Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tại hội nghị tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản sáng 17/2, Thống đốc cho biết Ngân hàng Nhà nước đã họp với 4 ngân hàng thương mại nhà nước và thống nhất dành một gói tín dụng cho lĩnh vực xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trị giá 120.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay cả người xây dựng và người mua nhà thấp hơn 1,5%-2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ.
Dù đánh giá cao gói hỗ trợ này, tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia pháp lý bất động sản cho rằng, để hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2023, giải pháp căn cơ là phải sửa đổi toàn diện Luật Nhà ở, trong đó chú trọng việc tạo lập quỹ đất, cơ chế ưu đãi, bố trí vốn và lựa chọn nhà đầu tư.
Tuy nhiên, Luật Nhà ở (sửa đổi) dự kiến thông qua vào cuối năm 2023 và tận tháng 7/2024 mới có hiệu lực. Do đó, Chính phủ cần sửa đổi Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội”, ông Đỉnh khuyến nghị.
“Nhà ở xã hội sẽ giúp giải cơn khát cho thị trường bất động sản. Muốn giải cứu thị trường bất động sản thì phải giải cứu cho bằng được nhà ở xã hội, vì nhà ở xã hội giải quyết nhu cầu thực, hầu như ko phải phân khúc để đầu tư/đầu cơ.
Liên quan đến việc phát triển nhà ở công nhân, Bộ Xây dựng cũng đề nghị Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia làm chủ đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân. Trước đó, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã đầu tư vào một số dự án và mong muốn làm chủ đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa cho phép vấn đề này.
TS Lê Bá Chí Nhân nhấn mạnh, phát triển nhà ở công nhân cũng góp phần để công nhân người yên tâm làm việc. Công nhân là mấu chốt thành công của doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp đóng thuế cho tỉnh, thu hút FDI. Do đó, địa phương cần phải lo vấn đề nhà ở cho công nhân. Đặc biệt sau thời gian COVID-19, công nhân phải di tản về quê đã bộc lộ rõ thêm những bất cập trong vấn đề này.
“Chúng ta có thể lấy một ví dụ, tỉnh Bình Dương chẳng hạn, họ đang dành qũy đất để xây dựng nhà ở giá thấp cho công nhân. Họ làm vậy cũng vì mục đích trên để thu hút được công nhân. Gần Bình Dương nhưng TP.HCM chưa làm tốt điều này”, ông Nhân nêu ví dụ.
“Tóm lại chính sách là đáng hoan nghênh và đúng với mong đợi của người dân. Tuy nhiên, cần xem xét để quy định cho phù hợp, cụ thể và giao chỉ tiêu năm nào hoàn thành. Có như vậy thì mới đạt được tiến độ chứ nếu chỉ chỉ đạo chung chung thì sẽ không thành công”, ông Nhân nói.
Chuyên gia kinh tế, TS Lê Bá Chí Nhân cho rằng, đây là động thái đáng mừng để thúc đẩy sự phát triển của nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Tuy nhiên, ông Nhân cho rằng, không phải có tiền là giải quyết được vấn đề, song hành với đó phải thêm nhiều giải pháp cấu trúc lại thị trường.
Theo ông Nhân, mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội từ nay đến 2030 không hề đơn giản. Bộ Xây dựng phải phối hợp với Bộ Tài nguyên – Môi trường và tất các các địa phương để giải quyết vấn đề quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội, “không thể nào một dự án nhà ở thương mại mà quy định 20% trong đó cho nhà ở xã hội, rất bất cập và không khả thi”.
Ngoài việc quy hoạch quỹ đất, ông Nhân cho rằng, cần có thêm nhiều chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, đơn giản về thủ tục pháp lý. “Chúng ta phải bỏ bớt những thủ tục pháp lý rườm rà đi. Hiện nay xin một giấy phép mất cả năm, chúng ta chỉ cần 2-3 tháng là cấp cho họ”.
Ngoài ra, theo ông Nhân cần phải miễn, giảm và giãn thuế cho chủ đầu tư. Ngoài ra, ngành ngân hàng cần tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận vốn với lãi suất thấp. Ví dụ Singapore lãi suất chỉ khoảng 2%.
Trước đó, tại hội nghị tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản sáng 17/2, trước đề xuất của Bộ Xây dựng về gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, Ngân hàng Nhà nước nhận thấy rằng việc có một gói tín dụng riêng cho lĩnh vực này là cần thiết, để tăng cung về nhà ở xã hội, giúp giảm mất cân đối với thị trường bất động sản.
"Nhưng nguồn vốn từ đâu cũng phải cân nhắc, tức là với nguồn vốn từ tái cấp vốn, là cung ứng tiền ra với thời gian dài hạn, có thể làm giảm tính linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ. Vì vậy, cần tính toán nguồn vốn tổng thể trên cơ sở chính sách tiền tệ cũng đang thực hiện nhiều chỉ đạo của Chính phủ về tái cơ cấu như tái cơ cấu ngân hàng 0 đồng… và ở các lĩnh vực, các ngành kinh tế khác", Thống đốc cho hay.
Thống đốc cũng cho biết Ngân hàng Nhà nước đã họp với 4 ngân hàng thương mại. Tại cuộc họp, các ngân hàng thương mại cũng thống nhất dành một gói tín dụng cho lĩnh vực này trị giá 120.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay cả người xây dựng và người mua nhà thấp hơn 1,5%-2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ.
Ngân hàng Nhà nước sẽ giao đơn vị theo dõi, tổ chức, triển khai chương trình này. "Chúng tôi sẽ thông báo cho các ngân hàng khác nếu các ngân hàng khác tham gia thì gói này có thể sẽ được nhiều hơn", bà Nguyễn Thị Hồng nói và cho hay trong quá trình triển khai, nếu các ngân hàng tham gia mà bị thiếu hụt về thanh khoản thì Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng tái cấp vốn cho để triển khai tiếp.
Về lãi suất, Ngân hàng Nhà nước đang cố gắng điều hành, điều tiết tiền tệ, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động để làm sao cố gắng giảm mặt bằng lãi suất.
"Về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chúng tôi thấy nhiều ý kiến, đó là Bộ Xây dựng cần rà soát tất cả các dự án, xem dự án nào mang tính đầu cơ, dự án gắn với sản xuất kinh doanh, gắn với thương mại và dịch vụ, thì sẽ có ứng xử và giải pháp tháo gỡ riêng. Chúng tôi sẽ chỉ đạo tổ chức tín dụng tiếp tục làm việc doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường này", Thống đốc nêu rõ.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.