'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chiều 8/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình và Đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Kiên Giang về Đề án xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc.
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng cho biết: Đề án xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc là kết quả của một quá trình chỉ đạo và thực hiện hơn 8 năm qua của Bộ Chính trị, Chính phủ, các bộ, ngành và tỉnh Kiên Giang; mới đây nhất là Thông báo Kết luận số 21-TB/TW ngày 22/3/2017 của Bộ Chính trị về các đề án xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Trên cơ sở đó, tỉnh Kiên Giang xác định sẽ xây dựng Đề án về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc theo mô hình phát triển kinh tế hướng ngoại, độ mở cao; Nhà nước ít can thiệp vào thị trường, vận hành theo nguyên tắc thị trường là chính, có cơ chế, chính sách đột phá về kinh tế.
Theo đó, sẽ phát triển Phú Quốc với trụ cột chính là công nghiệp giải trí, du lịch, nghỉ dưỡng, dịch vụ tài chính-ngân hàng và kinh tế biển bằng các chính sách ưu đãi đặc biệt, vượt trội, đủ sức cạnh tranh quốc tế.
Mô hình tổ chức chính quyền đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc cũng được tổ chức cho phù hợp với đặc thù của Phú Quốc theo mô hình chính quyền đô thị một cấp, theo hướng tinh gọn, hiệu quả, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.
Về các giải pháp thực hiện, tỉnh Kiên Giang cho biết sẽ thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh do Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng Ban để chỉ đạo quyết liệt, toàn diện, hiệu quả việc xây dựng Đề án đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc.
Tỉnh sẽ xây dựng thể chế và hành lang pháp lý, chủ động rà soát thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, trung tâm dịch vụ hành chính công; huy động các nguồn lực tài chính khoảng gần 40 tỷ USD từ nay đến năm 2030; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, làm chủ khoa học-công nghệ và bảo vệ môi trường; chính sách ưu đãi thuế; chính sách thu hút nguồn nhân lực; chính sách về an sinh xã hội; chính sách về bất động sản; chính sách về xuất nhập cảnh, cư trú, hoạt động của người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; bảo đảm an ninh quốc phòng, nâng cao hiệu quả đối ngoại…
Theo Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc cần xây dựng một bộ máy chính quyền hiện đại, gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả, được phân cấp mạnh về thẩm quyền trong quản lý; thiết lập các thể chế hành chính, đầu tư, thương mại theo chuẩn mực quốc tế, đủ sức cạnh tranh với các mô hình tương tự trong khu vực và trên thế giới.
Trong dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, phải tính đến đặc thù của từng đơn vị trong đó có Phú Quốc; các nội dung cơ chế, chính sách ưu đãi về kinh tế-xã hội phải được quy định trong luật và bảo đảm tính vượt trội, đủ sức cạnh tranh với khu vực và quốc tế.
Về nguyên tắc, việc xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có ranh giới địa lý xác định nên có thể mạnh dạn cho phép thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù, mới, có tính đột phá về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trên cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Vẫn theo Phó Thủ tướng Thường trực, phát triển đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thì phải có cơ chế đặc biệt và chính sách để tạo ra tính đặc biệt của đơn vị này.
Muốn vậy, Phú Quốc cần tiếp tục phát triển mạnh về hạ tầng, đào tạo và thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, cải cách hành chính thông thoáng. Cụ thể như cơ chế thu hút nhân tài phải đủ mạnh về lương bổng, bảo hiểm, an sinh xã hội, đặc biệt cơ chế về thuế phải thực sự ưu đãi, vượt trội, thông thoáng để thu hút nhà đầu tư chiến lược vào đầu tư tại Phú Quốc.
Bên cạnh đó, xác định quy hoạch phát triển đúng tạo sự phát triển mạnh mẽ, kết hợp với sự lựa chọn ngành nghề phù hợp và xác định những lợi thế cạnh tranh với các nước xung quanh để Phú Quốc phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa.
"Chúng ta cần có đánh giá, phân tích hết sức kỹ lưỡng các đề xuất chính sách, hình thành các luận cứ khoa học, thuyết phục, có tính thực tiễn cao, làm cơ sở cho việc tiếp tục hoàn thiện Đề án xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc và xây dựng dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt", Phó Thủ tướng lưu ý.
Hiện nay, Chính phủ đã có Tờ trình Quốc hội đề nghị bổ sung dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt vào Chương trình xây dựng Luật năm 2017 để Quốc hội xem xét, thảo luận.
Số liệu thống kê cho thấy Phú Quốc có diện tích tự nhiên 58.927 ha với 10 đơn vị hành chính cấp xã, dân số tính đến 31/12/2105 là 101.832 người. Kinh tế Phú Quốc đạt tốc độ tăng trưởng 25%/năm liên tục trong 10 năm gần đây, nhất là khu vực dịch vụ (chiếm 66% trong cơ cấu GDP).
Năm 2016, huyện đảo này đã thu hút 1 triệu khách du lịch. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 2.402 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên 138 triệu đồng/người/năm.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.