khuyến cáo: CPI thấp nhưng áp lực lạm phát trong tương lai rất lớn, không thể coi thường được.
Nói đến Ngân hàng Nhà nước, ông đánh giá thế nào về điều hành tiền tệ thời gian qua?
Thời gian qua, việc điều hành chính sách tiền tệ khá cẩn trọng. Ngân hàng Nhà nước hiểu rằng dư địa cho chính sách tiền tệ không có nhiều. Họ đối mặt không chỉ với sức ép lạm phát trong tương lai mà còn với sức ép của bong bóng giá tài sản, vốn đang xảy ra rồi, đặc biệt là ở thị trường bất động sản.
Doanh nghiệp đã không có nhu cầu vay vốn thì giảm lãi suất không có tác dụng gì cả. Ngược lại, việc hạ lãi suất càng gây khó cho huy động tiền gửi, có thể kích thích tiền chảy sang kênh tài sản khiến nguy cơ bong bóng giá tài sản lớn hơn.
Gần đây có ý tưởng gói hỗ trợ lãi suất khoảng 3.000 tỷ đồng, tương ứng dư nợ lên tới 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ các doanh nghiệp. Gói hỗ trợ này đang gây tranh cãi, quan điểm của ông như thế nào?
PGS.TS Phạm Thế Anh: Chúng tôi cho là không phù hợp, vì như vậy là đang bơm tiền ra nền kinh tế. Giai đoạn 2009- 2010, Chính phủ đã sử dụng biện pháp này và dẫn tới những hệ lụy rất lớn. Tiền được bơm ra chưa chắc đã chảy vào sản xuất mà rất dễ chảy sang kênh tài sản. Những doanh nghiệp yếu cần hỗ trợ chưa chắc tiếp cận được mà tín dụng có khi lại chủ yếu chảy vào các doanh nghiệp khỏe, không cần cứu trợ.
Ông đã khuyến nghị chính sách tiền tệ cẩn trọng, vậy chính sách tài khóa thì sao?
PGS.TS Phạm Thế Anh: Dư địa tài khóa của Việt Nam cũng không nhiều, đó là lí do Chính phủ không thể vung tay trong 2 năm qua. Các gói hỗ trợ cũng vì thế mà manh mún, chưa thực sự giúp ích nhiều cho doanh nghiệp, người dân, dù có độ bao phủ lớn và đa dạng. Tuy vậy, thời điểm này, chúng tôi cho rằng Chính phủ có thể chấp nhận mức thâm hụt ngân sách cao hơn để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân với mức thâm hụt có thể lên 6% – 7% GDP. Tất nhiên, càng thâm hụt cao thì càng gây rủi ro bất ổn vĩ mô, nhất là khi quy mô nợ công/thu ngân sách luôn cao một cách bền vững. Tạm thời có thể chấp nhận mức thâm hụt cao hơn bình thường, nhưng sau thời kỳ bệnh dịch phải nhanh chóng ổn định tài khóa trở lại để đảm bảo bền vững ngân sách và nợ công.
Khả năng vay quốc tế để có nguồn lực?
PGS.TS Phạm Thế Anh: Nhiều tổ chức tài chính quốc tế băn khoăn vì sao Việt Nam không vay của họ để mở rộng tài khóa. Nguyên do là tiền trong hệ thống ngân hàng rất nhiều, dư thừa. Ngân hàng không cho vay được thì đổ tiền sang mua trái phiếu chính phủ, đẩy mặt bằng lãi suất trái phiếu chính phủ xuống thấp, còn thấp hơn cả trái phiếu chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu trong nước quanh đi quẩn lại lại làm tăng cung tiền, khiến rủi ro lạm phát và bong bóng giá tài sản tăng lên. Chính phủ Việt Nam cũng có thể cn nhắc đi vay quốc tế.
Nhìn về triển vọng tăng trưởng năm nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo GDP có thể tăng 3% – 3,5%. Ông có bình luận gì về dự báo này?
PGS.TS Phạm Thế Anh: Con số này là một thách thức, nếu không muốn nói là bất khả thi. Với tình hình hiện nay, kinh tế mới bắt đầu rục rịch mở cửa, doanh nghiệp còn đang cầm chừng, tăng trưởng quý IV sẽ khó lòng đạt được mức cao, mà muốn cả năm đạt được 3,5%, quý IV phải tăng khoảng 8%. Chúng tôi cho rằng nếu quý IV các rào cản đối với sản xuất và lưu thông hàng hóa được gỡ bỏ thì tăng trưởng GDP trong kịch bản lạc quan có thể rơi vào khoảng 2% - 2,5%. Còn nếu quý IV không có tăng trưởng so với năm ngoái thì GDP cả năm 2021 có thể chỉ tăng khoảng 1%, thậm chí là âm nếu quý IV lặp lại vết xe đổ của quý III vừa rồi.
Ông có khuyến nghị gì đối với kế hoạch phục hồi kinh tế trong thời gian tới?
PGS.TS Phạm Thế Anh: Chúng tôi cho rằng vấn đề hàng đầu vẫn là đảm bảo an sinh xã hội để người lao động an tâm quay lại sản xuất. Doanh nghiệp cũng sẽ không làm được gì nếu không có người lao động. Việc sử dụng trợ cấp tiền mặt trực tiếp, ví dụ 30.000 tỷ đồng từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ cho người lao động, là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn.
Ngoài ra, việc thúc đẩy đầu tư công, nhất là các dự án lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, kích thích và lan tỏa đến nhiều ngành nghề khác, nên cần được chú trọng. Đồng thời, Chính phủ phải giữ cho được sự ổn định vĩ mô (lạm phát, lãi suất...) để tạo nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp hồi phục. Trong bối cảnh nhạy cảm, doanh nghiệp yếu như con tôm mới lột vỏ, nếu phải hứng chịu đòn lãi suất hay lạm phát tăng cao thì cơ hội phục hồi sẽ mỏng manh và nền kinh tế sẽ suy thoái trong thời gian dài.
THỰC HIỆN: ÁI CHÂU TỬ
THIẾT KẾ: ANH THƯ
ẢNH: TÁC GIẢ CUNG CẤP
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
(VNF) - Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), cùng VietnamFinance điểm tên những bóng hồng tiêu biểu trong ngành tài chính.
(VNF) - Được ca ngợi là “người hùng” khi đưa Haxaco thoát khỏi bờ vực phá sản và trở thành nhà phân phối Mercedes-Benz hàng đầu Việt Nam, nhưng với doanh nhân Đỗ Tiến Dũng, đó là điều ông chưa từng mong đợi. Giống như câu chuyện cười ông thường kể, tất cả chỉ vì bất đắc dĩ: bị đẩy vào thế khó và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiến lên.
(VNF) - Xây dựng được bản sắc văn hoá của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Thế nhưng, Tân Hiệp Phát đã làm được điều này và tạo dựng được nét riêng trong văn hoá doanh nghiệp bằng chính tinh thần "phụng sự xã hội" được nuôi dưỡng xuyên suốt 30 năm hình thành và phát triển.
(VNF) - Hiểu rằng việc gắn liền mục tiêu kinh doanh với kiến tạo giá trị bền vững cho cộng đồng là một bài toán khó, thế nhưng các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát, trong đó có Tân Hiệp Phát đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng lực sản xuất xanh.
ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi thụ hưởng các sản phẩm – dịch vụ trong hệ sinh thái thuận ích của Tập đoàn.
(VNF) - Khu công nghiệp Hòa Tâm là khu công nghiệp đa ngành, đầu tư các loại hình công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp gắn với việc phát huy lợi thế cảng biển, tập trung thu hút các ngành lọc hóa dầu, luyện kim, năng lượng.
(VNF) - Xuyên suốt quá trình gần 30 năm phát triển, hoạt động đồng hành với những hoàn cảnh khó khăn, phát huy nghĩa cử “tương thân, tương ái", “lá lành đùm lá rách" luôn được Công ty Tân Hiệp Phát chú trọng.
(VNF) - Khi nói đến AI, câu hỏi đầu tiên của nhiều lãnh đạo ngân hàng là “điều đó có giúp ngân hàng kiếm được nhiều tiền hơn không/ có giúp ngân hàng tiết kiệm được nhiều tiền không?. Tuy nhiên, chúng ta không thể khẳng định được điều đó một cách chắc chắn.
(VNF) - Để AI hoạt động hiệu quả, cần dữ liệu chất lượng cao và đa dạng. Tuy nhiên, việc thu thập, lưu trữ, và xử lý dữ liệu hiện đang có hạn chế về chất lượng và độ tin cậy. Việc xây dựng và duy trì hạ tầng công nghệ thông tin cần thiết cho AI cũng là một thách thức lớn, đòi hỏi đầu tư lớn về tài chính cũng như kỹ thuật.